Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (727 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (494 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (81 bài viết)
  • Sản phẩm mới (218 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (552 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (155 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (126 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (182 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (71 bài viết)
  • Cùng Học (98 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (74 bài viết)
  • School@net 15 năm (153 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (123 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (360 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1209 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1033 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (276 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (181 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8222 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
    
     
    Giỏ hàng

    Xem giỏ hàng


    Giỏ hàng chưa có sản phẩm

     
    Bản đồ lưu lượng truy cập website
    Locations of visitors to this page
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 2
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 2
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 93375869 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Mô hình tự chủ trong các trường đại học: Bài 2: Phân tầng đại học

    Ngày gửi bài: 21/11/2007
    Số lượt đọc: 3041

    Tuy không thuộc “top” 14 trường trọng điểm được “chọn mặt gửi quyền tự chủ”, nhưng PGS-TS Thái Bá Cần, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM vẫn cười hồ hởi: Thực ra, bộ đã giao gần hết. Hiện giờ không tự chủ chỉ là vấn đề thủ tục. Ông nhẩm tính về nhân sự “coi như đã xong”, vướng mỗi “ông kho bạc” vẫn yêu cầu giao biên chế để tính quỹ lương. Còn cái gốc của tự chủ là tự chủ tài chính thì trường cũng cơ bản được tự quyết trong 2 khoản chi thường xuyên từ ngân sách và từ học phí thu theo quy định. Song có phải thế là… xong?

    Ai kéo ai lên?

    “Hàng trăm trường ĐH trong nước hoạt động dưới sự kiểm soát theo chiều “dọc” và “ngang” với 13 đầu mối là các bộ chủ quản. Có thể hình dung điều đó như cảnh đi tham quan du lịch theo đoàn khi muốn tồn tại, không bị lạc nhóm trên đất khách quê người, nhất thiết bạn phải răm rắp tuân thủ mệnh lệnh của người cầm cờ đi trước. Mối quan hệ phụ thuộc đó có hai mặt của nó.

    Một mặt chúng lôi kéo những người đã biết đi theo người dẫn đường. Song mặt khác, nó buộc người hướng dẫn phải chú ý đến cả nhóm, gắn ý muốn của mình v nhóm, giữ cho được sự gắn kết dù chỉ là vẻ ngoài của sự nhất trí.

    Trong bối cảnh nền kinh tế nước ta vận hành theo cơ chế thị trường, sự so sánh trên tuy còn khập khiễng, nhưng có phần đúng khi “người cầm cờ” phải tính đúng lộ trình, tính đúng khoản tiền phân bổ giữa các thành viên, tính làm sao để tất cả đều… vui!”.

    PGS-TS Thái Bá Cần thẳng thắn nói tiếp: “Chúng ta phải đối mặt và phải chấp nhận thực tế giàu – nghèo tồn tại trong xã hội. Có người chở con đi học bằng xe hơi, nhưng có người vẫn cứ xe đạp cọc cạch “ngày hai buổi đến trường”, rồi thì người được phép ăn ngon, người chỉ có rau và rau… Chúng ta không thể cào bằng, không thể ai cũng phải nghèo như nhau. Như thế là không được”. Từ cách nhìn vấn đề khá “thoáng” này, ông đề cập đến vai trò của “người cầm cờ” vạch đường là Bộ GD-ĐT khi điều tiết “sự công bằng”, nhất là phân bổ ngân sách GD cho các trường.

    Theo ông Cần, công bằng GD là công bằng về cơ hội khi sử dụng kinh phí nhà nước cấp chung cho mọi người. Muốn làm được điều đó có hai sự lựa chọn là người giàu kéo người nghèo lên hoặc ngược lại. Mà nghèo thì đâu có sức để kéo đẩy. Điều ông Cần lý giải cũng tương tự như cách thức Trung Quốc tiến hành cuộc cải cách kinh tế khi tạo dựng một tầng lớp trung lưu khá giả – làm đầu tàu kéo các toa tàu theo sau mình.

    Nhưng cách thức chúng ta chọn đầu tư “đầu tàu” ra sao, đầu tư cho trường “giàu” trước hay trường “nghèo” trước? Hay là đầu tư cho cả hai để “huề cả làng”? Theo ông Cần, không thể đồng đều nâng cấp tất cả các trường, phải đầu tư có chọn lọc vì ngân sách không kham nổi. Ông nói: “Toàn bộ ngân sách dành cho các trường trọng điểm là sai vì đó là tiền đóng góp của toàn dân. Số tiền đó nên dành cho các cơ sở đào tạo chất lượng trung bình , giá rẻ, cho số đông. Còn lại, ai muốn dịch vụ tốt thì phải thêm tiền vào. Làm thế số đông – những người nghèo - sẽ được hưởng lợi”.

    Một dẫn chứng ông Cần đưa ra minh họa cho “tính bất công” trong phân bổ ngân sách – và cũng được PGS-TS Huỳnh Thanh Hùng, Hiệu phó Trường ĐH Nông Lâm TPHCM chia sẻ – là tại sao nhà nước phải bỏ tiền ra cho các “chương trình tiên tiến” khi mà người ta “bê” nguyên xi từ nước ngoài về để giảng dạy? Và liệu cái “tiên tiến” kia có hợp với môi trường giáo dục ở VN không?

    Như thế câu hỏi: Ai bỏ tiền, ai đào tạo, ai sử dụng vẫn còn treo lơ lửng. Đó cũng là điều cần làm rõ trong những quy định cụ thể cho mô hình tự chủ.

    Bài toán giảng viên

    Có thể hiểu nỗi khổ tâm và mong ước của Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân khi ông đặt ra chỉ tiêu từ nay đến năm 2020 phải đào tạo 20.000 TS để không còn cảnh “cử nhân dạy cử nhân”. Nhưng làm sao số lượng đi kèm chất lượng, để bằng ra bằng? Đây là một câu hỏi chỉ thực tiễn mới cho lời đáp.

    Tại Trường ĐH Nông Lâm TPHCM, sau khi cho biết trường mới chỉ phấn đấu đến năm 2010 có số GV là TS đạt mức 25%, PGS-TS Huỳnh Thanh Hùng băn khoăn: “Rất khó để đạt chỉ tiêu được giao”. Ông nói có “độ vênh” trong chất lượng đào tạo sau ĐH ở các cơ sở khác nhau: Có em thi thạc sĩ tại Trường Nông Lâm 3 lần thì rớt cả 3. Chỉ sau khi sang cơ sở khác thì mới… lấy được bằng và còn khoe sắp “liên thông” xong cả bằng TS.

    Ông Hùng còn nói, có những luận án TS hết sức “ngộ” mà không hiểu sao vẫn được chấp nhận như kiểu luận án nghiên cứu về… sử dụng nước tắm cho quân đội. Tất nhiên đây cũng chỉ là chuyện “con sâu làm rầu nồi canh”, nhưng điều đó cũng cho thấy công tác kiểm định chất lượng ĐH của chúng ta vẫn còn nhiều bất cập, còn chưa có tiêu chí và chuẩn đánh giá thống nhất.

    Bà Bùi Trân Phượng, Hiệu trưởng Trường ĐH Hoa Sen phát biểu: “Kiểm định chất lượng là đúng. Nhưng ai kiểm định? Hiện giờ thước đo của chúng ta đang bập bênh, thiếu sức thuyết phục”. Theo bà, nên đánh giá chất lượng một trường ở “đầu ra” khi SV tốt nghiệp có thể “làm ở đâu cũng được”, cả ở trong nước lẫn quốc tế.

    Trước sự “khan hiếm” đội ngũ GV chất lượng cao ở các trường ngoài công lập, bà Phượng nêu ý kiến: Nếu thiếu thì có thể tuyển GV trên toàn cầu, thu hút chất xám từ nước ngoài bằng con đường hợp tác quốc tế. Đây cũng là cách làm của Trường Hoa Sen và đã chứng tỏ hiệu quả qua con số 95% SV tốt nghiệp của trường được tuyển dụng theo đúng ngành nghề đào tạo.

    “Theo tôi, lượng GV cơ hữu ở trường ngoài công lập tối thiểu chiếm 40%. Và tỷ lệ GV phải là chiến lược của mỗi trường, do trường tự quyết, bộ không nên áp đặt. Bộ nên kiểm tra đầu ra, xem xét vi phạm chứ không quản lý thay trường” - bà Phương đúc kết.

    Rõ ràng, trong điều kiện còn nhiều “điểm mờ” về chất lượng đội ngũ GV, còn chưa rạch ròi giữa giảng dạy và nghiên cứu – một tiêu chí đánh giá có được “đứng lớp” hay không, chúng ta cần trao quyền tự chủ lớn hơn về nhân sự cho các trường. Chẳng hạn có thể mạnh dạn đưa các chuyên gia nước ngoài vào hội đồng tuyển chọn các phương án phát triển, kể cả khâu biên chế giảng dạy để cách đánh giá khách quan hơn.

    Ví dụ có thể đào tạo TS dưới sự hướng dẫn của hai GS, một của nước ngoài và một của VN để SV có thể nhận học vị từ cả 2 trường. Cơ hội như vậy là một dịp để chúng ta mở cửa ra những trường ĐH danh tiếng trên thế giới, đồng thời bảo đảm tính nghiêm túc và chất lượng khoa học của công trình.

    school@net (Theo http://www.sggp.org.vn/giaoduc/2007/11/130757/)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.