Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (727 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (494 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (81 bài viết)
  • Sản phẩm mới (218 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (552 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (155 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (126 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (182 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (71 bài viết)
  • Cùng Học (98 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (74 bài viết)
  • School@net 15 năm (153 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (123 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (360 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1209 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1033 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (276 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (181 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8222 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
    
     
    Giỏ hàng

    Xem giỏ hàng


    Giỏ hàng chưa có sản phẩm

     
    Bản đồ lưu lượng truy cập website
    Locations of visitors to this page
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 8
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 8
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 93338265 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    NGƯỜI CHUYÊN “PHẢN BIỆN GIÁO DỤC”

    Ngày gửi bài: 31/10/2007
    Số lượt đọc: 2864

    Tưởng chừng tin tức chứng khoán là nóng nhất trên báo chí thời gian qua. Mà không phải, nóng nhất, và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt là tin tức giáo dục. Việc tăng giảm học phí, gộp hai kỳ thi tốt nghiệp THPT và thi vào ĐH&CĐ đang có nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. PV Báo PL&XH có buổi trao đổi với GS Nguyễn Xuân Hãn về những đề tài trên .

    PV: GS cho biết quan điểm của mình về đề nghị của ngành GD&ĐT là tăng học phí ?

    GS. Nguyễn Xuân Hãn: Theo tôi không nên tăng mà còn nên giảm nữa. Lý do tăng học phí lần này cũng không có gì mới. Việc tăng học phí đã được Bộ GĐ&ĐT đề nghị Quốc hội, và cả 3 lần không được Quốc hội chấp nhận. Ngày 23/11/2005, tại Quốc hội, Bộ trưởng GD lúc đó đã công khai bỏ phương án tăng học phí. Lần này cũng vậy, giá cả thay đổi, khung học phí được quy định năm 1998 đến nay đã lạc hậu, mức lương tối thiểu đã tăng gấp 3 lần (từ 144.000 lên 450.000 đ/tháng) và lạm phát trung bình 10%/năm, nếu không tăng không đảm bảo hoạt động tối thiểu của nhà trường. Nhưng đó mới là một nửa sự thật, một nửa còn lại là kinh phí Nhà nước cấp hàng năm từ 1998 đến nay đã tăng 6 lần, mặc dù số lượng HS&SV không đổi (khoảng 22 triệu em). Năm 1998-1999 kinh phí Nhà nước cấp cho GD&ĐT là 11.754 tỷ đồng (gần 1 tỷ USD) thì năm 2007 này là 67.000 tỷ đồng (khoảng 4 tỷ USD). Đó là chưa kể tiền vay của nước ngoài là 1.3 triệu USD[i], và đóng góp của dân. Tỷ lệ đóng góp giữa dân và Nhà nước ở ta là 50/50, trong khi đó tỷ lệ đóng góp của dân cao nhất trên thế giới khoảng 20%. Cụ thể ở Mỹ 19%, Pháp 7%, Trung Quốc 12%. Năm 2005 đầu tư của Nhà nước cho giáo dục là 41.630 tỷ – 2,67 tỷ USD (chiếm 8,3% GDP) vượt cả đầu tư của Mỹ, chiếm 7,2% GDP. (nguồn http:// unit.edu.vn/forum/)

    PV: Muốn đánh giá một chủ trương như tăng học phí của Bộ GD&ĐT, theo GS cần phải xem xét những tiêu chí nào?

    GS. Nguyễn Xuân Hãn: Sơ bộ ta phải xem xét: Thứ nhất, thu chi minh bạch chưa, gồm đầu tư của Nhà nước, sự đóng góp của dân, và các khoản chi, tất cả phải minh bạch và rõ ràng. Thứ hai, những quy ước (pháp luật) trong ngoài nước. Thứ ba, xu thế tăng giảm học phí ở trên thế giới hiện nay. Thứ tư, phải có một cơ sở lý luận – triết lý giáo dục

    PV: Thưa ông, các nước trong khu vực và trên thế giới quan niệm thế nào về vấn đề tăng học phí?

    GS. Nguyễn Xuân Hãn: Về học phí tồn tại 3 loại triết lý (triết lý là cách gọi phương Tây, còn bên ta triết lý được hiểu là quan niệm): 1. Giáo dục của dân do dân và vì dân, là triết lý của các nước XHCN, việc tổ chức nền giáo dục miễn phí vừa là nguyên tắc vừa bản chất của khái niệm XHCN; 2. “GD được xem là lợi ích công, cung cấp rộng rãi cho mọi người không phân biệt giàu nghèo” và được thịnh hành ở nhiều nước trên thế giới; 3. Giáo dục là hàng hoá, việc “tính đúng và tính đủ vào học phí” do Tổ chức thương mại thế giới đưa ra năm 1994. Triết lý này xin lưu ý không phải được chấp nhận rộng rãi trên thế giới kể cả nước có kinh tế thị trường phát triển. Đã nhận mình là XHCN cũng có nghĩa là chấp nhận nền giáo dục miễn phí, phổ cập tới cấp nào là miễn phí tới cấp đó. Bây giờ ta tăng học phí, đây là một lộ trình ngược. Một đồng chí lãnh tụ Cu Ba đã nói: ưu việt nhất của XHCN là giáo dục và y tế, khi chúng ta chuyển đổi nền kinh tế và xã hội nếu không giữ hai điểm này thì tất cả chỉ còn là câu chữ. Mặc dù còn nhiều khó khăn hơn ta, nhưng nền giáo dục dục Cu Ba là miễn phí và phát triển. Một nền giáo dục miễn phí và các cấp phổ cập không phải đóng tiền đã từng tồn tại ở nước ta khi còn chiến tranh và nghèo khó. Bây giờ đất nước đã phát triển và khá giả hơn, mà học phí cho giáo dục ngày một tăng? Sinh thời, ước nguyện của Bác Hồ là: “…ai cũng có cơm ăn áo mặc. Ai cũng được hoc hành…”. Điều 15 trong Hiến pháp của nước VNDCCH 1946 ghi rằng:.. cấp học phổ cập là miễn phí và còn có học bổng.
    GS.TSKH Nguyễn Xuân Hãn từng được cử đi học ĐH ở Liên Xô, và công tác ở các nước tiên tiến. Trong hai năm tự học, ông đã thi hết chương trình ĐH năm năm của ĐH Tổng hợp Minsk và chuyển về phòng lý thuyết Viện liên hợp hạt nhân Dubna, tiếp tục nghiên cứu để làm luận án PTS và TS. Ông có 65 công bố khoa học, trong đó gần 50 công trình đăng trên các tạp chí quốc tế, được thưởng Huy chương Vì sự nghiệp khoa học - công nghệ, Huy chương Vì sự nghiệp giáo dục, Huy chương Vì sự nghiệp khuyến học. Năm 1998, ông được Thủ tướng bổ nhiệm là Ủy viên Hội đồng Giáo dục Quốc gia. Hiện nay ông là Tổng biên tập Tạp chí Vật Lý Ngày nay, giảng dạy và nghiên cứu tại ĐHQG Hà Nội.


    PV: GS từng phát biểu “Không tăng học phí, thậm chí có thể miễn giảm và tăng gấp hai lần mức lương cho GV viên và cán bộ trong ngành. Vậy nguồn tiền đó sẽ lấy ở đâu?

    GS. Nguyễn Xuân Hãn: Giảm họp hành, lãng phí và cải cách tốn kém triền miên, quản lý chặt chẽ nguồn ngân sách của Nhà nước và của dân đóng góp, có thể giảm học phí trong toàn bộ hệ thống. Giảm biên chế hành chính, đồng thời tăng lương gấp đôi mức lương hiện nay. Liệu giải pháp này có khả thi? Kinh phí Nhà nước cấp năm 2007 là 66.700 tỷ đồng - hơn 4 tỷ USD (năm 2001 chỉ có 12.649 tỷ, số lượng HS&SV là 22 triệu em, GV trên dưới 1 triệu người, năm nay 1,1 triệu cả GV, CB trong toàn ngành). Riêng phần chi thường xuyên năm 2007 là 55.240 tỷ (khoảng 80% tổng ngân sách GD). Nếu chi luơng GV, theo cách tính của Bộ GD-ĐT chiếm khoảng 80% ngân sách chi thường xuyên (khoảng trên 44.000 tỷ đồng), chia cho 1,1 triệu người toàn ngành GD, thì bình quân lương trong ngành GV nhận 3,5 triệu đồng tháng, đủ trang trải cuộc sống. Nhưng thực tế họ chỉ nhận được nửa số tiền lương trên, vậy còn nửa kia thất thoát đi đâu[ii]?

    Theo tôi nguồn tiền đó đang nằm trong tay ngành giáo dục. Ta hãy xem xét các con số, dự chi của nhà nước về đổi mới chương trình và thay SGK từ 2002 đến 2007 là 2 tỷ USD, rồi cả trăm triệu USD tiền bán sách thu của dân (theo Tổng cục thông kê Nhà nước năm 2004, người dân phải bỏ ra gần 2000 tỷ đồng để mua sách). Rồi cứ 3 ngày có một cuộc họp hoặc cấp quốc gia hoặc cấp vùng, có cuộc họp tới 500 người, thậm chí 800 người, tốn kém lắm, mà vẫn không biết giáo dục yếu kém ở đâu, rồi bộ máy vô cùng cồng kềnh khỏang 100.000 người …Nếu ta khéo tổ chức, tiết kiệm chi ta có thể tăng lương cho giáo viên gấp đôi. Năm 2007 này Nhà nước cấp cho ngành giáo dục 67 nghìn tỷ đồng. Nếu ta biết tiết kiệm sẽ không cần phải tăng học phí.

    PV: Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bành Tiến Long có nói: "Tuyển sinh vào đại học không thể tránh được ảo". GS có nghĩ như vậy không? GS có giải pháp nào tránh được tình trạng thí sinh ảo hiện nay? Việc tuyển sinh trước đây có xảy ra hiện tượng này?

    GS. Nguyễn Xuân Hãn: Thi vào ĐH&CĐ theo phương thức “ba chung” được tiến hành ở nước ta trong những năm 70 thế kỷ trước. Căn cứ vào kinh nghiệm và thực tiễn tôi xin khẳng định không hề có “ảo”, không hề có học sinh được 27 điểm ba môn (trung bình 9 điểm/môn) mà trượt, trong khi đó 4-5 điểm vẫn đỗ vào ĐH&CĐ. Vậy “ảo” hiện nay, xuất xứ từ đâu? Phải chăng do “lạm thu” và “tính nhầm”. Sự “lạm thu” do bán hồ sơ và thu lệ phí bộ phận có trách nhiệm có “doanh số” 20 tỷ đồng/năm kể từ năm 2002.

    Việc đặt ra các nguyện vọng (NV) của lãnh đạo Bộ GD&ĐT là sáng tạo, so với kịch bản “ba chung”, NV1, NV2 và NV3 nào được xét trước, hay xét sau, hay xét đồng thời là bất cập, khi chưa xác định được “điểm sàn” chung.

    Xin lấy ví dụ, NV1 và NV2 đã có năm được xét đồng thời khi xét tuyển. Cơ sở tư duy là 108 trường ĐH, thì chỉ cần 216 lần trao đổi đĩa mềm. Thực tế số lần trao đổi đĩa mềm theo kiến thức sơ đẳng của phổ thông cũng là hàng vạn lần lớn hơn dự kiến. “Ảo” năm đó rất lạ, không rõ nguồn gốc. Nó nằm trong sự tư duy của người chỉ đạo! So với chỉ tiêu, số lượng trúng tuyển đã phải gọi đến 300% con số được phép tuyển, 400% và thậm chí 500%. Rõ ràng, việc “lạm thu” và “nhầm lẫn” trong tư duy là nguyên nhân sâu xa làm xuất hiện “ảo” trong tuyển sinh. Dựa vào cơ sở khoa học và thực tiễn, xin khẳng định “ảo” hoàn toàn có thể loại bỏ. Việc ổn định thi cử ĐH&CĐ là vấn đề cần thiết sau sự ổn định chương trình giáo dục và sách giáo khoa..

    PV: Giáo sư ủng hộ thi trắc nghiệm hay tự luận các môn thi trong Kỳ thi Quốc gia?

    GS. Nguyễn Xuân Hãn: Trên công luận có nhiều ý kiến góp ý vào dự kiến cải tiến kỳ thi vào ĐH&CĐ, nên sử dụng kỹ thuật hiện đại của công nghệ thông tin, thi trắc nghiệm.... Các ý kiến đó rất hay, song cũng xin lưu ý, công nghệ nào cũng chỉ là công cụ do con người sáng tạo ra và điều khiển. Khi không có người chỉ huy tốt thì công cụ càng tinh xảo càng có hại. Thí dụ về chủ trương “bốc thăm bộ đề có bài giải in sẵn do Bộ GD-ĐT độc quyền” đã đẻ ra các lò luyện thi như nấm, phao thi tràn lan khi có công nghệ cao về sao chụp. “Một người lo bằng kho người làm” là điều ai cũng biết. Thi trắc nghiệm, xin lưu ý, tại đất nước nó sinh ra, cũng chỉ sử dụng khoảng 50% - vì được coi là sơ tuyển, chứ không thay thế được cách thi tự luận hay vấn đáp, về độ chính xác. Vấn đề ở đây không phải là chủ trương ba chung, mà ở chỗ phải chọn lại con người và tổ chức sao cho đúng tầm. Kỳ thi này là của Quốc gia, thì việc lựa chọn xưa nay được xem là phép nước.

    PV: Ông có đồng tình với việc gộp kỳ thi tốt nghiệp THPT và thi ĐH là một? Tại sao?

    GS. Nguyễn Xuân Hãn: Thi cử là một vấn đề lớn của giáo dục hiện nay. Việc chỉ còn một kỳ thi là mong muốn của tốt đẹp lãnh đạo Bộ GD-ĐT để giảm tiêu cực, công bằng và nghiêm túc. Song từ mong muốn tới thực tiễn còn một khoảng cách xa. Xuất phát từ thực tiễn nước ta, xin có mấy ý kiến sau: Sau 6 năm thực hiện quyết định của Thủ tướng về cải cách trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ theo phương thức 3 chung: chung đề, chung đợt và xử lý kết quả chung. Hai khâu đầu ngày càng hoàn thiện, theo Bộ GD&ĐT là bớt lãng phí cho xã hội 500 tỷ VNĐ/năm, nhưng khâu thứ ba vượt quá khả năng của người có trách nhiệm. “Thuật toán” xử lý kết quả chung tìm mãi vẫn chưa ra (!?). Kết quả, có năm, hàng vạn TS đáng ra đỗ thật, lại bị trượt oan, ngược lại, hàng vạn TS đáng ra trượt thật, lại đỗ. Có TS ba môn thi đạt 27 điểm (trung bình 9 điểm/môn), mà trượt!. Và hồ sơ ảo là rất nhiều, không có biện pháp nào khắc phục, và kéo theo tiêu cực lớn, nhưng khó thấy. Những nghịch lý, áp lực thi cử hiện nay vẫn tồn tại quá nặng nề, buộc phải đổi mới.

    Nhìn rộng ra những nước có nền văn hoá giống mình, như Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc thì trước đây, Nhật Bản đã từng gộp hai kỳ thi tốt nghiệp phổ thông và thi ĐH làm một, nhưng không thành công, nên họ giữ kỳ thi ĐH, còn thi tốt nghiệp PT được tiến hành bằng hình thức rất nhẹ nhàng, gần như bỏ. Trung Quốc cũng nghiên cứu và vận dụng xu thế này, nghĩa là kỳ thi ĐH vẫn được thực thi bình thường. Bài học kinh nghiệm của các nước cho chúng ta thấy sự bất ổn nếu ngay lập tức áp dụng hình thức thi kết hợp này...

    Với 63% sinh viên ra trường bị thất nghiệp (SGGP 29-9-2006) Bằng cấp ĐH chưa được chấp nhận trên thị trường lao động quốc tế. Đào tạo không sử dụng được là một sự lãng phí lớn Các trường ĐH mở ra nhưng chất lượng không đảm bảo.Tỷ lệ SV/dân: thế giới là 1SV/100 dân, còn Trung Quốc chỉ khoảng 1,4 SV/100 dân. Việt Nam, 1,81 SV/100 dân. tổng thu nhập quốc dân năm 2006 là 55 tỷ (nợ nước ngoài 20 tỷ, nợ trong nước 22 tỷ). Cơ cấu nguồn nhân lực, tỷ lệ trung bình trên thế giới 1 ĐH (cử nhân, kỹ sư)/ 4 Trung cấp/10 công nhân kỹ thuật, tỷ lệ này ở VN là 1/1,16/0,92 . Điều đó là sự phát triển không cân xứng bị đảo ngược. Không xuất phát từ nền kinh tế để phát triển. Các nước phát triển, các trường ĐH mở cửa mời sinh viên vào học còn ở Việt Nam vào đại học phải có sự cạnh tranh cao.


    [i] Theo nghiên cứu mới nhất, vay nước ngoài đến nay la 1,3 tỷ USD, chứ không còn là 1,1 tỷ USD. Đó còn chưa kể nhiều dự án xoá đói giảm nghèo , trong đó có giáo dục. Cập nhật ngày 25-10-2007.(NXH).

    [ii] Nghiên cứu kỹ con số vênh này với con số do một nhóm PV của Báo Tiền Phong đưa ra ngày thứ bẩy, 20/10/2007 “Hơn 10.000 tỷ đồng ngân sach cho GD&ĐT đi đâu? ” , sẽ thấy kết quả này chấp nhận được.

    school@net (Theo Pháp Luật & Xã hội Cuối tuần, Số 59(83) ra ngày)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.