Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (727 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (494 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (81 bài viết)
  • Sản phẩm mới (218 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (552 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (155 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (126 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (182 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (71 bài viết)
  • Cùng Học (98 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (74 bài viết)
  • School@net 15 năm (153 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (123 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (360 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1209 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1033 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (276 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (181 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8222 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
    
     
    Giỏ hàng

    Xem giỏ hàng


    Giỏ hàng chưa có sản phẩm

     
    Bản đồ lưu lượng truy cập website
    Locations of visitors to this page
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 12
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 12
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 93343571 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Giáo dục và khoa học đứng trước thử thách hội nhập

    Ngày gửi bài: 15/11/2007
    Số lượt đọc: 2994

    Hoàng Tụy

    Trong lúc sự thiếu nhân lực chất lượng cao đang là trở ngại chính cho phát triển, và khoa học, giáo dục đã trở thành lĩnh vực ưu tiên hàng đầu của mọi đất nước muốn vươn lên trong cạnh tranh quốc tế ở thời đại kinh tế tri thức thì trong đội ngũ cán bộ khoa học đã được đào tạo mấy chục năm qua ở nước ta có đến 2/3 số tiến sĩ không làm khoa học mà làm quản lý.

    Suy nghĩ kỹ, thông tin ấy nói lên rất nhiều điều. Đáng lo hơn nữa là trong số 1/3 còn lại cũng chẳng có mấy người thật sự làm khoa học, mà số đông chỉ làm khoa học một cách hời hợt, bôi bác, vì rất nhiều sản phẩm của họ khó được chấp nhận là công trình khoa học theo cách hiểu thông thường trên quốc tế.

    Đánh giá đúng thực chất, có lẽ chỉ 15-20% số tiến sĩ có trình độ thật sự tương xứng với bằng cấp đó trên quốc tế. Và cũng chỉ 15-20% số GS, PGS có trình độ thật sự tương xứng với các chức vụ đó trên quốc tế. Còn lại không chỉ thấp mà có đến hơn 1/3 thấp đến tệ hại, nhiều người không đứng nổi trong phạm trù “dạy đại học”, dù ở mức thấp. Rất nhiều tiến sĩ của ta trình độ không hơn gì cử nhân ở các nước, rất đông PGS của ta không so sánh nổi với trợ giảng mới ra của họ.

    Tôi nói điều đó với tinh thần trách nhiệm đầy đủ và tất cả sự kính trọng đối với số it các bạn đồng nghiệp, già và trẻ, bất kể muôn vàn khó khăn, đã và đang lao động nghiêm túc và hết lòng vì tương lai nền giáo dục và khoa học của đất nước. Tình hình tồi tệ này không phải lỗi tại chúng ta, và tất cả chúng ta đều biết. Nhưng nhiều người cần biết lại chưa biết hay giả vờ chưa biết. Họ có mở tầm mắt nhìn ra thế giới bên ngoài đâu, họ có kể gì đến chuẩn mực đâu, cho nên họ không thể thấy hết sự nghiêm trọng. Nói ra thì chạm tự ái, có người lồng lộn lên, chẳng qua vì lâu nay họ được đối xử cao hơn quá nhiều giá trị thật, mà trong một xã hội đã quá quen lấy giả làm thật, cũng chẳng có gì lạ nếu nhiều người luôn có ảo tưởng về bản thân.

    Ở quê tôi ngày xưa, cục đất sét được nặn thành tượng thần, ai đi qua cũng cúi đầu, riết rồi cục đất cũng thành thiêng. Trong mỗi lĩnh vực khoa học, giáo dục của ta đều có những vị đã trở thành thiêng theo kiểu đó, nhờ được tung hứng lên rồi không mấy chốc trở thành chuyên gia đầu ngành, được trao trọng trách lãnh đạo, rồi cái mô hình ấy cứ truyền lại để được tiếp nối, như vậy làm sao khoa học, giáo dục phát triển lành mạnh được. Bên cạnh các hiện tượng đạo văn, ăn cắp học thuật, còn có những kiểu gian dối tinh vi hơn.

    Nước ta có hai cơ quan vài năm nay được mang tên quốc tế là Viện Hàn lâm KHTN và CN, Viện Hàn lâm KHXH và NV, tuy chưa dám có viện sĩ, nhưng nhiều vị chức sắc khoa học đã điềm nhiên tự xưng viện sĩ mà không hề nói rõ Viện hàn lâm nào, y như thể họ là viện sĩ của Việt Nam. Cái nguy hại là khi danh và thực tách rời, thật giả lẫn lộn, thì liền theo đó là nhiều tài năng chân chính bị vùi dập, chưa kịp nở đã tàn. Chẳng hạn trong lúc ta có hàng nghìn GS, PGS hữu danh vô thực thì 3 năm sau khi đã mất biết bao thì giờ bàn thảo để chấn chỉnh cái gọi là Hội đồng Chức danh GS PGS, chỉ mới cách đây vài hôm thôi, tôi được chứng kiến trường hợp một nhà toán học trẻ 36 tuổi, bảo vệ tiến sĩ ở một đại học Pháp cách đây 7 năm, làm trợ giảng và giảng viên đại học Qui Nhơn hơn 10 năm, trong vòng 8 năm đã có 15 công trình công bố trên các tạp chí quốc tế rất có uy tín của ngành, có triển vọng trở thành một nhà toán học có tầm cỡ, cho nên hoàn toàn đạt tiêu chuẩn cao của một PGS theo chuẩn mực quốc tế, nhưng ở VN lại bị gạt ra vì ... không đủ số điểm về nghiên cứu khoa học, tính theo cách cân, đo, đếm khoa học độc đáo của Hội đồng Chức danh GS, PGS đã “đổi mới”. Thật đau lòng và đáng phẫn nộ, tình hình dốt nát như thế kéo dài đã hàng chục năm, sẽ đẩy nền khoa học, giáo dục này đến vực thẳm nào. Nhiều vị giữ trọng trách vẫn rất mơ hồ, thậm chí hoàn toàn dửng dưng phó mặc cho nó tự xoay xở lấy, rồi lâu lâu lên tiếng hô hào “củng cố, nâng cao, đẩy mạnh, phát triển, v.v.”. Một số trí thức, tài năng không xứng với tham vọng quyền chức, ra sức ru ngủ các vị để được tín nhiệm và thăng tiến đều đặn. Rốt cục, ở xứ sở chúng ta dường như chỉ có thùng rỗng mới kêu to và mới được nghe thấu. Nguyên nhân xem ra có lẽ vì nhiều vị chỉ thích vỗ cho các thùng rỗng ấy kêu ngày càng to, chứ đâu có quan tâm gì khác.

    Một số người tâm huyết với sự nghiệp khoa học và giáo dục của nước nhà nhận định hai lĩnh vực này đang rơi vào khủng hoảng trầm trọng. Tôi nghĩ nhận định ấy không có gì quá đáng. Khủng hoảng chứ không phải chỉ là “không thành công” như Cựu Thủ Tướng PVK đã nhìn nhận cách đây vài năm, dù việc nhìn nhận ấy đã là sự dũng cảm đáng kính trọng giữa lúc nhiều vị lãnh đạo cấp cao khác vẫn khăng khăng : “thành tựu vĩ đại, thành tựu cơ bản” (tuy còn nhiều bất cập !)

    Thật ra, giáo dục và khoa học của ta không chỉ tụt hậu mà đi lạc ra ngoài con đường chung của thế giới, hết sức “không giống ai” và đó là nguồn gốc mọi vấp váp, khó khăn khi hội nhập nếu không kịp chấn chỉnh. Trong báo cáo khảo sát của đoàn Viện Hàn Lâm Hoa Kỳ về một số đại học lớn của VN có nói rõ sự “không giống ai ấy”. Của đáng tội, các quan chức phụ trách giáo dục, khoa học cũng luôn nói học tập các nước, và những chủ trương, chính sách “sáng tạo” ấy cũng chẳng qua từ học lỏm mà ra, chỉ có điều học lỏm mà không tiêu hóa được lại cứ chủ quan cho mình giỏi hơn thiên hạ, hiểu sai, làm sai một cách ấu trĩ lố bịch, mà khó hiểu là thường chỉ sai theo hướng có lợi cho những nhóm lợi ích nào đó không trùng với lợi ích của đất nước, nên luôn là nguồn gốc phát sinh tiêu cực. Điển hình là du nhập sống sượng các quan niệm “giáo dục là hàng hóa”, “thị trường giáo dục”, “thị trường khoa học” , để tiến tới “cổ phần hóa” các đại học công lập, khuyến khích kinh doanh giáo dục kiếm lời, cho đấu thầu, nghiệm thu các đề tài nghiên cứu khoa học, y như đấu thầu các công trình xây dựng, để rồi bỏ hàng đống tiền công quỹ vào những việc mà chỉ nghe đến cái tên đề tài nghiên cứu đã thấy ngượng và xót xa cho nền khoa học của đất nước. Hàng năm Bộ KH và CN trả lại Nhà Nước hàng trăm tỉ đồng trong ngân sách dành cho khoa học, trong khi nhiều người làm khoa học thiếu phương tiện nghiên cứu tối thiểu, lương không đủ sống, buộc phải tự cứu bằng những công việc khác rồi dần dần bỏ bê khoa học hoặc tìm cách ra nước ngoài kiếm sống. Quản lý khoa học kiểu đó là vì lợi ích của ai ? Vì dân, bởi dân, do dân chăng ? Nghịch lý trong xứ này là ít ai coi thường sự nghiệp giáo dục chân chính bằng một số quan chức giáo dục, không ai coi rẻ chất xám sáng tạo khoa học bằng nhiều quan chức khoa học. Những việc mà ở các nước văn minh phải coi là scandal thì ở nước ta là thành tích để tuyên dương. Một đại học công thu được 27 tỉ đồng lợi nhuận qua học phí trong 3 năm thì hiệu trưởng được coi là xuất sắc. Cơ quan quản lý khoa học quốc gia để ối đọng ngân sách hàng trăm tỉ đồng rồi trả lại cho Nhà Nước, sau khi đã xài riêng cho trà nước, giấy bút, trong nội bộ cơ quan tính ra trong một tháng bằng cả tiền lương của 300 giáo sư (!) , ấy thế mà, để xem, có lẽ rồi đây sẽ được kể là thành tích tiết kiệm cho Nhà Nước, có ý thức quý trọng “tiền đổ mồ hôi sôi nước mắt của dân” nên chỉ dám tiêu xài thoải mái cho trà nước chứ không dám tiêu pha, dù chỉ dè sẻn, cho nghiên cứu khoa học là thứ mà theo các vị ấy, VN đã có quá đủ rồi, đã bội thực rồi !

    Qua nhiều vấp váp về giáo dục và khoa học, cảm nhận chung là tất cả khó khăn dường như phát sinh từ một mối: đường lối lãnh đạo sai lầm trong hai lĩnh vực này. Trong khi quan niệm “giáo dục là hàng hóa” đang được quảng cáo một cách ngây thơ và thô bạo, lại nấp dưới những mỹ từ “dân chủ”, “đổi mới”, v.v. , để tàn phá giáo dục không thương tiếc, thì trong khoa học cũng đang thắng thế xu hướng biến khoa học thành ngành kinh doanh tệ hại, với các kiểu làm như đấu thầu, nghiệm thu, v.v... không tính gì đến đặc thù của hoạt động nghiên cứu khoa học. Suy cho cùng, cũng chỉ là vấn đề tâm với tầm, nhưng phải chăng thiếu tâm cho nên mới không đủ tầm, và nếu thiếu cả tâm lẫn tầm mà quản lý các ngành trí tuệ thì thất bại khi hội nhập sâu vào thế giới văn minh ngày nay là điều khó tránh khỏi, mặc dù thời cơ đang hết sức thuận lợi cho đất nước.

    school@net(Sưu tầm)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.