Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (727 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (494 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (81 bài viết)
  • Sản phẩm mới (218 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (552 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (155 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (126 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (182 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (71 bài viết)
  • Cùng Học (98 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (74 bài viết)
  • School@net 15 năm (153 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (123 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (360 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1209 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1033 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (276 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (181 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8222 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
    
     
    Giỏ hàng

    Xem giỏ hàng


    Giỏ hàng chưa có sản phẩm

     
    Bản đồ lưu lượng truy cập website
    Locations of visitors to this page
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 10
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 10
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 93415353 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Nhà chí sĩ Huỳnh Thúc Kháng: Học để làm người

    Ngày gửi bài: 20/06/2007
    Số lượt đọc: 3112

    Theo cụ Huỳnh Thúc Kháng: Cái trường học để "làm người" đó tức là cái cõi đời ta vậy. Bao nhiêu sự khốn khó ở đời, bao nhiêu sự kinh nghiệm người trước để lại đều là những bài dạy cho ta. "Làm người" ở đời đã khó như trên đã nói, thì "học làm người" chắc không phải chuyện dễ"...

    Năm nay, lễ dâng hương tưởng niệm 60 năm ngày mất của Cụ Minh Viên Huỳnh Thúc Kháng (1876 - 1947) đã được tổ chức long trọng sáng 21/4 tại đỉnh núi Thiến Ấn (Quảng Ngãi), nơi đặt di tích mộ của nhà chí sĩ yêu nước. 60 năm trước, khi hay tin Cụ Huỳnh qua đời trên đường đi công tác, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết đầy xúc động:
    "Cụ Huỳnh là một người học hành rất rộng, chí khí rất bền, đạo đức rất cao. Vì lòng yêu nước mà trước đây Cụ bị bọn thực dân làm tội, đày ra Côn Đảo mười mấy năm trường, gian nan cực khổ. Nhưng lòng son dạ sắt, yêu nước thương nòi của Cụ chẳng những không sờn, lại thêm cương quyết. Cụ Huỳnh là người giàu sang không làm xiêu lòng, nghèo khổ không làm nản chí, oai vũ không làm sờn gan. Cả đời Cụ không cần danh vị, không cần lợi lộc, không thèm giàu sang. Cả đời Cụ Huỳnh chỉ phấn đấu cho dân được tự do, nước được độc lập".
    Sinh ra trên mảnh đất "Quảng Nam hay cãi", Cụ suốt đời trung trinh gìn giữ tiết tháo của một nhà nho chân chính chỉ biết lấy lợi quyền của người lao động là mục tiêu hành sự. Nhà nghèo nhưng thông minh, lại cần cù, chăm chỉ, nên Cụ thi đỗ cao từ khá sớm: 24 tuổi đỗ đầu kỳ thi Hương (giải nguyên); 28 tuổi đỗ đầu kỳ thi Hội (hội nguyên). Cụ cùng với Trần Quý Cáp, Nguyễn Đình Hiến và Phạm Liệu được truyền tụng là "tứ hổ" của tỉnh "chưa mưa đã thấm" thời đó vì tài cao và học rộng...
    Là một trí thức luôn ưu thời mẫn thế, Cụ Huỳnh không bao giờ lảng tránh thời cuộc. Ngay khi còn đầu xanh, Minh Viên Huỳnh Thúc Kháng đã tham gia phong trào Duy Tân năng nổ tới mức bị chính quyền thực dân Pháp đày ra Côn Đảo suốt từ năm 1908 tới năm 1921. Thoát vòng lao lý, mặc dù nhận thức được rất rõ ràng những mối hiểm nguy của con đường đấu tranh công khai với cường quyền, Minh Viên Huỳnh Thúc Kháng vẫn không chịu bó tay trên cương vị Viện trưởng Viện Dân biểu Trung Kỳ, vẫn trước sau như một giữ thái độ khảng khái vì dân, vì nước.
    Trước sau như một, Minh Viên Huỳnh Thúc Kháng chỉ ham chuộng ánh sáng của nghĩa khí, trí tuệ và học vấn. Trong một bài đăng trên Báo "Tiếng dân" mà Cụ đã lập ra, Cụ viết: "Có một câu vắn tắt mà có thể bao quát được toàn thể và công dụng của sự học là: Học để làm người!".
    Cụ lý giải: "Cái học làm người này, nói về học khóa cần thiết thì người thông thường ai cũng có thể theo sức lực cùng bản năng của mình mà làm hết phận sự; mà nói đến chỗ cao điệu thì dầu thánh hiền hào kiệt cũng không ai dám tự phụ, rằng đã làm được hoàn toàn cực điểm. Bởi vì, đã làm "người" thì ai cũng là người, mà nói đến sự làm người thì rất là mênh mông mà không có hạn lượng. Trăm năm ngắn ngủi, trẻ, lớn, già, chết không cái gì mới lạ.
    Song kẻ thì thánh hiền hào kiệt, kẻ thì ngu tiện dung phàm; người thì có công với nhân loại, muôn đời ai cũng hinh hương, người lại hại giống hại nòi, trăm miệng cũng đều thóa mạ. Không những thế mà thôi, làm một người về thời đại cổ, và làm một người ở thời đại nay khác nhau; làm người ở nước giàu mạnh với làm người ở nước hèn yếu khác nhau, suy ra đối với nước nhà mình và đối với nhân loại chung, nên làm người thế nào. Cảnh địa của người trăm chiều không đồng nhau thì cái cách làm người cho xứng đáng thích hợp cũng không phải cùng một cách.
    Những chuyện mấy bậc vĩ nhân Đông Tây xưa nay, biết bao nhiêu điều đủ làm gương cho người sau học theo mà người nào cũng có chân tướng người nấy, mỗi người dạy cho người sau một việc; bắt chước được một việc thì dầu ai đọc thuộc trăm nghìn quyển sách cũng chẳng hơn chi.
    Cái trường học để "làm người" đó tức là cái cõi đời ta vậy. Bao nhiêu sự khốn khó ở đời, bao nhiêu sự kinh nghiệm người trước để lại đều là những bài dạy cho ta. "Làm người" ở đời đã khó như trên đã nói, thì "học làm người" chắc không phải chuyện dễ".
    Tây Hồ Phan Chu Trinh từng viết tặng Cụ Huỳnh: "Khách lai vô thoại chỉ đam thư" (Khách đến không nói chỉ mê sách). Bản thân Cụ Huỳnh cũng có lần thổ lộ: "Tôi, một anh học trò gốc sinh trưởng nhà nông nghèo trong thôn quê, đã là cái hoàn cảnh phác dã, thô vụng, khô khan, quê kệch, gia dĩ đặc tính trời phú ham mê về sự học, nửa đời người tôi, ngoài cái văn thơ sách vở ra, gần như không có gì gọi là "mỹ cảm".
    Bởi vậy, trong bạn lứa anh em đồng thời với tôi... thường có lời nhạo tôi là "lão phác" vì không biết bốn cái hứng thú mà làng văn thích ngoạn thưởng:
    1. Không biết uống rượu.
    2. Không biết chơi hoa.
    3. Không biết ngắm sắc.
    4. Không biết thưởng sơn thủy".
    Khi Cách mạng Mùa thu năm 1945 thành công, Cụ Huỳnh đã hân hoan viết: "Sướng ơi là sướng! Thoát thân nô mà làm chủ nhân ông. Vui thật là vui! Đổi quyền vua làm dân quốc mới". Mặc dù biết mình không hẳn đã nhận thức được hết những tư tưởng mà những người cộng sản truyền bá ở Việt Nam nhưng Cụ Huỳnh đã hiểu rõ ý nghĩa của Cách mạng Tháng Tám. Trong lễ kỷ niệm lần thứ 5 ngày Cụ Phan Bội Châu tạ thế (29/10/1945) ở Huế, Cụ Huỳnh nói:
    "Ất Dậu trước đến Ất Dậu này thực khác xa. Trước là kinh thành thất thủ, là mất nước; nay là cách mạng, là giải phóng...".
    Trước sau như một, Cụ Huỳnh vẫn chủ trương đại đoàn kết quốc dân cho sự nghiệp bảo vệ nền độc lập tự do của Tổ quốc, xung quanh biểu tượng ái quốc là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trước khi qua đời, trong những lời trối trăng với đại diện các đảng phái, Cụ Huỳnh đã viết: "Chủ nghĩa gì cũng chẳng nên trò, nếu còn là dân nô lệ. Mong anh em hãy thực hiện ngay đại đoàn kết xung quanh Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị anh hùng xuất chúng, vị anh hùng của dân tộc...".
    Hiểu rõ tâm sự của Cụ Huỳnh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mời Cụ Huỳnh ra Hà Nội tham gia chính quyền mới. Vốn mến mộ danh tiếng nhà cách mạng Nguyễn Ái Quốc, Cụ Huỳnh dù tuổi đã cao nhưng vẫn đồng ý ra Bắc, dù chỉ để gặp mặt người yêu nước tri kỷ mà mình đã mến mộ từ lâu chứ chưa định ngồi vào vị trí nào trong chính quyền mới. Và nhận rõ thời điểm "quốc gia hữu sự", Cụ Huỳnh đã đồng ý làm người lãnh đạo chính thức của Bộ Nội vụ (tiền thân của Bộ Công an) trong Chính phủ liên hiệp kháng chiến do Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo. Cụ cũng nhận lời làm Chủ tịch Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam. Năm 1947, tới Quảng Ngãi, không may Cụ bị ốm và qua đời tại đó. Trước phút lâm chung, Cụ đã gửi điện cho Bác Hồ với những lời gan ruột:
    "Tôi bệnh nặng chắc không qua khỏi. Bốn mươi năm ôm ấp độc lập và dân chủ, nay nước đã được độc lập, chế độ dân chủ đã thực hiện, thế là tôi chết hả. Chỉ tiếc không được gặp Cụ lần cuối cùng. Chúc Cụ sống lâu để dìu dắt quốc dân lên đường vinh quang hạnh phúc. Chào vĩnh quyết"...
    Minh Viên Huỳnh Thúc Kháng từng rất tâm đắc với câu danh ngôn của nhà bác học Pháp Pasteur: "Đạo lý vẫn không có quê hương, mà nhà học giả phải có một cái quê hương". Cụ đã sống và làm việc cả đời cho quê hương Việt Nam, cho đồng bào mình. Tấm gương sáng của nhà nho tiết tháo, thức thời và luôn tận tụy với quyền lợi của người dân, với "Tiếng dân" Huỳnh Thúc Kháng sẽ còn sáng soi nhiều năm nữa với các thế hệ hậu sinh.
    Nguồn: http://www.chungta.com/Desktop.aspx/ChungTa-SuyNgam/Suy-ngam/
    Nha_chi_si_Huynh_Thuc_Khang/
    Công an nhân dân, 28/04/2007

    Đinh Ngọc Vân (Theo chungta.com)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.