Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (727 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (494 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (81 bài viết)
  • Sản phẩm mới (218 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (552 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (155 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (126 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (182 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (71 bài viết)
  • Cùng Học (98 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (74 bài viết)
  • School@net 15 năm (153 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (123 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (360 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1209 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1033 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (276 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (181 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8222 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
    
     
    Giỏ hàng

    Xem giỏ hàng


    Giỏ hàng chưa có sản phẩm

     
    Bản đồ lưu lượng truy cập website
    Locations of visitors to this page
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 8
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 8
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 93394880 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Phó TT Nguyễn Thiện Nhân gửi thư phàn nàn báo SGGP

    Ngày gửi bài: 24/09/2007
    Số lượt đọc: 3216

    Ngày 6/9/2007, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã gửi một bức thư cho Tổng Biên Tập Báo Sài Gòn Giải phóng về việc đăng tải lời phát biểu của ông tại một cuộc họp báo mới đây.

    Chúng tôi xin đăng tải nguyên văn bức thư này:

    Hà Nội ngày 6/9/2007

    Kính gửi đồng chí: Dương Trọng Dật - Tổng Biên tập Báo Sài Gòn Giải phóng

    Hôm nay, sau khi dự khai giảng ở Trường THPT Nguyễn Tất Thành ở Hà Nội, tôi đọc báo Sài Gòn Giải phóng có bài: "Cái giá phải trả" của tác giả Mai Lan. Tôi thực sự bị sốc khi bài này có đoạn: "....Tại một buổi họp báo mới đây, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thiện Nhân lại khẳng định: Học phí chắc chắn sẽ phải tăng, có thể chấp nhận cả việc một số người đi học sẽ giảm vì tăng học phí".

    Tôi sốc, vì trên tờ báo của Đảng bộ và Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh thân yêu, nơi tôi có may mắn được làm việc 23 năm, trên tờ báo mà tôi đã luôn trân trọng, đánh giá cao vì tính trung thực và tính chiến đấu của nó, lại có một bài báo sai trái sự thật, gán cho tôi đã phát biểu một quan điểm, một câu nói mà tôi không hề phát biểu như vậy.

    Tôi xin đề nghị đồng chí Tổng Biên tập yêu cầu người viết bài cung cấp tư liệu thật, để chứng minh cho việc tôi đã phát biểu như trên, và xử lý người có trách nhiệm liên quan theo luật báo chí.

    Nhân đây tôi xin thưa lại với đồng chí Tổng Biên tập một câu chuyện mà sáng nay tôi đã kể với các em học sinh và các thầy cô giáo tại lễ khai giảng ở Trường THPT Nguyễn Tất Thành.

    Cách đây mấy tháng tôi có thăm một số trường ở Bắc Giang, trong đó có một trường mầm non, ở vùng đồng bào dân tộc. Đời sống của đồng bào còn rất khó khăn. Học mầm non thì phải đóng hai khoản tiền là tiền ăn và tiền học. Có gia đình rất nghèo, chỉ cố gắng đóng được tiền ăn cho con, nhưng không đóng được tiền học. Khi nhà trường nhắc nhở việc đóng tiền học, thì gia đình đã mang một con chó của nhà để nộp cho thầy cô ở trường!

    Nghèo đến như vậy đó, đau lòng như vậy đó!

    Trong ngày khai trường tại một trường chuẩn quốc gia giữa thủ đô Hà Nội, mà tôi lại kể câu chuyện này, diễn ra tại một nơi cách Hà Nội chỉ hơn 100 km, vì tôi muốn các em không quên cái may mắn của mình, được học trong một ngôi trường hiện đại trong khi các bạn cùng trang lứa ở bao nơi khác còn rất khó khăn. Các em cần phải nỗ lực học tập vì mình, vì cha mẹ và đất nước.

    Cách đây hơn một tháng, tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục mầm non, tôi đã nêu 4 yêu cầu cần đạt được và có thể đạt được khi tiến hành xã hội hoá giáo dục là:

    1. Tổng đầu tư của xã hội hoá giáo dục phải tăng, trong đó sự đầu tư của Nhà nước và của tư nhân đều tăng. Nơi nào thực hiện xã hội hóa giáo dục mà giảm đầu tư của Nhà nước cho giáo dục là không đúng.

    2. Số người đi học phải tăng. Nếu việc chuyển đổi các trường bán công sang tư thục mà làm cho số học sinh giảm, vì không có khả năng đóng học phí cao hơn, thì việc xã hội hoá như vậy không đạt mục tiêu.

    3. Cơ hội, điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục phải tăng.

    4. Bình đẳng trong giáo dục phải tốt hơn.

    Cũng tại Hội nghị này, tôi đã chỉ đạo vận động trong thực hiện phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi, để các em, nhất là con em của đồng bào dân tộc, được chuẩn bị tốt cho học lớp một, đặc biệt là làm quen với tiếng Việt. Đối với vùng có đời sống kinh tế quá khó khăn, bà con không có khả năng đóng tiền học cho trẻ 5 tuổi đi học thì Nhà nước phải lo, không thu học phí.

    Tôi muốn thưa lại với đồng chí Tổng Biên tập Báo Sài Gòn Giải phóng hai sự việc trên để đồng chí có thể cảm nhận rằng, tôi, Nguyễn Thiện Nhân, không thể là người thiếu lý trí và lương tâm tới mức đã phát biểu như báo đã trích dẫn.

    Tôi kính chúc Báo Sài Gòn Giải phóng liên tục phát huy truyền thống quý báu của mình và của báo chí Việt Nam, đóng góp xuất sắc và sự nghiệp phát triển đất nước hiện nay, trong đó có sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Xin gởi tới đồng chí và tập thể phóng viên, cán bộ, công nhân viên của Báo lời chào trân trọng.

    Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thiện Nhân (đã ký).

    Ghi chú: Trong cuộc họp báo trước khai giảng năm học mới vừa qua, khi các phóng viên hỏi về đề án học phí mà Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ công bố dự thảo để lấy ý kiến của nhân dân trong tháng 9/2007 tôi có nói với các phóng viên:

    1. Mức học phí tuân thủ nguyên tắc chung là phù hợp với khả năng chi trả của người dân. Ở vùng có mức sống cao, học phí cao hơn, vùng có mức sống thấp thì thấp hơn. Học phí do UBND các tỉnh, thành phố quyết định, trên cơ sở thu nhập bình quân của người dân trong tỉnh. Đa số người đi học sẽ đóng học phí theo mức này.

    2. Tuy nhiên, với các gia đình mà thu nhập thực tế thấp hơn mức thu nhập bình quân mà tỉnh, thành phố đã dựa vào đó để tính học phí thì được giảm hoặc miễn học phí.

    3. Với các gia đình có thu nhập thực tế cao hơn mức thu nhập bình quân của tỉnh, thành phố và có ngyện vọng được đóng học phí nhiều hơn để con em họ được học các trường chất lượng cao, học phí cao hơn. Song các địa phương vẫn giữ tỷ lệ các trường này ở mức thấp, để đảm bảo con em các gia đình có mức thu nhập trung bình hoặc thấp luôn có đủ chỗ học. Nếu thực tế chứng tỏ nhu cầu học trường chất lượng cao hiện có thì mới tăng số trường này.

    (Đối với các học sinh giỏi của tỉnh, chúng ta đã có hệ thống các trường chuyên. Giữa tháng 9, Bộ sẽ có hội nghị tổng kết 42 năm trường chuyên của cả nước và đề xuất các giải pháp mới).

    Cái giá phải trả!

    SGGP:: Cập nhật ngày 06/09/2007 lúc 01:02'(GMT+7)

    Báo cáo phát triển thế giới năm 2006 của Ngân hàng Thế giới đưa ra nhận định: Việt Nam chỉ có 2% dân số được học hành từ 13 năm trở lên, tụt hậu khá xa so với các nước trong khu vực.Và, VN xếp hạng chót trong khu vực với tỷ lệ 10% người trong độ tuổi 20-24 học ĐH. Tỷ lệ này ở Trung Quốc là 15%, Thái Lan là 41% và Hàn Quốc là 89%.

    Rõ ràng đây là những con số mà các nhà quản lý giáo dục Việt Nam phải suy nghĩ trước cơ đồ phát triển lâu dài của đất nước.

    Số người đi học thấp, song chi tiêu cho giáo dục của toàn dân VN lại quá cao. Theo TS Vũ Quang Việt, chuyên viên thống kê cao cấp của Liên hiệp quốc tại New York thì: chi tiêu cho giáo dục ở VN năm 2005 chiếm 8,3% GDP, vượt cả Mỹ chỉ có 7,2%, Pháp 6,1%, Nhật 4,7%, Hàn Quốc 7,1%... Với chi tiêu trên, dân VN phải chi trả cho GD-ĐT tới 40%, dân các nước phát triển cao chi trả có 20%.

    Trong khi đó, tại một buổi họp báo mới đây, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân lại khẳng định: “Học phí chắc chắn sẽ phải tăng, có thể phải chấp nhận cả việc số người đi học sẽ giảm vì tăng học phí”!!

    Đã có nhiều lời can gián của các nhà giáo dục trong và ngoài nước về cung cách tăng học phí của các nhà quản lý giáo dục VN. GS Nguyễn Xuân Hãn nói thẳng: “Cấp phổ cập GD không thu học phí được xem như một nguyên tắc cho mọi thể chế” và nội dung này nhận được sự đồng tình của GS Trần Văn Thọ (Tokyo), GS Bùi Trọng Liễu (Paris), ông Vũ Quang Việt (Mỹ). Ngay GS Phạm Phụ, Ủy viên Hội đồng Quốc gia Giáo dục VN cũng đã phải kêu lên: Tăng học phí sao để người nghèo không phải rơi nước mắt! Với GS Hoàng Tụy: Xã hội hóa không phải là đẩy gánh nặng cho dân! Và ông khẳng định chất lượng giáo dục kém hoàn toàn không phải do thiếu tiền! Nhận định này hoàn toàn phù hợp với đóng góp của nhóm GS ĐH Harvard mà Bộ GD-ĐT VN nhờ giúp nghiên cứu về thực trạng và hướng ra cho giáo dục VN, và khuyến cáo đầu tiên các vị GS này đề cập đến là: chương trình giáo dục bất cập!

    Không phải ngẫu nhiên mà GS Malcom Gillis, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Quỹ học bổng Việt Nam-Hoa Kỳ (VEF), nguyên Chủ tịch ĐH Rice, lại tâm đắc với câu nói nổi tiếng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Vì lợi ích 10 năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”, và ông đã treo câu này ngay tại phòng làm việc ở ĐH Rice. Mà theo ông, tương lai thế giới sẽ có 3 loại quốc gia: những nước thông minh, những nước thông minh hơn và những nước thông minh nhất. Sự khác biệt sẽ do cách mỗi quốc gia đầu tư vào giáo dục.

    Vậy, tương lai Việt Nam sẽ đứng ở vị trí nào? Hay không có vị trí nào cả, nếu như chúng ta chịu chấp nhận một bộ phận nhân dân thất học vì nghèo!?

    http://www.tuanvietnam.net/vn/thongtindachieu/1204/index.aspx

    Mai Lan



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.