Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (727 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (494 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (81 bài viết)
  • Sản phẩm mới (218 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (552 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (155 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (126 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (182 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (71 bài viết)
  • Cùng Học (98 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (74 bài viết)
  • School@net 15 năm (153 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (123 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (360 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1209 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1033 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (276 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (181 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8222 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
    
     
    Giỏ hàng

    Xem giỏ hàng


    Giỏ hàng chưa có sản phẩm

     
    Bản đồ lưu lượng truy cập website
    Locations of visitors to this page
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 10
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 10
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 93338575 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Linh hồn tiếng Việt không hề mất

    Ngày gửi bài: 13/11/2007
    Số lượt đọc: 2975

    TT - Giáo sư Cao Xuân Hạo - người thầy của chúng tôi - đang lâm bệnh nặng. Thầy đã yếu từ mấy năm nay...
    Biết bao thế hệ sinh viên, nghiên cứu sinh đã được thầy Cao Xuân Hạo dạy dỗ và hướng dẫn để trở thành thạc sĩ, tiến sĩ. Những kiến thức mới mẻ về âm vị học, ngữ nghĩa học, ngữ pháp chức năng... đã giúp chúng tôi rất nhiều trên con đường nghiên cứu và giảng dạy.

    Cả đời giữ gìn bản sắc tinh hoa của tiếng Việt

    Nhiều luận cứ về ngữ pháp chức năng hiện đại mà thầy Cao Xuân Hạo viết trong các sách cũng như những ý kiến thầy phát biểu trên báo chí thường độc đáo và sắc sảo, không giống cách miêu tả trong nhiều sách ngữ pháp trước đây và hiện nay nên thường bị không ít ý kiến phản bác. Tuy vậy, thầy luôn vững vàng và hơn thế nữa, thầy đã đào tạo được các thế hệ học trò đi theo quan điểm của thầy. Không phải vì họ muốn chạy theo “cái mới”, “cái lạ” mà họ thấy rõ tính hiệu quả của cách dạy tiếng Việt ở nhà trường nếu theo hướng của ngữ pháp chức năng hiện đại.

    Mỗi lần lên lớp hay nói chuyện với học trò, thầy vô cùng bức xúc, nhiều lúc tỏ ra rất bực bội khi thấy giờ học tiếng Việt bị nhiều học sinh và giáo viên coi như vô bổ và tẻ nhạt. Hậu quả là nhiều học sinh học hết lớp 12, kể cả sinh viên đại học, thạc sĩ, tiến sĩ..., vẫn mắc lỗi ngữ pháp và chính tả. Thầy đã dành hầu như cả cuộc đời mình để góp phần gìn giữ bản sắc tinh hoa của tiếng mẹ đẻ.

    Giáo sư Cao Xuân Hạo là một trong những người đầu tiên ở VN nghiên cứu ngữ pháp chức năng và là người đầu tiên viết sách Ngữ pháp tiếng Việt theo hướng chức năng. Quan điểm của các nhà ngữ pháp chức năng hiện đại như L. Tesniere, Ch. Fillmore, M. Halliday, M. Clark, S. Dik và nhiều tác giả khác đang được ứng dụng rất rộng rãi, đã đem lại những kết quả đáng kể. Nhưng ở VN, ngữ pháp chức năng còn xa lạ với nhiều người. Bằng các công trình nghiên cứu và bài giảng của mình, thầy Cao Xuân Hạo đã giúp sinh viên làm quen với ngữ pháp chức năng - một phương pháp và hệ tư tưởng coi ngôn ngữ như một phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của loài người. Dưới ánh sáng của ngữ pháp chức năng hiện đại, các vấn đề của tiếng Việt được miêu tả một cách minh xác, dễ hiểu, giản dị và gần gũi với người Việt. Nhờ vậy giờ học tiếng Việt của sinh viên, học sinh trở nên sinh động và hấp dẫn hơn.

    Nhiều thế hệ học trò tiếp bước

    Trong các buổi hội thảo và trên báo chí, thầy Hạo đã nhiều lần nhấn mạnh cần đưa ngữ pháp chức năng vào giảng dạy từ cấp tiểu học đến đại học. Song, đã mấy thập niên trôi qua, ước mơ đó vẫn chưa thành. Chính vì vậy, thầy rất buồn và cảm thấy rất cô đơn, mặc dù bên cạnh thầy luôn có những người thân và biết bao đồng nghiệp, học trò tán đồng và trân trọng ý tưởng của thầy. Nhiều người trong số đó đã thực hiện những công trình nghiên cứu tiếng Việt theo quan điểm chức năng và đã xuất bản, hoàn thành nhiều cuốn sách, luận án tiến sĩ, thạc sĩ.

    Ngày 30-7-2007 vừa qua, nhân sinh nhật lần thứ 77 của thầy, chúng tôi mang tặng thầy cuốn giáo trình Ngữ pháp tiếng Việt (theo quan điểm chức năng) vừa được dự án phát triển giáo viên tiểu học Bộ GD-ĐT duyệt và phát hành cho sinh viên các trường đại học sư phạm trong cả nước. Thầy cầm cuốn sách, giở từng trang, cười rất vui. Cô Thanh - người bạn đời của thầy - nói: “Mấy hôm nay nhiều học trò đến thăm thầy, nhưng hôm nay thầy vui nhất vì đây là món quà có ý nghĩa nhất đối với thầy”.

    Bây giờ thầy Cao Xuân Hạo nằm trong Bệnh viện Thống Nhất. Mỗi ngày hàng chục người thân, đồng nghiệp, học trò đến thăm, thầy mê man, bất tỉnh. Các học trò của thầy sẽ bước tiếp con đường thầy đã đi. Mong mỏi của thầy chắc chắn sẽ trở thành hiện thực: “Linh hồn của tiếng Việt không hề mất. Cái ý vị vô song của ca dao tục ngữ, của những câu Kiều, những câu ngâm của người chinh phụ vẫn còn sống mãnh liệt trong tiếng nói hằng ngày của dân ta, trong thơ của Nguyễn Bính, Tố Hữu hay Chế Lan Viên...”.

    TS NGUYỄN THỊ QUY (Viện Nghiên cứu giáo dục - ĐH Sư phạm TP.HCM

    Phân tích cú pháp tiếng Việt theo kiểu ngữ pháp châu Âu, sách dạy tiếng Việt ở trường phổ thông chỉ miêu tả và phân tích những kiểu câu nào hoàn toàn giống câu tiếng Pháp. Tức là chưa đến 30% trong các kiểu câu thông dụng tiếng Việt mà đồng bào ta vẫn nói hằng ngày. Trong khi hơn 70% kiểu câu còn lại đều hết sức thông dụng trong tiếng nói hằng ngày, trong văn xuôi và văn vần hiện đại cũng như trong thơ ca cổ điển và trong ca dao tục ngữ, thì học sinh chưa từng được học cách phân tích, ngay cả ở các lớp chuyên ban và ở đại học. Nhà ngôn ngữ - dịch giả Cao Xuân Hạo

    school@net (Theo http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=22293)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.