Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (727 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (494 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (81 bài viết)
  • Sản phẩm mới (218 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (552 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (155 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (126 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (182 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (71 bài viết)
  • Cùng Học (98 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (74 bài viết)
  • School@net 15 năm (153 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (123 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (360 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1209 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1033 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (276 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (181 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8222 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
    
     
    Giỏ hàng

    Xem giỏ hàng


    Giỏ hàng chưa có sản phẩm

     
    Bản đồ lưu lượng truy cập website
    Locations of visitors to this page
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 10
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 10
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 93342259 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Khoa học và công nghệ Việt Nam đang ở đâu?

    Ngày gửi bài: 24/10/2007
    Số lượt đọc: 2958

    Để đánh giá sự phát triển KH&CN của một quốc gia, cần phải sử dụng các chỉ tiêu đã quen thuộc trên thế giới. Về kết quả KH&CN, đó là số công trình khoa học công bố trên các tạp chí quốc tế và số sáng chế đăng ký ở các cơ quan có uy tín trên thế giới (Cục Sáng chế Mỹ,...). Về chỉ tiêu thứ nhất, ta ở sau Thái Lan hơn 20 năm; về chỉ tiêu thứ hai, ta chưa có gì để so sánh!

    Các kết quả về các chỉ tiêu kể trên là chứng cớ rất rõ ràng về tình trạng thấp kém của KH&CN của ta hiện nay. Đó là một điều thật đáng buồn vì vào đầu những năm 1960, sau khi thành lập Uỷ ban Khoa học Nhà nước (năm 1959), Việt Nam được đánh giá là nước đã sớm thấy tầm quan trọng quyết định của KH&CN đối với phát triển trong số các nước đang phát triển lúc bấy giờ.

    Tất nhiên, khi đánh giá sự phát triển KH&CN của Việt Nam, chúng ta không quên cuộc chiến tranh chống Mỹ rất khốc liệt (thực ra thì chính cuộc chiến tranh này đã đòi hỏi phải phát triển KH&CN) và sự sụp đổ của Liên Xô và một số nước XHCN khác đã từng là một sự giúp đỡ rất to lớn đối với KH&CN của ta. Nhưng chúng ta thực sự đã có những cái không đúng từ bản thân chúng ta.
    Một báo cáo do hãng dự báo RAND thực hiện năm 2001 theo yêu cầu của Ngân hàng Thế giới cho biết về năng lực KH&CN, Việt Nam đứng hàng thứ 94 trên thế giới, khá xa sau Malaixia (thứ 71), Thái Lan (73), Philippin (80), sau không ít Xri Lanka (85), Nêpan (86), Burunđi (87), sau cả Irăc (90), Xiri (92)! Đến nay hẳn thứ tự xếp hạng này cũng không mấy thay đổi.

    Một trong những cái không đúng, có thể là có tính bao trùm, là chúng ta đã hạ thấp các chỉ tiêu về trình độ KH&CN, vì lý do này hay lý do khác. ở Philippin chẳng hạn, khi chuẩn bị luận án tiến sĩ (Ph.D.), nghiên cứu sinh cần phải có ít nhất một công trình công bố ở các tạp chí quốc tế (theo danh mục đã lựa chọn của Viện Thông tin khoa học - ISI - rất có uy tín trên thế giới). ở ta thì nhiều giáo sư, tiến sĩ chưa hề có một công trình nào như vậy cả. Nhiều người làm nghiên cứu ứng dụng tuyên bố đã có công nghệ này công nghệ nọ mà không bán được, nhưng khi hỏi đến bằng sáng chế về công nghệ đó thì lại nói là không làm ! Các báo cáo thành tích hàng năm của các cơ quan quản lý KH&CN luôn luôn nói đến số lượng giáo sư, tiến sĩ đông đảo của ta (đứng đầu khu vực Đông Nam á !) mà tuyệt nhiên không đả động đến các chỉ tiêu về kết quả theo tiêu chí quốc tế. Chúng ta có thể hỏi: Nói đến KH&CN (hay R&D) mà chỉ kể chỉ tiêu đầu vào đó thì khác nào nói đến phát triển kinh tế mà chỉ kể ra dân số, không nhắc gì đến GDP !.

    Chúng ta không chỉ hạ thấp các chỉ tiêu về trình độ KH&CN mà còn đánh đồng những hoạt động nghiên cứu KH&CN với những hoạt động không là nghiên cứu khoa học theo đúng nghĩa của nó. Nhiều báo cáo kết quả đề tài khoa học của ta (nhất là về khoa học xã hội) thực ra chỉ là những "studies" (để khỏi nhầm với "research" là "nghiên cứu" nên dịch là "khảo cứu"), về thực chất chỉ là sự sắp xếp kiến thức đã có từ một số tài liệu (trong các đề tài của ta, nhiều khi tập hợp còn chưa đầy đủ ở mức tối thiểu), không có một sáng tạo gì đáng kể về ý tưởng, phương pháp,... Những "studies" như vậy (rất cần thiết để giải quyết nhiều yêu cầu tư vấn), theo UNESCO, được xếp vào mục "Dịch vụ khoa học" trong phân loại các hoạt động KH&CN, không phải là "research" (nghiên cứu).

    Thậm chí, trong khi cần phải tập trung các nguồn lực vào sáng tạo công nghệ hay thích nghi hóa công nghệ cần chuyển giao, chúng ta lại kể công về những việc về chủ yếu thuộc trách nhiệm các cơ quan về đầu tư phát triển, xúc tiến thương mại hay quản lý thị trường. Đảng và Nhà nước ta từ lâu và luôn luôn mong muốn KH&CN đóng góp tích cực vào công cuộc phát triển của đất nước, nhất là trong thời đại toàn cầu hóa cạnh tranh thị trường thế giới đang diễn ra rất gay gắt. KH&CN của ta nếu không chịu nhìn vào thế giới, nhìn vào các nước trong khu vực, lấy các chỉ tiêu thực sự về phát triển KH&CN để nhìn thấy chính mình, so sánh mình với thế giới, với khu vực, thì không thể nào tiến lên để làm tốt cái sứ mệnh mà nhân dân mong mỏi.

    Nhiều người đang nói rằng KH&CN của chúng ta không phát triển vì chúng ta còn đầu tư ít cho KH&CN, chưa đãi ngộ các giáo sư một cách thích đáng. Nói như thế mới chỉ đúng một mặt, mặt khác còn phải xét là có sử dụng đầu tư đó đúng cho phát triển KH&CN một cách đúng đắn hay không. Tôi nhớ lại câu chuyện của Hải Thượng Lãn Ông khi được mời lên Kinh để thăm bệnh cho Trịnh Cán. Ông hoảng hốt khi thấy các ngự y "tẩm bổ" cho thế tử trong khi bệnh trong người vẫn chưa đẩy ra được. Theo ông, chữa bệnh như thế thì "Nguy quá ! nguy quá !".

    Ý kiến của bạn?

    school@net (Theo http://www.tiasang.com.vn/news?id=2005)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.