Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (727 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (494 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (81 bài viết)
  • Sản phẩm mới (218 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (552 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (155 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (126 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (182 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (71 bài viết)
  • Cùng Học (98 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (74 bài viết)
  • School@net 15 năm (153 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (123 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (360 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1209 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1033 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (276 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (181 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8222 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
    
     
    Giỏ hàng

    Xem giỏ hàng


    Giỏ hàng chưa có sản phẩm

     
    Bản đồ lưu lượng truy cập website
    Locations of visitors to this page
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 6
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 6
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 93335841 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Lòng nhân ái toàn cầu: Nhiệm vụ thiêng liêng của giáo dục

    Ngày gửi bài: 30/11/2007
    Số lượt đọc: 2999

    Năm 1978, nhà thơ Định Hải sáng tác bài thơ “Bài ca Trái đất”. Ngay sau đó, bài thơ này đã được nhạc sĩ Trương Quang Lục phổ nhạc thành một bài hát rất nổi tiếng cho thiếu nhi – “Trái đất này là của chúng mình”. Lời bài thơ thể hiện khát vọng về một thế giới hòa bình nơi trẻ em được vui chơi ca hát trong tình đoàn kết và yêu thương lẫn nhau. Trong khi thực hiện loạt bài viết về công dân toàn cầu, chúng tôi đã tìm gặp nhà thơ Định Hải. Cuộc trò chuyện xoay quanh chủ đề: Làm thế nào để giáo dục cho học sinh có một trái tim, một tình yêu giữa con người với con người để chúng ta có một thế giới tốt đẹp như những lời thơ mà ông đã viết.



    PV: Xin chào nhà thơ. Ông có thể giới thiệu thời điểm và hoàn cảnh ra đời của bài thơ “Bài ca Trái đất” và quá trình bài thơ được phổ nhạc thành bài hát “Trái đất này là của chúng mình” được thiếu nhi rất yêu thích ?

    Nhà thơ Định Hải (ĐH): Bài thơ này tôi sáng tác năm 1978 khi dẫn đoàn thiếu nhi Việt Nam đi dự trại hè thiếu nhi thế giới ở CHDC Đức. Trong liên hoan đó, họ dựng một quả địa cầu bằng nhựa rất to, màu xanh hòa bình. Tất cả trẻ em đến tham gia liên hoan đó nắm tay nhau và nhảy múa quanh quả địa cầu. Ngay đêm hôm ấy, tôi đã viết bài thơ “Bài ca trái đất” để ghi lại khoảnh khắc vô cùng đẹp ấy.

    Đến năm 1979 có cuộc thi phổ nhạc ca khúc thiếu nhi và bài thơ “Bài ca Trái đất” được chọn. Tôi đã chuyển bài thơ này sang thành ca từ để làm đề tài cho các nhạc sĩ. Thời gian đó tôi nhận được những bản nhạc của rất nhiều nhạc sĩ trong đó có cả một em bé mới 11 tuổi tên là Thương Hà học piano ở Nhạc viện Hà Nội. Em Hà gửi cho tôi bản nhạc viết tay bằng bút chì nét cong nguệch ngoạc. Trong số hàng nghìn bản nhạc gửi về, bản của nhạc sĩ Trương Quang Lục là hay nhất và đã giành được giải năm đó.

    Sau cuộc thi phổ nhạc cho bài thơ này, có một cuộc liên hoan của thiếu nhi các thành phố diễn ra tại Hà Nội. Đoàn thiếu nhi Thành phố Hồ Chí Minh có biểu diễn bài hát “Trái đất này là của chúng mình” trong liên hoan. Bất ngờ nhất, người lĩnh xướng lại là em Bích Loan – một em trong đoàn đã đi dự trại hè thiếu nhi quốc tế với tôi năm 1978.

    PV: Năm 1978 là một thời điểm lịch sử của cả dân tộc và thế giới: Cuộc chiến tranh ở Việt Nam vừa mới kết thúc, đất nước còn gặp nhiều khó khăn. Thế giới bắt đầu rơi vào chiến tranh lạnh, chạy đua vũ trang; nạn phân biệt chủng tộc, nghèo đói…Thời điểm khi viết ra bài thơ này, nhà thơ có nghĩ gì đến xu hướng “toàn cầu hóa” mạnh mẽ như hiện nay không ?

    ĐH: Thời điểm đó đúng là thế giới có rất nhiều biến động, nhưng quả thực, tôi không nghĩ đến xu thế “toàn cầu hóa” như hiện nay mà chỉ nghĩ đến tình hữu nghị, nghĩ đến ước vọng hòa bình của nhân loại thôi. Tất cả những xung đột chiến tranh đều cản trở khát vọng đó của loài người. Đáng buồn là, những cái đó ảnh hưởng nặng nề nhất đối với trẻ em. Bài thơ phản ánh khát vọng của trẻ em cũng như của tất cả mọi người trên thế giới là hãy sống hữu nghị, đoàn kết trong một thế giới yên ổn thanh bình, sống hữu hảo, hòa thuận chứ đừng chém giết lẫn nhau, đừng gây đau thương hận thù lẫn nhau.

    PV: Hiện nay trên thế giới vẫn còn những cuộc chiến tranh, xung đột và trẻ em vẫn phải gánh chịu những hậu quả của những cuộc chiến ấy. Trong bài thơ của ông, trẻ con rất trong sáng và thân thiện. Theo nhà thơ làm thế nào để giáo dục cho trẻ em, thế hệ tương lai của đất nước có được một trái tim, một tình yêu giống như trẻ em trong bài thơ của ông ?

    NT ĐH: Con người ta sinh ra vốn là nhân hậu (“Nhân chi sơ tính bản thiện”). Nếu như ngay từ lúc sinh ra cho đến khi trưởng thành con người được nuôi dưỡng trong tình cảm gắn kết, yêu thương đùm bọc lẫn nhau; khơi dậy và vun đắp lòng nhân hậu ở trong mối quan hệ giữa những con người, giữa con người với thiên nhiên thì thế hệ tương lai của đất nước cũng sẽ là những chủ nhân xứng đáng tham gia vào công việc bảo vệ hòa bình và thịnh trị cho toàn thế giới

    PV: Muốn giáo dục cho học sinh những điều đó, chủ lực phải là việc giáo dục. Theo ý kiến của nhà thơ, giáo dục hiện nay chưa làm tốt điều gì và cần phải làm những gì để dạy cho thế hệ công dân tương lai có được tình yêu rộng lớn, bao la của một công dân toàn cầu ?

    NT ĐH: Giáo dục của chúng ta hiện nay đã có nhiều đổi mới so với thời gian trước. Trẻ em đã được tiếp xúc với nhiều phương tiện học tập hiện đại và có nhiều điều kiện tiếp xúc với các phương pháp tiến bộ hơn. Trước đây, giáo dục của chúng ta hơi khiên cưỡng nặng về giáo điều, sáo rỗng. Giáo dục trẻ em phải hết sức nhẹ nhàng thông qua cảm thụ tinh tế, nó phải cụ thể và vui vẻ như một trò chơi. Tuy nhiên, giáo dục hiện nay quá chú trọng vào dạy kiến thức chứ không dạy cho học sinh về tình yêu thương và lòng nhân ái. Mục tiêu của giáo dục trước hết phải là lòng nhân ái. Bây giờ, các em nhỏ bị nhồi nhét vào đầu quá nhiều kiến thức nhưng ít chú ý dạy học sinh biết sống yêu thương.

    Nền giáo dục của chúng ta phải làm thế nào bồi dưỡng con người lớn lên với tư cách con người của dân tộc và con người của cả thế giới. Và cái tâm vẫn phải là cái quan trọng nhất. Rèn tâm sau đó mới là cái tầm, cái tài năng. Cái đầu tiên khi giáo dục con người phải là giáo dục về nhân cách trước. Nếu anh có tài năng mà không gắn với cái tâm thì sẽ trở thành một thảm họa của nhân loại. Có tài mà tâm hồn anh đen tối thì hỏng. Quan trọng là cái lợi ích của nhân loại.

    Đã là con người thì bao giờ cũng phải nghĩ đến bản thân mình, lợi ích của mình đầu tiên. Chúng ta không thể dạy cho học sinh chỉ chăm chăm vào lợi ích công mà phủ nhận con người cá nhân, lợi ích cá nhân như ngày xưa nữa. Làm sao giáo dục dạy cho con người biết điều hòa giữa lợi ích riêng và lợi ích của cộng đồng. Lợi ích cá nhân không đi ngược lại với lợi ích cộng đồng. Nhưng để giáo dục được những công dân toàn cầu, cần phải dạy cho học sinh trở thành những con người biết cách tự làm giàu cả về kinh tế lẫn tri thức cho bản thân nhưng không đi ngược lại với lợi ích của toàn nhân loại. Và tình yêu thương giữa con người với con người, con người với thiên nhiên phải là mục đích của nền giáo dục. Trong công cuộc giáo dục ấy, thi ca, âm nhạc nói riêng và nghệ thuật nói chung đóng vai trò rất lớn trong việc hình thành và bồi đắp tâm hồn, nhân cách của con người. Chức năng của nghệ thuật hướng con người tới cái đẹp, giáo dục bằng cách hướng con người tới cái đẹp.

    PV: Xin cảm ơn nhà thơ!

    Bài ca trái đất

    Trái đất này là của chúng mình
    Quả bóng xanh bay giữa trời xanh
    Bồ câu ơi tiếng chim gù thương mến
    Hải âu ơi cánh chim vờn trên sóng
    Cùng bay nào cho trái đất quay
    Cùng bay nào cho trái đất quay
    Trái đất trẻ của bạn trẻ năm châu
    Vàng trắng đen dù da khác màu
    Ta là nụ là hoa của đất
    Gió đẫm hương thơm gió tô thắm sắc
    Màu hoa nào cũng quý cũng thơm
    Màu da nào cũng quý cũng thơm
    Khói hình nấm là tai họa đấy
    Bom H bom A không phải bạn ta
    Tiếng hát vui giữ bình yên trái đất
    Tiếng cười ran cho trái đất không già
    Hành tinh này là của chúng ta
    Hành tinh này là của chúng ta

    school@net (Theo http://www.vietimes.com.vn/vn/chuyende/4040/index.viet)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.