Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (727 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (494 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (81 bài viết)
  • Sản phẩm mới (218 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (552 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (155 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (126 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (182 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (71 bài viết)
  • Cùng Học (98 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (74 bài viết)
  • School@net 15 năm (153 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (123 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (360 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1209 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1033 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (276 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (181 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8222 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
    
     
    Giỏ hàng

    Xem giỏ hàng


    Giỏ hàng chưa có sản phẩm

     
    Bản đồ lưu lượng truy cập website
    Locations of visitors to this page
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 9
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 9
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 93382791 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Xã hội hóa không phải là đẩy gánh nặng cho dân

    Ngày gửi bài: 08/09/2007
    Số lượt đọc: 3105

    Sắp bước vào năm học mới, nhiều gia đình đang nháo nhác lo âu chuyện học phí rục rịch tăng. Lý do đưa ra để tăng học phí là vì kinh phí Nhà nước cấp cho giáo dục quá thấp, lương thầy cô giáo không đủ sống, nếu cứ giữ học phí ở mức hiện nay thì chất lượng giáo dục khó có thể cải thiện. Mới thoạt nghe tưởng có lý nhưng suy xét kỹ hơn, đó là cái lý thiếu trách nhiệm muôn thuở của cơ quan quản lý.

    Tôi xin nêu lên mấy sự việc sau:

    1. Phải chăng vì thiếu tiền nên chất lượng giáo dục sút kém, do đó cần tăng học phí để nâng cao chất lượng giáo dục? Có ý kiến cho rằng Nhà nước hiện chi cho giáo dục 20% ngân sách, nhưng giả dụ có tăng lên đến 25% thì cũng không chắc giải quyết nổi những vấn đề bức xúc của giáo dục. Đúng vậy, chỉ xin nói thêm: Giả dụ có tăng lên 30%-40% ngân sách và tăng học phí nhiều, nhiều lần nữa, cũng chẳng có tác dụng gì nhiều nếu không thay đổi phong cách làm giáo dục. Vì sao? Vì chất lượng giáo dục kém hoàn toàn không phải do thiếu tiền. Từ năm 1998 đến 2007, đầu tư của Nhà nước cho giáo dục tăng gấp 6 lần (từ 11.754 tỉ đồng lên 67.000 tỉ đồng), chưa kể tiền vay của nước ngoài 1,1 tỉ USD, trong khi đó số lượng học sinh, sinh viên không tăng bao nhiêu. Cho nên không thể viện cớ khung học phí 10 năm nay không thay đổi để biện minh cho đề nghị tăng học phí. Căn bệnh trầm kha của giáo dục không thể chữa trị nếu chỉ lo tăng đầu tư và phần đóng góp của người học.

    2. Phải chăng cần tăng học phí để tăng lương cho giáo viên đủ sống? Chỉ cần phân tích số liệu thực tế một cách khách quan cũng đủ rút ra kết luận: Gộp cả phần ngân sách chi cho lương và các khoản thu nhập khác của giáo chức với tiền đóng góp của dân qua học phí đủ loại, thì lương trung bình thầy cô giáo phổ thông phải gấp 3-4 lần lương chính thức. Điều cực kỳ phi lý đó của cơ chế sử dụng tài chính công chính là thủ phạm số một của tệ nạn tham nhũng đang hoành hành trong bộ máy hành chính của chúng ta. Vậy vấn đề cấp bách không phải ở chỗ lương thấp mà ở chỗ: lương chỉ là một phần nhỏ thu nhập, mà thu nhập này thì không phụ thuộc nhiệm vụ chính, lại được phân phối khá tùy tiện, gây ra nhiều bất công, và hơn nữa, khiến quan chức ngày càng quan liêu, còn thầy cô giáo thì luôn đầu tắt mặt tối để làm những việc ngoài trách nhiệm trực tiếp. Sao không tìm cách xóa bỏ cái nghịch lý trơ trẽn đó trên cơ sở chấn chỉnh cơ chế tài chính cho minh bạch, công bằng và giảm thiểu tối đa những chi tiêu lãng phí đang làm thất thoát biết bao tài sản? Đó mới thật là giải pháp căn cơ để tiến đến đồng lương công bằng cho giáo viên.

    3. Phải chăng chỉ cần có chính sách học bổng thích hợp thì tăng học phí vẫn bảo đảm cho người nghèo đi học được? Trước hết cấp học phổ cập phải hoàn toàn miễn phí, còn các cấp học khác, nếu bắt buộc phải tăng học phí thì tối thiểu cũng cần có chính sách học bổng cho người nghèo, đồng thời học phí không thể đồng loạt, mà cần có phân biệt theo vùng, miền. Thật ra kinh nghiệm thực tế không cho phép ta hy vọng quá nhiều ở chính sách học bổng. Mặc dù chính sách ấy đã có từ lâu, song mấy năm gần đây số học sinh tiểu học giảm (từ 9,7 triệu năm 2000 còn 7,8 triệu năm 2004) trong khi dân số vẫn tăng có thể là do có nhiều học sinh bỏ học. Học phí chưa tăng mà còn như thế thì tới đây nếu học phí tăng lên tình hình sẽ ra sao? Có thể dự đoán bức tranh rất ảm đạm nếu học phí đổ đồng tăng từ 66.000 lên 200.000 đồng/tháng. Đến mức đó người dân sẽ tự hỏi mục tiêu của chính sách giáo dục là vì ai?

    4. Phải chăng do Nhà nước không thể bao cấp hết cho giáo dục, nên phải đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, tăng cường huy động các nguồn lực xã hội cho giáo dục trong đó có việc tăng học phí? Ngay ở các nước giàu, phần đóng góp của dân cho giáo dục cũng chỉ quanh quẩn 20%, trong khi ở nước ta tỉ lệ ấy đã vượt 40%, thế vẫn chưa đủ sao? Có người còn cho rằng quan niệm giáo dục là hàng hóa đã chiếm ưu thế trên thế giới, ta không nên né tránh thị trường giáo dục, mà phải trả giáo dục về cho xã hội. Trong thực tiễn quản lý giáo dục điều đó thường dẫn đến giảm thiểu trách nhiệm của Nhà nước và trút hết gánh nặng tài chính về giáo dục cho dân. Thật là trớ trêu, trong lúc hàng trăm doanh nghiệp Nhà nước làm ăn thua lỗ gây nên những món nợ khổng lồ không biết bao giờ mới thanh toán nổi, mà các tổng giám đốc vẫn điềm nhiên hưởng lương mấy chục triệu đồng/tháng, thì ngành giáo dục lại đang bàn tính chuyện tăng học phí, cổ phần hóa đại học công, khuyến khích tư nhân góp vốn kinh doanh giáo dục lấy lãi!

    Hoàng Tụy (Theo http://www.nld.com.vn/tintuc/giao-duc/199107.asp)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.