Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (727 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (494 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (81 bài viết)
  • Sản phẩm mới (218 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (552 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (155 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (126 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (182 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (71 bài viết)
  • Cùng Học (98 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (74 bài viết)
  • School@net 15 năm (153 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (123 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (360 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1209 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1033 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (276 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (181 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8222 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
    
     
    Giỏ hàng

    Xem giỏ hàng


    Giỏ hàng chưa có sản phẩm

     
    Bản đồ lưu lượng truy cập website
    Locations of visitors to this page
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 4
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 4
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 93335014 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    NGHIÊN CỨU VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐẲNG CẤP QUỐC TẾ: NHỮNG QUAN ĐIỂM VÀ CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG XẾP HẠNG

    Ngày gửi bài: 28/06/2007
    Số lượt đọc: 5351

    Ngô Văn Quyết - Học viện Kỹ thuật Quân sự - Tel.069.515.547 hoặc 7.541.575 - quyetnv@lqdtu.edu.net
    Lời Toà soạn : Vấn đề xây dựng trường Đại học đẳng cấp quốc tế đã được bàn tới từ Tháng 6/2005- thời điểm Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải đã thăm chính thức hợp chủng quốc hoa kỳ. Tháng 6/200,7 Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, trong chuyến thăm chính thức Hợp chủng quốc Hoa kỳ nhắc lại vấn đề này tại Hội thảo Giáo dục Việt nam tổ chức tại NewYork NewSchool. Nhằm góp phần tìm hiểu thêm vấn đề này, chúng tôi xin công bố bài viết của PGS.TS Ngô Văn Quyết để bạn đọc có thêm thông tin tìm hiểu.

    1. Những quan điểm về trường đại học đẳng cấp quốc tế (ĐHĐCQT);
    2. Những chỉ tiêu chất lượng dùng để xếp hạng các trường đại học trên thế giới;
    3. Các trường đại học Việt nam nhìn từ góc độ các chỉ tiêu chất lượng xếp hạng
    Báo cáo nhằm góp phần cung cấp các thông tin khoa học xung quanh việc xây dung trường ĐHĐCQT ở Việt Nam trong thế kỷ 21.

    I. ĐẶT VẤN ĐỀ


    1. Mục đích nghiên cứu:
    Theo các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt cứ mỗi kỳ Quốc hội họp, đã xuất hiện nhiều vấn đề bất cập trong nền giáo dục của nước nhà. Bộ Giáo dục và Đào tạo của nước ta đã có rất nhiều Dự án Giáo dục, rất nhiều các Chương trình nhằm chấn hưng nền giáo dục, trước hết là giáo dục đại học và sau đại học. Một số chuyên gia đã không ít lần phê phán những vấn đề về đào tạo sau đại học, đào tạo nhân tài cho đất nước trên các Hội thảo khoa học [5] hoặc những bài viết chuyên biệt được đăng tải trên mạng [3,4]. Từ tháng 10/2005, nhà nước ta lại có chủ trương xây dựng trường đại học đăng cấp quốc tế cả trong khu vực công lập và cả trong lĩnh vực ngoài công lập [11]. Nhằm góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề trên, chúng tôi tiến hành việc nghiên cứu này theo các mục đích cụ thể khiêm tốn như sau:
    - Tìm hiểu: nền giáo dục của thế giới hiện nay ra sao? Nền giáo dục của Việt Nam ra sao?
    - Những chỉ tiêu nào đánh giá chất lượng đào tạo của một nhà trường đại học?
    - Có thể kiến nghị được gì trong việc hoàn thiện chương trình đào tạo ở bậc đại học và cao học một số chuyên ngành có gốc ngành cơ khí trong khi nền giáo dục nước nhà đang trên đường hội nhập khu vực và quốc tế và chúng ta đang có khát vọng thành lập những trường đại học đẳng cấp quốc tế?
    2. Nội dung nghiên cứu:
    - Tình hình chung về giáo dục đại học ở các châu lục trong giai đoạn hiện nay;
    - Những trường đại học danh tiếng trên thế giới hiện nay;
    - Những tiêu chí xếp loại chất lượng đào tạo của một nhà trường đại học;
    - Hiện trạng giáo dục đại học của Việt Nam;
    - Chương trình đào tạo đại học của một số ngành có chung gốc ngành cơ khí;
    - Thử đề xuất phương án nhằm hoàn thiện chương trình đào tạo một số chuyên ngành có gốc ngành cơ khí với Nhà nước (Bộ Giáo dục và Đào tạo) và với riêng Học viện Kỹ thuật Quân sự (Bộ Quốc phòng)
    3. Phương pháp nghiên cứu:
    - Dựa vào các văn bản pháp luật về giáo dục của Nhà nước; Các chương trình , Dự án giáo dục đã công bố của Bộ giáo dục và đào tạo;
    - Các trang web của các trường đại học trong nước; Các trang web có liên quan tới giáo dục;
    - Các thông tin về các trường đại học trên thế giới;
    - Các số liệu thống kê của FAO; UNESCO;
    - Thông tin của các tổ chức nghiên cứu về giáo dục không vụ lợi;
    - Công cụ xác suất thống kê xử lí số liệu khi cần thiết; Ngoài ra, chúng tôi căn cứ vào các bài viết của: các chuyên gia, các nhà k
    hoa học, các nhà quản lí giáo dục… đã công bố trên các báo Giáo dục và thời đại; Báo QĐND chủ nhật; Báo Tuổi trẻ; Báo Sài gòn Giải phóng; Báo Lao động…, các trang web có liên quan. Nghĩa là chúng tôi dùng phương pháp thu thập thông tin khoa học chính thống trên các phương tiện thông tin đại chúng ở trong nước và ở nước ngoài, xử lý thông tin theo phương pháp thống kê toán học.
    4. Phương pháp công bố kết quả:
    - Việc nghiên cứu giáo dục đại học Việt nam và giáo dục đại học thế giới là việc làm đòi hỏi có chương trình nghiên cứu dài hơi, bài bản đòi hỏi nhiều thời gian, công sức và tiền của với một thái độ đầy trách nhiệm trước Tổ quốc và dân tộc và phải theo một thái độ khoa học, nhìn thẳng vào sự thật và phải đưa ra được những ý kiến, những giải pháp có giá trị;
    - Trong báo cáo này, chúng tôi chỉ xin phép công bố những nội dung thuộc chủ đề “Nghiên cứu về trường đại học đẳng cấp quốc tế : những quan điểm và chỉ tiêu chất lượng xếp hạng” mà thôi.

    II. NHỮNG CHỈ TIÊU XẾP LOẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC DANH TIẾN TRÊN THẾ GIỚI


    1. Những cơ quan, tổ chức nghiên cứu xếp loại. Trên thế giới có các cơ quan, tổ chức sau chuyên nghiên cứu về giáo dục toàn cầu và đã xếp hạng các trường đại học trên tất cả các châu lục. Đó là:
    - Christina DêMello’s , nghiên cứu về các trường đại học và Cao đẳng trên thế giới. Năm 1997, trang web của họ ngừng hoạt động. Tiếp theo là Hiệp hội Quốc tế Các trường Đại học (IAU) kế thừa các kết quả nghiên cứu của Millor, do tác giả Klaus Fôrster đảm trách;
    - Shanghai Jiaotong Univesity tiến hành nghiên cứu và xếp hạng các trường Đại học trên phạm vi toàn cầu.
    Từ ngày 16 đến 18 tháng Bảy năm 2005, Hội nghị quốc tế lần thứ nhất về đẳng cấp quốc tế các trường đại học (WCU-1) đã được tổ chức ở Shanghai. Những chủ đề chính của Hội nghị gồm có:
    * Định nghĩa và những đặc trưng về các trường đại học đẳng cấp thế giới (ĐHĐCQT);
    * Chỉ tiêu đánh giá và thang giá trị so sánh các trường đại học đẳng cấp thế giới;
    * Phương pháp luận và những vấn đề xếp hạng các trường đẳng cấp thế giới;
    * Tác động của việc xếp loại đẳng cấp thế giới đến việc lãnh đạo, quản lý nhà trường và các chính sách chung;
    * Những chuẩn mực cần thiết để một trường đại học được xếp loại đẳng cấp thế giới;
    * Những nhiệm vụ của việc xây dựng các trường đẳng cấp quốc tế trong các nước phát triển…
    Tất cả những thông tin trên cho thấy rằng, ngày nay chiến lược giáo dục mang tính toàn cầu. Tư tưởng toàn cầu hoá đã mang các nền giáo dục xích lại gần nhau hơn. Thông qua việc nghiên cứu tình hình giáo dục của tất cả các nước trên toàn thế giới, bước đầu giúp cho các nước phát triển, các nước đang phát triển và cả các nước chậm phát triển những thông tin cần thiết dể họ hoạch định và điều chỉnh chiến lược phát triển giáo dục của chính nước mình. Một hoạt động nghiên cứu không hề vụ lợi mang tính toàn cầu như vậy, đã đặt ra những nhiệm vụ vô cùng to lớn và rất nặng nề cho IAU.
    2. Những chỉ tiêu chất lượng xếp loại. Theo [1,2] , có 4 chỉ tiêu cơ bản sau, như trong bảng 1
    Bảng 1

    Số tt Chỉ tiêu Độ đo Tỷ trọng
    1

    Chất lượng

    giáo dục
    Các cựu học sinh của nhà trường giành được các giải Nobel* và các Huân chương (Medal) trong các lĩnh vực chuyên môn Alumni 10%
    2

    Chất lượng

    các khoa
    Đội ngũ cán bộ nhà trường giành đượccác giải thưởng Nobel và các Huân chương (Medals) trong các lĩnh vực chuyên môn Award 20%
    Các nhà nghiên cứu có trình độ cao thuộc 21 ngành rộng HiCi 20%
    3

    Kết xuất

    nghiên cứu
    Các bài báo được công bố thuộc lĩnh vực Tự nhiên và Khoa học N&S 20%
    Các bài báo về khoa học, công nghệ, về khoa học Xã hội, Nhân văn và Nghệ thuật không ngừng được trích dẫn SCI 20%
    4 Tầm cỡ trường đại học Trường đại học to, lớn Size 10%
    Tổng cộng 100%

    * Trong các chỉ tiêu trên lại có tỷ trọng riêng. Ví dục các cựu học sinh của nhà trường có trình độ từ cử nhân trở lên, thạc sĩ, tiến sĩ khi được giải thưởng Nobel nhiều lần cũng chỉ được tính một lần gần nhất. Nếu chỉ giành được 01 lần thì lại phân theo tỷ trọng thời gian như sau:từ 1991-2000:90%; từ 1981-1990: 80%; từ 1971-1980:10%.. nghĩa là thời gian càng gần với lúc cập nhật tính điểm tỷ trọng càng cao. Số lượng bài báo và tần số trích dẫn : chỉ tính trong vòng 5 năm gần nhất…
    Sự đánh giá, vẻ vang, tự hào khi một trường đại học được xếp hạng vào danh sách những trường mang tên ĐHĐCQT: Dưới đây là một số ví dụ
    Ngày 17 tháng 11/2005, trường Đại học Công nghệ Michigan (MIT -Hoa kỳ) đã ký kết với Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt nam về việc cho phép sử dụng toàn bộ học liệu của nhà trường tại trang web http:/www.mit.ocwuvn.org , nhưng mới chỉ đó hơn một tháng trước đó, ngày 03 tháng 10/2005, trường này mới được xếp vào danh sách 500 trường đại học đẳng cấp quốc tế. Họ coi đó là một điều vô cùng vinh dự, vì nhà trường được sánh vai với các trường đại học danh tiếng khác như Harvarrd, Oxford, Cambridge…Đúng như Ông Glenn Mroz , chủ tịch nhà trường nói :” Điều đó khẳng định chất lượng của đội ngũ các khoa của chúng tôi và đã đặt chúng tôi vào vị trí đơn vị tuyệt vời!” (Oct. 3, 2005--Michigan Tech has been listed among the top 500 universities in the world by Shanghai Jiaotong University. President Glenn Mroz said. "This underscores the quality of our faculty and puts us in very good company.").
    Ngày 28 tháng 10 năm 2005, trường Đại học Nanyang của Singgapoo, kỷ niệm 50 ngày thành lập, lần thứ 2 được xếp hạng trong top 200 các trường ĐHĐCQT, ở vị trí thứ 48, đã đem lại niềm tự hào, vinh dự cho nhà trường biết bao!
    3. Tổng quan kết quả nghiên cứu xếp loại các trường ĐH trên thế giới vào cuối tháng 6/2006.
    Theo kết quả chúng tôi có được, tới cuối tháng 6/2006, đã có 7.304 các trường đại học trong 182 nước trên thế giới được khảo sát, nghiên cứu và xếp hạng [1]. (Tới tháng 8/2006, đã có 8300 trường Đại học của 194 nước có thông tin để được xếp hạng!) Chúng tôi muốn trình bày tổng quan về kết quả nghiên cứu của [1] trên hai bình diện sau đây:
    - Trên bình diện toàn cầu: Việc nghiên cứu, xếp loại theo các chỉ tiêu nêu trong bảng 1 được phân thành từng Châu lục; từng quốc gia; có thể được thông tin theo tên mỗi quốc gia; hoặc theo nhóm trường với trình tự Alphabetes từ A đến Z. Từ hơn 7000 trường đại học tuyển chọn được 500 trường (top 500 universities), sau đó lại xếp loại theo tổng số điểm từ cao tới thấp. Kết quả được chỉ rõ trong bảng 2 và bảng 3
    Kết quả nghiên cứu xếp hạng theo Châu lục (Vùng)

    Bảng 2
    Số thứ tự Region ,Vùng Top 20 Top 100 Top 200 Top 300 Top 400

    Top 500

    1

    North and Latin America

    Bắc Mỹ & Châu Mỹ Latin

    17 57 100 140 165 198
    2

    Europe

    Châu Âu

    2 35 79 123 168 205
    3

    Asia/Pacific/ Châu Á/Thái Bình Dương

    1 8 23 36 65 93
    4 Africa, Châu Phi 1 2 4
    Tổng cộng 20 100 202 300 400 500

    Để có cái nhìn tổng quát, dưới đây đưa ra bức tranh phác hoạ. Theo các chỉ tiêu trong bảng 1, trong top 20 trường đại học đẳng cấp quốc tế thì: đại học Harvard (Hoa kỳ: có 17 trường) xếp thứ nhất cung với đại học Cambridge của Anh; Orxford (Anh, có 2 trường), xếp thứ 2 ; Đại học tổng hợp Tokyo (Nhật bản chỉ có 1 trường) xếp thứ 20.
    Trường đại học quốc gia Moscou mang tên Lômonoxốp của Nga xếp thứ 67 trong top thứ 100 mà thôi!
    -Trên bình diện châu Á:
    Ở châu Á, các nước sau đây có các trường đại học được liệt kê trong các trường có đủ điều kiện chỉ tiêu trong bảng 1: Nhật Bản (34 trường); Ốttrâylia (12 trường); Singapo (2 trường); Hàn quốc (8 trường); Trung quốc (Hồng công; Đài loan; Lục địa) (5/5/8 trường); Israel (7 trường); New Zealand (5 trường); Ấn độ (3 trường); Thổ nhĩ kỳ (2 trường)…
    Trường Đại học Tokyo của Nhật Bản đứng thứ 20 trong top 100; Đại học Melbourne của Ốttrâylia đứng thứ 82 trong top 100; Đại học Quốc gia Singapo và Đại học Quốc gia Seoul đứng thứ 152 trong top 200; Đại học Thanh Hoa Trung Quốc đứng thứ 202 trong top 300; Đại học Bắc Kinh đứng thứ 300 trong top 300; Đại học Khoa học tự nhiên Ấn Độ đứng thứ 400; Đại học Victoria Wellinton của New Zealand đứng thứ 500 trong top 500…

    Kết quả nghiên cứu xếp hạng theoQuốc gia [1]
    Bảng 3
    Số TT Quốc gia Tốp 20 Tốp 100 Tốp 200 Tốp 300 Tốp 400 Tốp 500
    1 USA Hoa kỳ 17 53 90 119 140 168
    2 UK, Anh 2 11 19 30 36 40
    3 Japan 1 5 9 13 24 34
    4 Germany 5 16 23 33 40
    5 Canada 4 8 17 19 23
    6 France 4 8 13 19 21
    7 Sweden 4 5 9 11 11
    8 Switzerland 3 6 6 7 8
    9 Netherlands 2 7 9 11 12
    10 Australia 2 6 9 10 14
    11 Italy 1 5 9 18 23
    12 Israel 1 4 4 6 7
    13 Denmark 1 3 4 4 5
    14 Austria 1 1 2 4 6
    15 Norway 1 1 2 3 4
    16 Finland 1 1 2 2 5
    17 Russia 1 1 1 2 2
    18 Belgium 4 6 6 7
    19 China 2 6 15 18
    20 Spain 2 3 4 9
    21 South Korea 1 2 5 9
    22 Brazil 1 2 3 4
    23 Singapore 1 1 2 2
    24 Mexico 1 1 1 1
    25 New Zealand 1 2 5
    26 South Africa 1 2 4
    27 Hungary 1 2 2
    28 Greece 1 2 2
    29 Ireland 1 1 3
    30 Argentina 1 1 1
    31 Czech 1 1 1
    32 Poland 2 3
    33 India 1 3
    34 Chile 1 1
    35 Turkey 2
    36 Portugal 1
    Tổng số 36 quốc gia 20 100 200 300 400 500

    Tuy nhiên tất cả những trường đại học kể trên đều nằm trong top 100 của Châu Á.
    Qua các bảng 2 và bảng 3, giúp chúng ta một cách nhìn tổng quát hơn về việc: chúng ta nên cử những người đi học tập, đi tu nghiệp ở các trường nào, thuộc nước nào sẽ có lợi về mặt khoa học và công nghệ.
    -Trên bình diện Việt nam:
    Ở Việt nam, theo số liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tới năm 2006 cả nước ta có 130 trường Đại học (Quốc lập, Dân lập, Cộng Đồng, Tư thục…), nhưng năm 2003, mới chỉ khảo sát được 74 trường Đại học [3]. Trong khi đó, thế giới chỉ biết đến 25 trường Đại học, như trong bảng 4. Trong số 25 trường đại học được biết đến, không có một trường nào lọt vào trong danh sách xếp hạng ngay cả thứ hạng thấp nhất của top 500, chứ chưa nói gì tối các top cao hơn.

    Bảng liệt kê các trường đại học ở Việt nam, theo [1] Bảng 4
    Found 25 matches
    1. Can-Tho University
    2. Da Nang University
    3. Hanoi Agricultural University
    4. Hanoi Medical University
    5. Hanoi National Economics University
    6. Hanoi Univerisity of Transportation
    7. Hanoi University of Architecture
    8. Hanoi University of Mining and Geology
    9. Hanoi University of Science
    10. Hanoi University of Technology
    11. Hanoi Water Resources University Hanoi
    12. Ho Chi Minh City University of Agriculture and Forestry
    13. Ho Chi Minh City University of Architecture
    14. Ho Chi Minh City University of Economics
    15. Ho Chi Minh City University of Foreign Languages and Information Technology
    16. Ho Chi Minh City University of Law
    17. Ho Chi Minh City University of Medicine and Pharmacy
    18. Ho Chi Minh City University of Natural Sciences
    19. Ho Chi Minh City University of Pedagogics
    20. Ho Chi Minh City University of Social Sciences and Humanities
    21. Ho Chi Minh City University of Technology
    22. Hue University
    23. National University of Ho Chi Minh City
    24. RMIT International University Vietnam
    25. Vietnam Maritime University
    Thông tin kể trên giúp cho chúng ta trả lời câu hỏi: nền Giáo dục Việt Nam đang ở vị thế nào?
    Còn cho tới tháng 6 năm 2007 thì số lượng các trường đại học trong cả nước đã tăng lên đến mức chóng mặt: trường đại học mới toanh; trường cao đẳng chuyển thành đại học; đại học tư thục, đại học cộng đồng v.v… và v.v…


    III. CÁCTRƯỜNG ĐẠI HỌC CỦA VIỆT NAM NHÌN TỪ CÁC CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG XẾP HẠNG


    3.1.Tổng quan về kết quả nghiên cứu điều tra tình hình đào tạo trong các trường đại học và cao đẳng ở Việt Nam (Bảng 5, Bảng 6) [6]
    Bảng 5

    Dự án giáo dục Đại học thuộc Bộ giáo dục và đào tạo dự kiến thực hiện 4 cuộc khảo sát về giáo dục đại học Việt nam năm 2004 từ tháng 9 /2004 đến tháng 3 năm 2005

    1)- Khảo sát Đào tạo và Tài chính

    2)- Khảo sát việc làm Sinh viên Tốt nghiệp

    3)- Khảo sát Giảng viên

    4)- Khảo sát Sinh viên

    Dự án mời các tổ chức trong và ngoài nước tham dự tuyển .Thư bày tỏ nguyện vọng bằng tiếng Việt và tiếng Anh gửi đến ban điều hành dự án về tư cách pháp nhân, năng lực và kinh nghiệm chuyên môn liên quan đến lĩnh vực nói trên

    Thời hạn nộp trước 30/9/2004

    Ban điều phối dự án Giáo dục Đại học

    Số 2 Đại Cồ Việt ,Quận hai Hai Bà Trưng ,Hà nội

    TEL 04- 9.740703 F A X 04 9.740692

    Email : pro ject @ hcp.edu.vn

    Theo báo Phụ nữ Việt Nam 9/9/2004

    Anh hùng lao động – Labour hero

    Tập thể - Collective

    49

    Cỏ nhõn – Personal

    24

    Nhà giáo nhân dân – People’s teacher

    Tổng số - Total

    137

    Nữ - Female

    4

    Nhà giáo ưu tú – Merit teacher

    3149


    Bảng 6

    3.2.Thử nhìn nhận các trường đại học của Việt Nam theo các chỉ tiêu chất lượng để xếp hạng
    1. Các trường Đại học của Việt Nam, chủ yếu coi trọng số lượng: số lượng sinh viên; số lượng cán bộ giảng dậy (số lượngTiến sĩ, Thạc sĩ; số lượng giáo sư, phó giáo sư…, số lượng nhà giáo nhân dân, số lượng nhà giáo ưu tú…). Các trường đại học của Việt Nam chưa đưa ra được (hoặc không thể đưa ra được) bảng phân tích định lượng về chất lượng sáng tạo trong khoa học và trong giảng dậy được đồng nghiệp trên thế giới thừa nhận bằng: tốc độ công bố các công trình khoa học và tính ứng dụng vào thực tiễn của các công trình đó, được đồng nghiệp trích dẫn và áp dụng.
    2. Các trường đại học của Việt Nam chưa công bố được chất lượng đào tạo (nhất là bậc SĐH) đích thực: sau khi tốt nghiệp, các sinh viên đã sáng tạo ra được sản phẩm tri thức gì phục vụ cho xã hội, cho cộng đồng đã quốc gia và quốc tế thừa nhận. Xu hướng chung là học xong, tốt nghiệp ra trường (ngay cả các tiến sĩ, thạc sĩ) tìm kiếm việc làm có lương cao, hoặc tư tưởng quan trường, chứ không phải là bắt đầu sự nghiệp khoa học công nghệ phục vụ đất nước còn tồn tại ở đa số học viên!
    3. Các trường đại học Việt Nam rất coi trọng về số lượng các giải thi (nhất, nhì ba, hoặc vàng, bạc đồng) của các sinh viên trong các đợt thi quốc gia hoặc quốc tế về Olympic các môn học ở các bậc học và đặc biệt việc thi Robot (Robôtcon) trong những năm gần đây mà không đưa ra được bảng phân tích về chất lượng đóng góp của những giải thưởng đó vào phát triển thực sự nền khoa hoc-công nghệ của đất nước. Những giải thưởng đó phần lớn để tụng ca, để chiêm ngưỡng chứ ít chú ý áp dụng vào chính nền kinh tế, khoa học của đất nước.

    IV. KẾT LUẬN


    1. Theo tác giả [9] ông Thomas Vallely- Giám đốc về giáo dục đại học Việt nam của đại học Harvard đã đưa ra 6 vấn đề "kinh khủng", được coi là rào cản trong việc xây dựng một trường đại học hàng đầu của Việt Nam, chứ chưa dám nói tới một trường đại học đẳng cấp quốc tế trong giai đoạn hiện nay. Tôi chia sẻ quan điểm này, tuy nhiên không bi quan, vì nền giáo dục Việt nam còn rất nhiều bất cập, phải giải quyết.theo tổng tiến độ.
    2. Việc xếp hạng các trường đại học trong phạm vi Việt Nam, chủ yếu dựa vào các chỉ tiêu về số lượng, thiên về bệnh thành tích hão! Chúng ta nên nghiên cứu các bài học thành công của các nước có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới , chứ không phải theo ý kiến chủ quan nào[7,10,11].
    3. Cho tới thời điểm hiện tại, chưa có một trường đại học nào của Việt Nam đạt được các tiêu chí chất lượng để xếp hạng của thế giới. Do đó trong các top 100, top 200, top 500 không có một trường đại học nào của Việt Nam có tên trong các bảng xếp hạng đó.
    4. Việc phấn đấu để đạt được các tiêu chí chất lượng nhằm đủ các thông tin cung cấp cho các tổ chức quốc tế đánh giá, xếp hạng là một việc làm không phải là hình thức mà là vấn đề cực kỳ nghiêm túc, đầy khó khăn, phải phấn đấu theo thời gian, tức là phải có truyền thống, có hiện đại và phải có phát triển, bởi vì bất kỳ một trường đại học nào của nước nhà nếu đạt được các tiêu chí chất lượng trong bảng 1, đó chính là góp phần chấn hưng nền giáo dục nước nhà trong thế kỷ 21 này, tạo tiền đề cho việc xây dựng trường đại học đẳng cấp quốc tế của Việt Nam chúng ta.
    5. Trong tài liệu [12] đã chỉ ra rằng, muốn có trường đại học đẳng cấp quốc tế phải xây dựng cả một hệ thống từ trường THCS đến THPH cũng phải đặt trình độ đẳng cấp quốc tế bằng truyền thống văn hiến 4000 năm lịch sử với tinh thần kế thừa và phát triển./.


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    [1] http://unv.cc/index.html
    [2] http://www. colleges.com
    [3] http://www. Bogiaođucdaotao.com
    [4] http://www. edu.net
    [5] Academic rangking of world universities – 2005
    [6] Dự án giáo dục Đại học Việt Nam. Sổ tay thực hiện khảo sát dùng cho cuộc khảo sát đào tạo và tài chính các trường đại học và cao đẳmg trong cả nước năm 2003.- Hà nôi, Bộ GD&ĐT, tháng 7, năm 2003, http://www. moiet..edu.com
    [7] Giáo dục Việt Nam-Hội nhập và thách thức- Kỷ yếu Hội thảo khoa học toàn quốc.-
    Hà nội, “ Bộ Giáo dục và Đào tạo”, 2003, 345 trang.
    [8] Luật Giáo dục.- Hà nội, Nxb “ Chính trị Quốc gia” , 2005,
    [9] Đề cương thảo luận: Xây dựng trường ĐH hàng đầu tại VN, 05/10/2005 ; http://www. edu.net
    [10] Xây ĐH đẳng cấp quốc tế: lợi thế của "dân lập", 21/12/2005, http://www. edu.net
    [11] Đại học đẳng cấp Quốc tế: Bài học từ Hàn Quốc,30/01/2006 http://www. edu.net
    [12] Ngo Van Quyet: “Some ideas on building World Class University in Vietnam from IT concepts” The 9th National Conference on “Some choosing problem of IT and communications”-Dalat, 15-17, June 2006./.
    [13]Sử dụng trí thức Việt kiều để xây dung trường đại học chất lượng cao - Một đề án - http://www.Viet-study.org

    Ngô Văn Quyết



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.