Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (727 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (494 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (81 bài viết)
  • Sản phẩm mới (218 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (552 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (155 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (126 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (182 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (71 bài viết)
  • Cùng Học (98 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (74 bài viết)
  • School@net 15 năm (153 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (123 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (360 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1209 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1033 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (276 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (181 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8222 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
    
     
    Giỏ hàng

    Xem giỏ hàng


    Giỏ hàng chưa có sản phẩm

     
    Bản đồ lưu lượng truy cập website
    Locations of visitors to this page
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 11
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 11
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 93388680 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Tiền nhiều hát nhiều, tiền ít hát ít,..tiền...tiền...tiền... tiền...

    Ngày gửi bài: 02/01/2008
    Số lượt đọc: 2981

    Có một thực tế, giáo dục của chúng ta chỉ chú trọng đào tạo ngành nghề chuyên môn mà quên mất việc giáo dục toàn diện con người. Đào tạo nghề thì nặng lý thuyết mà ít về thực hành, không quan tâm giáo dục đầy đủ về mặt nhân cách. Cho nên chúng ta bị hẫng hụt rất lớn trong giáo dục. Theo tôi, giáo dục chính trị nói riêng và giáo dục toàn diện con người nói chung là yêu cầu cấp thiết và phải quan tâm một cách đúng mức." Nhạc sĩ An Thuyên- Hiệu trưởng trường ĐH Văn hoá Nghệ thuật Quân đội khẳng định như vậy...`

    Phóng viên (PV): Sự kiện “Vàng Anh” đã rung lên nhiều hồi chuông cảnh báo cho xã hội. Trong đó, không ít nhà nghiên cứu và quản lý xã hội đã phải giật mình tự hỏi, phải chăng bấy lâu, gia đình và nhà trường chúng ta chỉ nhăm nhăm dạy “chữ” mà sao nhãng việc dạy “người” cho con em mình? Xin hỏi quan điểm của ông về vấn đề này?

    Nhạc sĩ An Thuyên (AT): Có một thực tế, giáo dục của chúng ta chỉ chú trọng đào tạo ngành nghề chuyên môn mà quên mất việc giáo dục toàn diện con người. Đào tạo nghề thì nặng lý thuyết mà ít về thực hành, không quan tâm giáo dục đầy đủ về mặt nhân cách. Cho nên chúng ta bị hẫng hụt rất lớn trong giáo dục. Theo tôi, giáo dục chính trị nói riêng và giáo dục toàn diện con người nói chung là yêu cầu cấp thiết và phải quan tâm một cách đúng mức.

    Quan điểm của trường ĐH VHNTQĐ là sự lao động của người nghệ sĩ và người lính phải giống nhau. Nếu người lính nghiêm túc thì chắc chắn người nghệ sĩ cũng phải nghiêm túc. Nếu người chiến sĩ kỷ luật cao thì người nghệ sĩ cũng vậy. Bởi vì lao động sáng tạo nghệ thuật rất gian khổ. Nếu không có một quyết tâm cao, một kỷ luật nghiêm ngặt, một suy nghĩ thấu đáo thì chắc chắn sẽ không tới. Cho nên nhà trường đã đề ra phương châm: dạy người, dạy nghề và dạy trách nhiệm. Trước tiên là dạy trở thành một công dân có đạo đức, phẩm cách tốt rồi mới đến dạy nghề nghiệp. Sau khi ra trường thì trách nhiệm của các em với xã hội như thế nào cũng phải giáo dục.

    Với các em học sinh trong trường quân đội thì lưu lượng các môn xã hội, nhân văn đảm bảo 50%. Ngoài ra, công đoàn, Đoàn thanh niên cũng tổ chức thường xuyên các hoạt động xã hội thu hút nhiều em tham gia. Một năm các em còn có hai đến ba tháng tập huấn quân sự rèn nét đi đứng, ăn ở, sắp xếp phòng ở, gập chăn màn…So với sinh viên các trường khác, SV ĐH VHNTQĐ đã có tiêu chuẩn của người lính về nề nếp, kỷ luật cao hơn. Nhiều em thông qua rèn luyện này đã phát huy tài năng của mình. Thực hành trong trường có tính rèn nghề rất cao. Hát như thế nào, biểu diễn như thế nào để quần chúng thấy chấp nhận được tư cách người nghệ sĩ. Như chuyện hát nhép, chúng tôi làm rất quyết liệt nhưng cũng không thể dẹp hết 100%

    PV: Việc giáo dục, rèn luyện tư tưởng, đạo đức, nhân cách trong các trường nghệ thuật diễn ra rất chặt chẽ. Vậy tại sao, những scandal ăn chơi, thác loạn của sinh viên các trường nghệ thuật vẫn liên tục xảy ra? Phải chăng vẫn còn những kẽ hở trong chu trình thực hiện?

    AT: Cách đây không lâu Bộ Văn hóa - Thông Tin (cũ) có ra một quy định cấm HS-SV các trường nghệ thuật biểu diễn ở nhà hàng, quán bar, karaoke…Ở một mặt nào đó, quy định này cũng có lý của nó. Vì đó là môi trường các cơ quan chức năng chưa quản lý được nên khi HS-SV vào đây, tư cách nghệ sĩ sẽ bị phai nhạt bởi mục đích kiếm tiền là chính. Với thói quen này, khi đi phục vụ quần chúng ở những nơi khó khăn gian khổ, các em sẽ không có trách nhiệm. Hát nhép một sô ít ra cũng được 400.000-500.000 đồng nhưng khi phục vụ đồng bào nông thôn, vùng sâu, vùng xa…thì miễn phí hoàn toàn. Nếu cho các em tham gia môi trường này từ sớm, tư cách nghệ sĩ sẽ bị lệch hướng ngay từ trong trường.

    Đó cũng không phải là môi trường rèn luyện về đạo đức, nhân cách. Thử hỏi hát mấy bài mua vui, kiếm tiền, thì làm gì có nghệ thuật cao cả. Môi trường này cũng đầy rẫy cám dỗ mà thanh niên không phải ai cũng đủ bản lĩnh chống đỡ. Nếu trường nào coi đây là một địa điểm để học tập thì có khi nhầm. Thực tập là xuống dưới đơn vị, bà con, nhân dân, những sân khấu nghệ thuật uy tín chứ thực tập đâu ở những chỗ đó. Với tư cách người thầy, tôi vẫn quan niệm: Tất cả các HS-SV trường VH-NT phải coi ánh sáng đèn là sân khấu nơi công chúng, nông thôn, hải đảo, biên giới. Đó là ánh sáng của chúng ta. Còn ánh sáng đèn màu, vũ trường, quán bar không phải là lý tưởng.

    PV: Cấm các học sinh- sinh viên nghệ thuật biểu diễn ở nhà hàng, quán bar, karaoke xem ra chỉ là giải pháp phần ngọn. Cái gốc vấn đề vẫn là sự giáo dục, rèn luyện trong gia đình và môi trường học đường?

    AT: Tất nhiên không đơn giản vì cơ chế thị trường phát triển lôi kéo mạnh mẽ lắm . Bạn cứ thử mỗi chiều ra trước cổng trường mà xem, xe taxi chờ hàng đoàn. Trường nào cũng thế, mắt xanh mỏ đỏ bước lên rồi đi qua đêm đến sáng mới về thì sức đâu mà học nữa. Trường VHNTQĐ làm quyết liệt chuyện đó: em nào vi phạm nhiều lần nhất thiết sẽ đuổi học. Nhưng chúng tôi đã dự trù mức cao nhất cũng chỉ được 70-80%, 100 em thì mất 20 đến 30. Đó đã là một cố gắng cực lớn của trường. Chấp nhận đào tạo thị trường thì cũng phải có những tỷ lệ sàng lọc như vậy. Nhưng trường nào cũng quyết tâm làm thì chắc chắn môi trường giáo dục sẽ khá lên rất nhiều.

    PV: Vậy là trong thực tế vẫn có một số trường cũng không quyết liệt thực hiện điều đó, thưa ông?

    AT: Chắc chắn không. Có một nghịch lý là Nhà nước bỏ tiền, bỏ chất xám ra rồi một đội ngũ rất tài năng quan tâm đến học sinh, cuối cùng cái lợi thì thị trường hưởng

    PV: Nhiều sinh viên than phiền phương pháp giáo dục các môn đạo đức, tư tưởng còn quá khô khan, cứng nhắc, mang tính nhồi nhét. Vai trò Đoàn Thanh niên mờ nhạt với những họat động bề nổi hơn là đi vào thực chất? Ông nghĩ như thế nào về thực tế này?

    AT: Đó là một thực tế. Mình giảng những cái cao siêu, xa vời, thậm chí cũ vài chục năm…sinh viên không tiếp thu được. Hãy dạy cho họ những điều thiết thực. Muốn giáo dục các em đừng có tư tưởng đi nhà hàng, khách sạn thì phải phân tích, thuyết phục chứ không rao giảng những điều cao siêu, mênh mông, bát ngát.

    PV: Một số giảng viên ủng hộ việc biểu diễn tại các nhà hàng, quán bar, karaoke của sinh viên mình bằng quan điểm: Sinh viên các trường khác làm thêm được thì tại sao sinh viên nghệ thuật không làm thêm được? Nhiều sinh viên hoàn cảnh rất khó khăn nên họ phải kiếm tiền để duy trì việc học. Hơn nữa, đó cũng là nơi lý tưởng để các em thực hành trong bối cảnh thiếu thốn sân tập hiện nay?

    AT: Cái đó là một yếu tố thôi. Chúng ta quan niệm sống như thế nào là đủ? Tại sao phải kiếm sống? Tôi đảm bảo học sinh của chúng ta hiện nay không ai thiếu ăn. Nhà nước đã có học bổng, gia đình cũng không đến nỗi để các em không có 5-10 nghìn/ ngày nhưng người ta muốn sống xa hoa hơn: son phấn, ô tô, xe máy, điện thoại…Đó cũng là một cách sống.

    Nhưng tôi vẫn quan niệm sống như thế nào là đủ? Vừa phải để mình làm nghệ thuật. Đó là lý tưởng chân chính của người nghệ sĩ trong trường đại học Còn nếu ngụy biện về điều này thì chúng ta sai mục đích hoàn toàn. Cũng như cả xã hội nếu cứ chạy theo đồng tiền thì dứt khoát sẽ hỏng về nhân cách. Tôi đi qua Tây Á dự một festival thính phòng quốc tế. Nghệ sĩ ở đó sống nghèo lắm, nghèo kinh khủng nhưng rất tuyệt vời. Toàn nghệ sĩ có tiếng trong nước và quốc tế ngồi cùng một dàn nhạc tập ngày tập đêm. Nhạc sĩ yêu cầu gì cũng làm hết sức mình mà không tỏ vẻ hay có thái độ khác dù không có một đồng bồi dưỡng nào. Những nghệ sĩ đó sống bằng trách nhiệm xả thân vì nghệ thuật. Tôi ngồi đó chứng kiến mà giật mình lo cho nghệ sĩ nước mình, tiền nhiều hát hay, tiền ít hát ít, không tiền không hát. Nhạc sĩ cũng đặt nhiều tiền thì viết hay còn không đặt thì sẽ không viết. Đừng có nói đến chuyện kiếm sống. Anh phải xác định anh cần mức sống như thế nào để có thể làm nghề. Đừng vì miếng cơm manh áo mà bán rẻ mình

    PV: Trong thực tế, những người nghệ sỹ chân chính như vậy có còn nhiều, thưa ông?

    AT: Còn nhiều chứ. Như nghệ sĩ Thu Hiền là tấm gương tiêu biểu. Không bao giờ tôi thấy chị biểu diễn trôi nổi. Chủ yếu thời gian chị dồn tâm huyết, trí tuệ vào việc luyện hát và thu băng.

    PV: Nhưng dường như ánh sáng của những tấm gương này còn quá yếu ớt để rọi đến lý tưởng, nhân cách những người trẻ. Ánh đèn sân khấu với cát-xê hàng chục triệu cùng sự tung hộ của báo chí và dư luận đã làm lu mờ tất cả bởi vẻ đẹp quá rực rỡ và hào nhoáng của nó?

    AT: Đúng, nó hào nhoáng, hấp dẫn hơn rất nhiều và ngay cả phương tiện truyền thông cũng quảng cáo cho sân khấu đó rất nhiều. Thành ra nhiều SV nghệ thuật tưởng đó là lý tưởng. Nhưng tôi khẳng định, đó là sự nhầm lẫn. Giáo dục của chúng ta đang bị vướng cái đó. Nhà nước chưa điều tiết được văn hóa, mà thực chất thị trường đang điều tiết văn hóa. Kể cả các phương tiện thông tin cũng bị thị trường điều tiết. Tôi có cảm giác cái không hay được tuyên truyền nhiều mãi cũng thành quen. Những cái chính thống lại ít được đề cập Bởi vì còn bao cấp thì làm sao có mấy trăm triệu mà làm chương trình. Nhiều nghệ sĩ cũng không hiến thân hết mình, còn nặng về miếng cơm manh áo. Quan niệm sống đó đã tác động trở lại học sinh, sinh viên.

    PV: Vậy theo ông, làm thế nào để tôn vinh những nghệ sĩ chân chính thành những tấm gương mẫu mực cho giới trẻ?

    AT: Xã hội còn không ít nghệ sĩ chân chính, tử tế. Cái chính là hiện nay mình chưa tôn vinh được Thứ nhất bản thân các nghệ sĩ chưa làm thật hay với tất cả nhiệt huyết. Thứ hai là lỗi của các nhà lãnh đạo quản lý vẫn chưa có cơ chế, chinh sách, đường hướng làm sao để văn nghệ sĩ phát huy hết tài năng và những nghệ sĩ chân chính sẽ được tôn vinh. Nếu xã hội trân trọng thì chắc chắn nhiều nghệ sĩ chân chính sẽ phát huy hơn nữa khả năng của họ. Thay đổi này tùy thuộc vào đường hướng, chính sách của Nhà nước. Nhưng trước hết nghệ sĩ phải dấn thân đã. Nếu nghệ sĩ như hiện nay cứ mải mê chạy theo đồng tiền thì cũng rất lo chúng ta sẽ mất nghệ sĩ.

    PV: Khi 18 tuổi, thanh niên đã đã trưởng thành về thể chất cũng như nhân cách. Nhà trường chỉ có chức năng trang bị kiến thức, kĩ năng làm nghề chứ không thể cứ nhăm nhăm đi theo sinh viên làm “bảo mẫu”?

    AT: Có một phần đúng. Để trở thành một con người thì phải đi từ trong bụng mẹ trở ra rồi trưởng thành từ nôi văn hóa gia đình, trường học, xã hội. Nhưng cho rằng trường ĐH chỉ đào tạo nghề thì hoàn toàn sai lầm Vì đây là tuổi bắt đầu trưởng thành của các em, nếu nhà trường buông lỏng việc giáo dục đạo đức thì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng. Chỉ biết chuyên môn đơn thuần, nếu không được rèn luyện nghiêm túc thì cũng chỉ là thứ chuyên môn đủ kiếm sống chứ không mang lại một giá trị nghệ thuật nào cả. Vì thế buông lỏng là các thầy thiếu trách nhiệm xã hội, thiếu chuyên môn. Một người muốn làm chuyên môn tốt trước hết phải có một đạo đức, phẩm chất tốt, yêu đất nước, con người Việt Nam. Và phải có hoài bão cống hiến, sống chết, với lý tưởng, đam mê nghề nghiệp.

    PV: Giữ mãi một lý tưởng đào tạo nghệ thuật chân chính, bản thân ông có thấy cô độc trong một môi trường giáo dục đang chịu sức ép mạnh mẽ của thị trường?

    AT: Khó khăn chứ, nhiều khi thấy giống như một ốc đảo Xã hội ở ngay đầu cổng trường này đã khác rồi. Lối sống đô thị nhộn nhạo, phức tạp, hào nhoáng, cám dỗ. Khuôn viên thu lại thế này chỉ là biện pháp hành chính.

    PV: Hai người con ông đều là những nghệ sĩ thành đạt và ít “tai tiếng”. (Nhạc sĩ An Hiếu và ca sĩ Bông Mai). Hàng ngày, ông thường nói chuyện với hai con mình về những điều gì?

    AT: Những đứa con của mình sống với mình hàng ngày. Vì thế tôi cho là bố mẹ phải là tấm gương sáng nhất cho con cái. Bố mẹ mà suốt ngày làm ăn quăng quật bờ bụi thì con cái sẽ học cái đó. Nhưng bố mẹ có lý tưởng và tình yêu nghề nghiệp, có khát vọng cống hiến thì con cái sẽ học theo. Tôi vẫn dạy con muốn sáng tác cho hay thì phải yêu âm nhạc Ra đường nếu gặp người khó khăn, hoàn cảnh thì phải chảy nước mắt mới có âm nhạc hay được. Nếu dửng dưng tất cả thì sẽ không có âm nhạc. Còn nếu muốn có âm nhạc hay thì đừng sống nhờ nhà hàng, khách sạn, quán xá

    PV: Có lúc nào ông cảm thấy con cái mình dưới áp lực của cơ chế thị trường hình như cũng đang rời xa mình, rời xa những trải nghiệm mình đã truyền dạy?

    AT: Có cảm giác ấy chứ.. Mình chỉ kéo con mình một tay, giỏi lắm là hai tay, còn xã hội kéo nó bằng trăm nghìn tay. Nhưng những lần đó mình lại thuyết phục con, nói chuyện và thấy hai đứa con cũng lắng nghe.

    PV: Nhưng có lẽ do sự may mắn, bởi lẽ ít nhất giữa ông và các con cũng có sự đồng cảm của giới nghệ sĩ?

    AT: Có lẽ vậy. Nhưng có nghịch lý như thế này: Một phần nào đó tôi nghĩ chúng có cảm giác thiệt thòi. Nếu để chúng bung ra thị trường thì sẽ được lăng xê, tiếng tăm và tai tiếng nhiều. Đi theo hướng mà bố chỉ thì sẽ ít tiếng Có những lúc tôi thấy con mình cũng băng khoăn, suy nghĩ. Nhưng mình lại phân tích tiếng ở đây là gì, tiếng ở những đối tượng nào, ở đâu? Nếu con xét mình trở thành người nghệ sĩ đích thực thì phải chuẩn bị chu đáo, không vội vã. “Ăn xổi ở thì” để báo chí lăng xê thì có tiếng nhưng dư luận sẽ quên. Vấn đề là tác phẩm có chất lượng của anh. Những lúc đó mình cũng phải “kéo” con ác liệt lắm chứ vì chùng nó nhiều khi cũng thích những cái trước mắt

    PV: Khi đứng trên bục giảng, ông chia sẻ với sinh viên của mình những bài học nào để họ có thể đứng vững vàng trong một thế giới nghệ thuật còn quá nhiều cám dỗ và thật giả lẫn lộn như hiện nay?

    AT: Trước tiên, nghề nào cũng phải có khát vọng và lý tưởng nghề nghiệp. Rồi sau phải xác định nghệ thuật cống hiến cho ai? Cái đó sẽ ràng buộc anh và chỉnh đường cho anh đi. Nếu xác định tốt sẽ đi đúng hướng, còn nếu xác định sai sẽ rất dễ đi lạc đường

    school@net (Theo http://www.vietimes.com.vn/vn/chuyende/4125/index.viet)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.