Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (727 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (494 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (81 bài viết)
  • Sản phẩm mới (218 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (552 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (155 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (126 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (182 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (71 bài viết)
  • Cùng Học (98 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (74 bài viết)
  • School@net 15 năm (153 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (123 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (360 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1209 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1033 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (276 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (181 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8222 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
    
     
    Giỏ hàng

    Xem giỏ hàng


    Giỏ hàng chưa có sản phẩm

     
    Bản đồ lưu lượng truy cập website
    Locations of visitors to this page
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 7
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 7
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 93374722 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Đại học: Trường nhiều, thầy ít

    Ngày gửi bài: 05/12/2007
    Số lượt đọc: 3019

    Theo báo cáo của bộ Giáo dục – đào tạo, tính đến tháng 8.2007, cả nước đã có 325 trường đại học (ĐH), học viện, trường cao đẳng (CĐ), trong đó có 45 trường ĐH, CĐ ngoài công lập. Trong số 25 trường ĐH mới thành lập, có 17 trường công lập và 8 trường ngoài công lập. Quy mô đào tạo bậc ĐH, CĐ năm 2006 – 2007 đã tăng 10,21% so với năm trước.

    Tăng quy mô, chất lượng giảm

    Bên cạnh đó, nhiều trường đã mở thêm các ngành học mới trên cơ sở đánh giá nhu cầu nguồn nhân lực của từng ngành, từng địa phương và các khu công nghiệp... Việc tăng quy mô đào tạo quá nhanh đã dẫn đến tình trạng chất lượng và năng lực tổ chức của các trường giảm đáng kể, giảng viên lên lớp quá nhiều giờ không còn thời gian đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu khoa học, soạn giáo trình, bài giảng... Ví dụ như ĐH Thương mại số giờ giảng bình quân/giảng viên/năm là 422 giờ, vượt 162% so với quy định.

    Mặc dù tăng quy mô như vậy nhưng đội ngũ giảng viên ở các trường đại học, cao đẳng lại không tăng bao nhiêu. Theo thống kê của vụ đại học và sau đại học, năm 2007, số giảng viên có trình độ tiến sĩ và thạc sĩ chỉ tăng 12% so với 2006. Trong khi con số giảng viên tăng 3.500 người chủ yếu chỉ có trình độ đại học, do vậy, tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ của cả nước chẳng những không tăng mà còn giảm.

    Trong số các trường đại học mới thành lập, có đến 11 trường chưa có một giảng viên nào đạt trình độ giáo sư hoặc phó giáo sư. Trong đó có thể kể tên các trường như: ĐH Bạc Liêu, ĐH Phú Yên, ĐH Hoa Lư – Ninh Bình, ĐH Quảng Nam, ĐH Tiền Giang, ĐH Trà Vinh,... Số giảng viên đạt trình độ tiến sĩ và thạc sĩ tại 25 trường ĐH mới này cũng rất thấp so với mặt bằng chung các trường đại học cả nước với tổng số gần 200 tiến sĩ, chỉ chiếm 7% và hơn 1.260 thạc sĩ, chiếm 48%. Như vậy vẫn còn tới 44% số giảng viên tại các trường đại học mới này chỉ có trình độ đại học.

    Nhiều trường ĐH, CĐ mới hiện nay chưa có các phòng thí nghiệm chuyên ngành. Sinh viên chủ yếu học chay, chưa có giáo trình, tài liệu tham khảo, trang thiết bị hỗ trợ dạy học... Lịch học thay đổi như chong chóng do lệ thuộc vào giảng viên thỉnh giảng. Để đảm bảo nguồn thu, nhiều trường cố gắng tìm cách tuyển đủ chỉ tiêu, kể cả việc chấp nhận chất lượng đầu vào thấp. Trong kỳ tuyển sinh 2007 vừa qua, nhiều trường đã phải liên tục hạ điểm sàn nhưng vẫn không thu hút được thí sinh, nhiều ngành học phải đóng cửa hoặc lắp ghép với ngành học khác.

    Trao quyền, có đủ sức tự chủ?

    Với mục tiêu đạt 200 sinh viên/1 vạn dân vào năm 2010 và 450 sinh viên/1 vạn dân vào năm 2020, chắc chắn sẽ còn nhiều trường đại học mới được ra đời. Nhưng đã có nhiều giáo sư và nhà nghiên cứu tỏ ý quan ngại rằng có nên cho ra đời một cách ồ ạt các cơ sở đào tạo trong khi chúng ta chưa xây dựng một hệ thống kiểm định chất lượng đào tạo.

    TS Peter J. Gray, học viện hải quân Hoa Kỳ, sau chuyến khảo sát hệ thống đại học của nước ta đã phát biểu: “Các trường đại học Việt Nam đang tồn tại một nghịch lý là phụ thuộc vào chất lượng đầu vào chứ không phải đầu ra”. Do đó, theo ông, để đảm bảo chất lượng đào tạo, các trường cần phải thay đổi tiêu chí đầu vào dựa trên cơ sở đánh giá đầu ra. “Sau khi có chủ trương xoá kỳ thi tuyển sinh đại học quốc gia, nhà nước cần trao quyền tự chủ một cách đầy đủ cho các trường, trong đó có tự chủ tài chính, tự chủ xây dựng chương trình và tự chủ tuyển sinh”, ông nói.

    Rất nhiều người đồng ý với quan điểm cho rằng tự chủ đại học là điều kiện tiên quyết để đổi mới giáo dục. Nhưng trong tình thế hệ thống đào tạo và quản lý còn yếu kém và bất cập như hiện nay, việc trao quyền tự chủ cho một số trường cũng nên cân nhắc. Theo TS Nguyễn Đức Nghĩa – phó giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM, chỉ những trường nào có khả năng tự chủ mới trao quyền, như những trường đại học công lập lớn. Họ có quyền tự chủ trong đề xuất chương trình đào tạo, tự tuyển chọn giáo viên, tự ấn định mức lương, mức học phí, tự quyết định nguồn tài chính... Với một số trường hiện nay, có trao quyền chưa chắc họ đã nhận.

    Cái khó nhất, theo đánh giá chung của nhiều chuyên gia giáo dục, vấn đề vẫn là chất lượng của đội ngũ các nhà khoa học, giảng viên. Bởi theo lộ trình đổi mới ĐH, CĐ, nhiều trường đang và sẽ thực hiện chương trình đào tạo theo hệ tín chỉ, nhưng thực tế nhiều trường hiện vẫn chưa sẵn sàng cho chương trình đào tạo này. Vì cơ sở vật chất còn hạn hẹp, giáo viên chưa đủ cả về số lượng lẫn trình độ giảng dạy.

    school@net (Theo http://www.sgtt.com.vn/web/tintuc/default.aspx?cat_id=586&ne)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.