Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (727 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (494 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (81 bài viết)
  • Sản phẩm mới (218 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (552 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (155 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (126 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (182 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (71 bài viết)
  • Cùng Học (98 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (74 bài viết)
  • School@net 15 năm (153 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (123 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (360 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1209 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1033 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (276 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (181 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8222 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
    
     
    Giỏ hàng

    Xem giỏ hàng


    Giỏ hàng chưa có sản phẩm

     
    Bản đồ lưu lượng truy cập website
    Locations of visitors to this page
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 4
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 4
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 93339880 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Đua nhau học Cao học: Chỉ vì... dễ quá!

    Ngày gửi bài: 20/11/2007
    Số lượt đọc: 3112

    Tốt nghiệp Đại học mấy tháng, bố mẹ ở quê đã cuống quýt giục tôi chuẩn bị hồ sơ thi cao học. Tôi cãi: “Nghề báo chỉ cần viết được bài, cần gì bằng cao học” thì bị vặn lại: ”Cả họ chưa có ai là là thạc sĩ. Bằng giá nào, dù phải bán đất, bán ruộng, nhà cũng phải lo cho mày học cao học”. Nhìn bạn bè đua nhau “phổ cập” cao học, nhiều lúc tôi cảm thấy chạnh lòng vì tấm bằng thạc sĩ danh giá, lung linh biết mấy. Có nó, không chỉ quan lộ mà đường tình duyên cũng thuận chèo mát mái. Trước khi lập hồ sơ, tôi đã “nhảy dù” bí mật vào một lớp để xem học cao học “hình dạng” ra sao mà nhiều cá nhân, gia đình, dòng họ phải “lao đao” theo đuổi đến vậy. Và bức tranh dưới đây là những nét phác thảo cơ bản sau một buổi đóng giả “học viên cao học”.

    17h30 phút, phòng học lớp cao học Lịch sử Đảng khóa 2005-2008, nằm sát văn phòng khoa Lịch sử - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn chỉ vẻn vẹn 4 học viên. Sĩ số trong danh sách là 26 người nhưng chẳng mấy khi lớp kín 2/3 chỗ. Ba dãy ghế cuối, người người ngồi chen chúc để lộ một khoảng bàn đầu trống hoác.

    17h45 phút, giảng viên chính phụ trách chuyên đề là PGS.TS N.Đ.T vẫn loay hoay với đống máy móc hiện đại: máy tính xách tay, máy chiếu… Cô bạn ngồi cạnh tôi tặc lưỡi: “Đổi mới phương pháp giảng dạy chỉ làm khổ các thầy già. Buổi nào phải sử dụng máy chiếu, slide, thầy cũng “đánh vật” với máy vi tính đến nửa buổi vì không biết cách sử dụng”.

    18h, dù được trợ giúp của 2 học viên, màn hình máy chiếu 40 inch vẫn đen sì. Có vẻ sốt ruột, thầy cuống quýt giục học viên vào lớp và bắt đầu buổi học chậm 30 phút bằng cách đọc chay một bài báo. Chất giọng đều đều với tiết tấu chậm chạp của thầy không át nổi tiếng nói chuyện rầm rì. Thi thoảng, một tiếng chuông điện thoại di động réo lên, lại rầm rầm những bước chân chạy ra khỏi lớp. Ngồi cạnh tôi, một giảng viên Đại học và một cán bộ ngành đã gục mặt xuống bàn. Mệt mỏi sau một ngày lăn lộn và giọng đọc đều đều của thầy đã khiến lớp cao học trở thành chốn ngủ lý tưởng cho họ.

    Trong vai một học viên chăm chỉ, tôi với lên hỏi một anh ngồi trên đang cặm cụi chép bài: “Trên bảng chiếu ghi: Đại hội và các Hội nghị TW” mà sao thầy lại đọc giảng ”Thành tựu và Kinh nghiệm xây dựng Đảng” nhỉ? “Ừ thì máy chiếu hỏng nên thầy không đổi được tên bài học. Chịu khó nghe mà chép đi”. Cô bạn ngồi cạnh tưởng đang say ngủ bỗng bật dậy bảo tôi: ”Chép làm gì cho mệt. Cuối buổi đem USB xin thầy cóp lại bài giảng. Kiến thức được đọc từ đấy ra hết ấy mà”.

    Trong suốt 120 phút, tôi không thấy bất cứ một câu hỏi nào được thầy hoặc trò đưa ra. Lớp học đặc sệt không khí đọc - chép mặc dù chẳng mấy ai “thèm” chép vì thầy đã dễ tính cho copy lại giáo án. Cô bạn ngồi cùng tính nhẩm: Nguyên bài báo tư liệu thầy đọc hết gần 15 phút. Một vài cuộc tranh cãi lịch sử giờ nào thầy cũng đưa ra nói nhưng không có gì mới. Mấy bài học, kinh nghiệm “đầy rẫy” trong các văn kiện.” “Vậy sao bạn vẫn đi học” Tôi hỏi. “Học để lấy cái bằng ấy mà.” Cô bạn hồn nhiên đáp…

    Đến 20h, buổi học cũng kết thúc. Trong lúc thầy dặn dò làm tiểu luận thay bài thi thì lớp nhốn nháo hàng trăm chuyện. Người thì điểm danh cho đủ buổi, người í ới mượn sách mượn vở. Rôm rả nhất là đám đông tay lăm lăm USB đang chen chúc đứng cạnh máy tính xách tay của thầy. Kiểu gì, mấy bài giảng copy được hôm nay cũng có kiến thức đưa được vào tiểu luận tới.

    Vai diễn “thạc sĩ tương lai” quả thực nặng nhọc quá sức với tôi! Sau một ngày mệt mỏi, căng thẳng với công việc, tôi tự hỏi những học viên kia lấy đâu sức lực “đánh vật” suốt 3 giờ đồng hồ với “đống” kiến thức chỉ cần USB là “ổn”. Công thức đào tạo một thạc sĩ chỉ cần “USB + chép báo” cho ra lò những sản phẩm như thế nào? Bảng điều tra (kỳ trước) đã làm rõ. Thói dễ dãi chạy theo hình thức hơn là nội dung, số lượng hơn là chất lượng của ngành giáo dục đang tiếp tục “ra lò” nhiều hơn những “tiến sĩ giấy” cho xã hội!

    Phỏng vấn một PGS đứng lớp

    THƯA THẦY, EM MUỐN PHỎNG VẤN THẦY ĐƯỢC KHÔNG Ạ?

    Có vấn đề gì?

    MỘT HỌC VIÊN LỚP CAO HỌC CỦA THẦY PHẢN ÁNH TRONG MỘT BUỔI HỌC CAO HỌC, THẦY ĐỌC MỘT BÀI BÁO CHO HỌC VIÊN NGHE HẾT 15 PHÚT?

    Bài báo đó ở Tạp chí Lịch sử Quân sự tháng 2-2005.

    THẾ LÀ ĐÚNG Ạ? EM MUỐN HỎI TẠI SAO THẦY KHÔNG PHOTO BÀI BÁO MÀ MẤT 15 PHÚT ĐỂ ĐỌC?

    Mất 15 phút là thế nào? Tôi giới thiệu hiện nay có bài tư liệu đăng trên Tạp chí Lịch sử công khai

    NHƯNG CÓ NGƯỜI PHẢN ÁNH THẦY ĐỌC CẢ BÀI BÁO ĐÓ CHO HỌC SINH CHÉP ĐÚNG KHÔNG Ạ?

    Không, tôi chỉ giơ bài báo đọc một số ý xung quanh đến hội nghị thành lập Đảng. Đó là bài báo công khai. Tôi cũng đưa cả văn kiện Đảng cho lớp trưởng. Lúc đó đang dạy về sự kiện ngày thành lập Đảng.

    HỌC SINH CỦA THẦY CÓ GHI ÂM LẠI BUỔI HỌC HÔM ĐÓ. THỰC RA THEO EM NGHĨ CHÚNG TA DẠY HỌC CẦN THỜI GIAN TRUYỀN BÁ NHỮNG KIẾN THỨC KHÁC. BÀI BÁO CÓ THỂ PHOTO...

    Tôi đưa bài báo, văn kiện hội nghị Đảng để có cách nhìn nhiều chiều.

    QUAN ĐIỂM CỦA CÁC NƯỚC CÓ NỀN GIÁO DỤC TIÊN TIẾN LÀ CÁC NHÀ GIÁO DỤC KHÔNG NÊN CẦM SÁCH, CẦM BÁO ĐỌC SUÔNG TRONG LỚP HỌC?

    Không phải, anh nói thế là không đúng. Tôi đang dạy về sự kiện các Đại hội, tôi đưa cả văn kiện tập dày, bài báo liên quan đến Hội nghị thành lập Đảng. Đó là tư kiệu cung cấp cho học sinh để có cách nhìn nhiều chiều... Làm gì đến 15 phút. Trong lớp tôi dẫn văn kiện này, văn kiện kia là chuyện bình thường.

    school@net (Theo http://www.vietimes.com.vn/vn/chuyende/4002/index.viet)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.