Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (727 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (494 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (81 bài viết)
  • Sản phẩm mới (218 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (552 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (155 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (126 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (182 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (71 bài viết)
  • Cùng Học (98 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (74 bài viết)
  • School@net 15 năm (153 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (123 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (360 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1209 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1033 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (276 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (181 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8222 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
    
     
    Giỏ hàng

    Xem giỏ hàng


    Giỏ hàng chưa có sản phẩm

     
    Bản đồ lưu lượng truy cập website
    Locations of visitors to this page
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 6
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 6
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 93371572 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Mô hình tự chủ trong các trường đại học Bài 1: Cần nhưng chưa đủ!

    Ngày gửi bài: 21/11/2007
    Số lượt đọc: 3020

    Tháng 4-2006, ngay sau khi nhận lãnh trọng trách người đứng đầu chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chọn Đại học (ĐH) Quốc gia TPHCM và Hà Nội là những điểm thị sát đầu tiên – giống như một lời nhắn gửi - lĩnh vực giáo dục-đào tạo (GD-ĐT), đặc biệt là GDĐH, vẫn là ưu tiên hàng đầu trong hoạt động của Chính phủ nhiệm kỳ này.

    Điều đáng chú ý là từ bục giảng của 2 trường ĐH đầu tàu, Thủ tướng đã phát tín hiệu: Để “đi tắt, đón đầu” trong đào tạo nguồn nhân lực cho giai đoạn hội nhập, Chính phủ sẽ trao quyền tự chủ sâu rộng nhất cho các trường ĐH – cả về tài chính, nội dung đào tạo, nhân sự… lẫn tự chủ về tuyển sinh. Ông khẳng định “Thủ tướng chỉ bổ nhiệm giám đốc 2 ĐHQG, những việc còn lại là do lãnh đạo trường tự quyết”.

    Tự chủ = tự trị?

    Hơn 1 năm trôi qua, từ những chỉ đạo của Thủ tướng, công việc chuẩn bị cho mô hình “tự chủ” – đã được “chuẩn hóa” bằng các Luật GD năm 2005 và Nghị định 43 (năm 2006) về tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

    Bộ chủ quản là Bộ GD-ĐT cho biết sẽ ban hành những quy định cụ thể cho 14 trường ĐH trọng điểm thử nghiệm trước. Nhưng trước giờ “phân cấp GD”, không khí vẫn chưa “nóng” bằng… sàn chứng khoán và cảnh giao dịch căn hộ cao cấp. Nhiều trường dù có tên hay không có tên trong danh sách trường điểm vẫn chỉ đoán già, đoán non về “quyền hạn” và “trách nhiệm” của mình. Họ băn khoăn không biết đâu là giới hạn của “tự chủ” và phải chăng “tự chủ” là “tự trị”?

    Thật ra, chúng ta đã nghĩ đến mô hình “trao quyền tự chủ” từ lâu, nhưng sức nặng “cơ chế bao cấp” đã kéo sập “giàn giáo” mới manh nha trong thực tế. Tại một cuộc hội thảo dành cho khối ĐH, CĐ ngoài công lập tổ chức tại Trường RMIT (TPHCM), nhà giáo Nguyễn Quốc Bảo (ĐH Kỹ thuật công nghệ TPHCM) kể lại: Từ năm 1990, khi còn công tác ở Văn phòng Bộ GD-ĐT phía Nam, ông đã thấy một nghịch lý là các sở GD-ĐT chịu trách nhiệm chỉ đạo mọi mặt công tác GD trong tỉnh, song lại không nắm tiền (tài chính) và người (nhân sự) – hai yếu tố quan trọng nhất để phát triển sự nghiệp GD.

    Tiền thì do Sở Tài chính cấp phát với những quy định chặt chẽ về hạng mục chi tiêu, Sở GD-ĐT không có quyền gì trong quản lý ngân sách. Còn nhân sự phụ thuộc hoàn toàn vào Ban Tổ chức chính quyền. “Lúc bấy giờ tôi hay gọi mấy ông giám đốc sở là “quyền rơm vạ đá” - ông Bảo hồi nhớ. Sau đó, tỉnh Long An đã thử đột phá thành trì “bao cấp” bằng quyết định giao quyền tự chủ tài chính cho Sở GD-ĐT… Và từ “đốm lửa” Long An, đã “cháy rộ” một phong trào rộng khắp ở các tỉnh Nam bộ và một số tỉnh miền Trung khi Sở GD-ĐT không những được giao quản “tiền” mà còn ôm thêm “quản vốn con người”.

    Tuy nhiên, cũng như nhiều sáng kiến khác, mô hình mới này đã nhanh chóng “thoái trào” vì không chống nổi sức ì của cơ chế bao cấp, xin – cho in dấu vết quá đậm. Điều đó cũng xảy ra đối với khối ĐH, cả về tuyển sinh, cả về các lãnh vực khác như mở ngành nghề, chương trình đào tạo, liên thông…

    Trong bối cảnh đó, nhiều người cho rằng cần trao cho tất cả các trường “cây đũa thần” là “khoán 10” cho GDĐH, với hàm ý xây dựng một cơ chế mới quản lý lãnh vực này. Tuy nhiên, cơ chế “khoán 10” trong nông nghiệp vốn có tác dụng giải phóng sức lao động, đưa nước ta từ chỗ thiếu ăn thành nước xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới, lại có “đầu ra” không giống với “khoán” trong GDĐH.

    Một giáo sư thổ lộ: Sản phẩm GD một khi hỏng thì không thể sửa chữa (not rework) mà cũng không thể vứt đi được. Di hại của nó kéo dài đến hàng 3-4 thập kỷ. Nên trách nhiệm xã hội của trường ĐH đối với người học vô cùng lớn, không thể khoán trắng cho các trường được. Như vậy, giống như “đồng xu có hai mặt”, tự chủ luôn đi kèm trách nhiệm, không có chuyện “tự chủ tuyệt đối”, đặt mình ra ngoài luật pháp và mức độ tự chủ của từng trường cũng rất khác nhau.

    Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, chúng ta phải xử lý hài hòa mối quan hệ giữa nhà nước, nhà trường và thị trường. Nếu yếu tố thị trường lấn áp thì chuẩn mực giá trị học thuật cũng như sự bình đẳng có nguy cơ bị xâm hại. Còn khi nhà nước can thiệp quá sâu cũng lại làm triệt tiêu sức sáng tạo của nhà trường và sự ỷ lại sẽ tăng lên.

    Ranh giới đúng – sai

    Sự bao cấp quá mức từ phía nhà nước trong nhiều năm qua đã biến hệ ĐH nước ta thành thực thể khô cứng, quắt queo, một dạng như nhiều nhà giáo phân tích là “trường cấp 4”. Nhưng để thoát ra thì vấn đề không mấy đơn giản. Ở đây, ranh giới giữa đúng và sai, giữa sáng kiến và khuôn phép, giữa mới và cũ… quá sức mỏng manh.

    Đơn cử như chuyện kiểm toán - chuyện bình thường để đảm bảo sự trong sáng trong công tác tài chính kế toán – cũng tỏ ra… không bình thường với ngành có đặc thù riêng như ngành GD-ĐT. Những việc các trường làm như huy động nhiều nguồn lực khác nhau để phát triển, sử dụng học phí để nâng cấp phòng học, để xây ký túc xá khang trang… những tưởng là thành tích thì dưới quan điểm của kiểm toán lại là vi phạm. Việc hỗ trợ các hoạt động đoàn thể như hỗ trợ nhà tình thương, tình nghĩa… - theo kiểm toán - cũng phải lấy nguồn tài trợ, còn chi từ học phí là sai!?

    Việc nộp thuế thu nhập của ngành cũng có đặc thù riêng. Nếu GV nhận tiền giờ giảng vài chục triệu đồng, nhưng có khi đó là số tiền cho cả học kỳ, hoặc cả năm thì có phải “khấu trừ từ gốc”? Và có phải là “không hợp pháp” khi các trường giảm giờ dạy nghĩa vụ xuống để có thêm thu nhập cho GV trẻ, những SV tốt nghiệp xuất sắc vượt qua bao cám dỗ của cuộc sống, từ chối những mức lương hậu hĩ để trở thành một cán bộ giảng dạy? Đến nỗi, PGS-TS Thái Bá Cần, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM, phải nhăn nhó: “Muốn mở nhưng mở ra rồi lại sợ làm trái quy định. Có kiểm toán viên còn vặn vẹo chi cho hội nghị này làm gì… vì nó đâu có quan trọng?”.

    Người ta hay nói: Những điều hợp lý có khi không hợp pháp mà hợp pháp lại không hợp lý! Và liệu có “hợp pháp” không khi Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM âm thầm mở “lớp chất lượng cao” với mục đích kéo dần chất lượng đào tạo? Ở đây, TS Thái Bá Cần đã lựa chọn phương án “hợp lý”: Muốn có dịch vụ cao thì phải trả tiền, còn tiền ngân sách chỉ dành cho số đông, cho những người nghèo. Đó cũng là việc dám làm, dám chịu trách nhiệm, một hướng đi “tự chủ” của một trường ĐH hoạt động trong điều kiện còn bị ràng buộc bởi những bất cập của cơ chế.

    Tựu trung, trao quyền tự chủ cho các trường ĐH là xu hướng tất yếu, là giải pháp mang tính đột phá vì là “giải pháp của nhiều giải pháp”. Song đó mới chỉ là điều kiện “cần” để nâng cao chất lượng giáo dục ĐH…

    school@net (Theo http://www.sggp.org.vn/giaoduc/2007/11/130577/)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.