Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (727 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (494 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (81 bài viết)
  • Sản phẩm mới (218 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (552 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (155 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (126 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (182 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (71 bài viết)
  • Cùng Học (98 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (74 bài viết)
  • School@net 15 năm (153 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (123 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (360 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1209 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1033 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (276 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (181 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8222 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
    
     
    Giỏ hàng

    Xem giỏ hàng


    Giỏ hàng chưa có sản phẩm

     
    Bản đồ lưu lượng truy cập website
    Locations of visitors to this page
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 7
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 7
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 93386261 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Học nữa, học mãi... trong thế giới không phẳng

    Ngày gửi bài: 06/09/2007
    Số lượt đọc: 3082

    Sinh viên Singapore làm các bài kiểm tra toán học và khoa học rất xuất sắc. Trẻ em Mỹ kiểm tra kém hơn nhiều nhưng lại làm việc tốt hơn trong thực tế. Tại sao vậy?

    Tuần trước một vụ tấn công khủng bố đã gây náo loạn cả Ấn Độ. Một tay súng xông vào phòng hội thảo chính của Viện Khoa học Ấn Độ ở bang Bangalore, ném 4 quả lựu đạn về phía khán giả. Lựu đạn xịt, hắn đã xả súng AK-47 vào đám đông những người trong hội trường. Một giáo sư toán đã nghỉ hưu của một trong những viện công nghệ Ấn Độ bị thiệt mạng.

    Điều khiến cho người ta lo lắng về vụ tấn công này không phải là quy mô, kế hoạch hay ảnh hưởng của nó – tất cả đều không gây ấn tượng – mà là mục tiêu tấn công. Những kẻ khủng bố đã nhằm vào những gì ngày càng được coi là tài sản chiến lược nòng cốt của Ấn Độ trong thế kỷ 21: các sản phẩm trí tuệ trong lĩnh vực khoa học và công nghệ. Nếu tài sản đó còn không được bảo đảm thì điều gì sẽ làm nên tương lai của Ấn Độ?

    Chiến lược của các quốc gia châu Á: Đào tạo con người...*

    Sự việc nhỏ này nói lên nhiều điều về vấn đề cạnh tranh toàn cầu. Khi đi tham quan châu Á trong gần một tháng qua, tôi đã ấn tượng mạnh trước sự quan tâm không ngừng nghỉ dành cho giáo dục. Điều này rất có ý nghĩa. Nhiều quốc gia không có tài nguyên thiên nhiên nào khác ngoài con người; do đó, đào tạo con người, mở mang trí tuệ và tầm hiểu biết cho người dân là cách duy nhất để phát triển.

    Trung Quốc, như mọi khi, có vẻ như nhanh chân nhất. Khi các quan chức nước này nói về những kế hoạch cho sự tăng trưởng trong tương lai, họ cho biết rằng chi tiêu cho các trường cao đẳng và đại học đã tăng gần 10 lần trong vòng 10 năm qua.

    Hiệu trưởng Đại học Yale (Mỹ) Richard Levin nhận định rằng hai dây chuyền tối tân để chế tạo chất bán dẫn của Đại học Bắc Kinh - mỗi dây chuyền áp dụng một công nghệ khác nhau - vượt trội hơn nhiều so với bất cứ một dây chuyền nào khác ở Mỹ. Các nước Đông Á gần như đứng đầu mọi bảng xếp hạng sinh viên toàn cầu về khoa học và toán học.

    Nhưng có một điều làm tôi băn khoăn về những so sánh thường gặp này. Tôi đã nói chuyện với ông Tharman Shanmugaratnam - Bộ trưởng Bộ Giáo dục Singapore, quốc gia đứng thứ nhất trong bảng xếp hạng học sinh toàn cầu về khoa học và toán học - để tìm hiểu kĩ hơn.

    ...nhưng là con người như thế nào?

    Tôi đã hỏi: Bộ trưởng giải thích thế nào cho thực tế là mặc dù sinh viên Singapore rất giỏi làm bài kiểm tra, nhưng mười hay hai mươi năm sau rất ít trong số những sinh viên đó còn thành đạt như trước. Singapore hầu như không có những nhà khoa học, doanh nhân, nhà phát minh, nhà quản trị kinh doanh hay học giả thật sự hàng đầu thế giới. Ngược lại, trẻ em lớp 8 và lớp 4 ở Mỹ làm bài kiểm tra kém hơn nhiều nhưng dường như lại làm việc tốt hơn trong cuộc sống thực tiễn sau này. Tại sao như vậy?

    Shanmugaratnam nói: “Chúng ta đều có chế độ sử dụng nhân tài. Nhưng chế độ của các bạn là chế độ tuyển chọn nhân tài dựa vào tài năng, còn của chúng tôi là chế độ lựa chọn nhân tài dựa vào việc kiểm tra. Có những đặc tính của trí tuệ mà khó có thể cân đong đo đếm chính xác được, ví dụ như sức sáng tạo, sự tò mò, tính thích phiêu lưu và tham vọng. Đặc biệt là nước Mỹ có một nền văn hoá mà luôn học hỏi, tìm tòi những gì thách thức những tri thức thông thường, ngay cả khi điều đó thách thức nhà chức trách. Đây là những lĩnh vực mà Singapore cần phải học hỏi nước Mỹ.”

    Shanmugaratman cũng chỉ ra rằng các đại học ở Mỹ không có đối thủ trên toàn cầu và chất lượng học tập ở đây ngày càng tốt hơn. “Các bạn đã tạo ra sự phối hợp giữa nhà nước và người dân trong giáo dục đại học và đạt được thành công đáng kinh ngạc. Chính phủ cung cấp nguồn tài chính to lớn, và các trường công và trường tư cạnh tranh với nhau, do đó tiêu chuẩn của tất cả các trường cũng tăng lên.” Shanmugratnam nhấn mạnh đặc biệt vai trò của các quỹ tài trợ của Mỹ.

    “Trong xã hội cần có những người tập trung nguồn lực cho những mục tiêu lâu dài, cho việc duy trì những điểm vượt trội và tăng cường chất lượng. Các bạn có những quỹ hoạt động với mục tiêu như vậy. Đó là cả một truyền thống tự nguyện hoạt động vì lợi ích cộng đồng. Ví dụ, các bạn không thể tưởng tượng những tiến bộ của Mỹ trong công nghệ sinh học mà không có Quỹ Howard Hughes.”

    Singapore giờ đây đang nhấn mạnh các yếu tố khác ngoài kỹ năng kiểm tra đơn thuần khi chọn lựa các sinh viên hàng đầu của họ. Nhưng các nền văn hoá rất khó thay đổi.

    Học trong thế giới không bao giờ phẳng

    Một người bạn Singapore gần đây sau khi đưa các con từ Mỹ về đã cho chúng theo học ở những trường rất nổi tiếng trong nước. Anh miêu tả sự khác biệt: “Ở các trường học Mỹ, khi con trai tôi phát biểu, cậu bé được hoan nghênh và động viên. Ở Singapore, như vậy bị coi là huênh hoang và kỳ quặc. Hoàn toàn thiếu vắng một phương thức có thể làm cho mọi người thấy yêu thích học tập và hăng hái tham gia. Ở đây điều đó được coi là việc vặt.

    Chăm học, thuộc bài và thi tốt. Thế thôi”. Anh đã cho các con mình thôi học ở trường công và chuyển sang một trường tư theo phong cách phương Tây.

    Mặc dù vừa hết lời khen ngợi nước Mỹ, Shanmugaratnam vẫn cho rằng hệ thống giáo dục của Mỹ “xét toàn diện là một sự thất bại”. Ông giải thích rằng “trừ phi bạn thuộc giới trung lưu hoặc giàu hơn, nếu không bạn sẽ chỉ được hưởng một chế độ giáo dục hạng hai thật sự dù xét theo bất cứ tiêu chuẩn nào. Ngoài vấn đề về sự bình đẳng, điều này còn có nghĩa là bạn không bao giờ thật sự tiếp cận được tài năng của những đứa trẻ nghèo nhưng thông minh. Chúng không đến những trường tốt và không bao giờ được thúc đẩy bởi vì phương pháp giảng dạy áp dụng đại trà cho tất cả các học sinh bình thường. Ở Singapore chúng tôi có những đứa trẻ nghèo nhưng rất thông minh và khao khát học hỏi, điều đó là cốt yếu đối với thành công của chúng tôi.”

    Shanmugratnam kết luận: “Nơi tôi đang ngồi không phải là một thế giới phẳng**. Đó là 1 thế giới với những đỉnh núi cao và thung lũng. Tin tốt cho nước Mỹ là những đỉnh đó đang ngày càng cao hơn. Nhưng các thung lũng cũng đang trở nên sâu hơn, và rất nhiều trong số đó nằm ngay trong nước Mỹ.”

    Fareed Zakaria

    - TS. Khoa học Chính trị, Tổng biên tập tạp chí Newsweek International (Mỹ).

    Nguồn : We All Have a Lot to Learn

    Newsweek, ngày 9/1/2006.

    Hồng Nga dịch (Theo http://www.lanhdao.net/leadership/home.aspx?catid=19&msgid=6)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.