Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (727 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (494 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (81 bài viết)
  • Sản phẩm mới (218 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (552 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (155 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (126 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (182 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (71 bài viết)
  • Cùng Học (98 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (74 bài viết)
  • School@net 15 năm (153 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (123 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (360 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1209 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1033 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (276 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (181 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8222 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
    
     
    Giỏ hàng

    Xem giỏ hàng


    Giỏ hàng chưa có sản phẩm

     
    Bản đồ lưu lượng truy cập website
    Locations of visitors to this page
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 8
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 8
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 93341271 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Chính sách đào tạo cán bộ, phát triển khoa học: Đừng để thua ngay trên sân nhà!

    Ngày gửi bài: 11/01/2008
    Số lượt đọc: 3268

    Không chỉ chính sách đào tạo cán bộ khoa học của TP. Hồ Chí Minh hiện còn quá nhiều vấn đề phải bàn mà trong công tác nghiên cứu thì các nhà khoa học gần như bị “cô lập” bởi thiếu sự liên kết, kết nối và thiếu thông tin liên quan của chính những người trong cuộc.

    Cảnh "thụ phấn nhờ gió” đến khi nào?

    Mỗi năm có hàng ngàn tân cử nhân tốt nghiệp từ các trường Đại học trên địa bàn thành phố, nhưng bao nhiêu phần trăm trong số họ được làm công việc đúng nghề, đúng lĩnh vực được đào tạo vẫn là một câu hỏi đầy suy tư trăn trở. Trong cảnh “người khôn việc khó” không muốn rơi vào cảnh thất nghiệp, nhiều người không có sự chọn lựa phải làm việc trái nghề hoặc không đúng chuyên môn nên không thể phát huy khả năng.

    Phó Giáo sư - Tiến sỹ Trần Thị Thu Lương, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh bức xúc: “Từ trước đến nay ta cứ đào tạo nhưng khi ra trường thì các em phải tự bơi, bám được vào đâu thì bám, bao giờ mới hết cảnh thụ phấn nhờ gió?”. Một trong những nguyên nhân chính mà các sở ban ngành thường đưa ra lý giải cho việc chậm trễ là thiếu cán bộ, thiếu nhân lực, vậy tại sao thành phố không thống kê và có đơn đặt hàng với các trường như giai đoạn này cần bao nhiêu cán bộ công nghệ thông tin, điện tử... Thiếu tầm nhìn xa, thiếu sự quy hoạch dài hạn đối với yếu tố nhân lực sẽ kìm hãm sự phát triển trong tương lai.

    Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố hướng tới các lĩnh vực công nghệ cao, yếu tố con người đóng vai trò quyết định nên không thể không đầu tư ngay từ bây giờ. “Chảy máu chất xám” là cụm từ trở nên quen thuộc trong các cuộc họp bàn về thu hút nhân lực nhưng với chính sách hiện nay thì khó mà ngăn chặn được vấn đề này. Một cán bộ khoa học nói thẳng: “Sự thật hiện nay chỉ trừ một số hiếm có lòng yêu nước thật sự còn lại chỉ có 3 lý do khiến du học sinh quay về nước đó là vì gia đình quá neo đơn; hoặc có đảm bảo về công việc, địa vị trong nước do có thế lực hậu thuẫn và lý do cuối cùng là không tìm được việc làm ở nước ngoài” (!?).

    Chính sách dành cho những người đi học ở nước ngoài hầu như không có, đi học ở nước ngoài về làm việc nhà nước lương tháng chỉ trên một triệu không đủ trang trải cho cuộc sống cá nhân nói gì đến việc đầu tư cho nghiên cứu khoa học. Các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại thành phố lại rất nhạy bén và chú trọng đến yếu tố nhân lực, Tiến sĩ Hương cho biết tại khoa Đông Phương của trường Đại học Quốc gia, các doanh nghiệp Hàn Quốc đến chọn các sinh viên ưu tú đưa đi Hàn Quốc du học với mức tài trợ 300 triệu đồng/năm/người và cam kết cả mức lương và vị trí dành sẵn cho họ ở công ty khi trở về Việt Nam. Về thu hút nhân lực có thể nói các doanh nghiệp nước ngoài đã đi trước một bước so với chính quyền thành phố. “Thành phố đã thua ngay trên sân nhà” - bà Hương nhấn mạnh.

    TP. Hồ Chí Minh cũng có các chương trình đào tạo cán bộ trẻ nhưng theo ông Đoàn Xuân Huy Minh - Sở Khoa học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh, chính sách đào tạo lại ràng buộc quá nhiều tạo áp lực không tốt cho tâm lý người được đưa đi học như phải cam kết khi học xong phải làm việc cho nhà nước thời gian tối thiểu gấp 3 lần thời gian học, kết quả đạt loại giỏi mới được miễn học phí, học lực khá trở xuống phải đóng một phần hoặc toàn bộ học phí...

    “Bàn” về đội ngũ đào tạo hiện hữu

    “Điều làm nên danh tiếng của một trường chính là đội ngũ giáo sư, giảng viên giỏi nhưng chuyên môn của đội ngũ đào tạo hiện nay có nhiều việc phải bàn. Theo quy định chỉ có tiến sỹ mới được đào tạo tiến sỹ nhưng có tình trạng người bảo vệ luận án tiến sỹ chỉ mượn tên một tiến sỹ còn việc học nghiên cứu lại do một thạc sỹ có chuyên môn cao hơn đào tạo, hỗ trợ”, Tiến sĩ Trần Thu Hà - Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.Hồ Chí Minh chua chát.

    Điều này cho thấy học hàm học vị chưa phản ánh đúng thực lực, là chuyện những “con sâu làm rầu nồi canh” với bằng giả, bằng “tiến sĩ giấy” hoặc do cơm áo gạo tiền mà tài năng dần bị thui chột như một vị tiến sỹ đã phải buồn rầu thốt lên: “Tôi đã đứng lại từ lâu rồi!”. Các tiến sỹ tâm huyết lại gặp rất nhiều hạn chế: không có môi trường làm việc, không có điều kiện triển khai các dự án nghiên cứu, không cập nhật các kiến thức mới của thế giới, không có dịp ra nước ngoài giao lưu học hỏi với các đồng nghiệp quốc tế...

    Ngoài vấn đề trình độ, yếu tố mang tên “thiếu kinh phí” là lực cản mạnh nhất, Tiến sỹ Phạm Thành Quân - Trưởng khoa Công nghệ Hóa hữu cơ của Trường đại học Bách Khoa cho biết, ở trường dân lập kinh phí hỗ trợ cho nghiên cứu rất cao còn ở trường công lập lại rất hiếm như ở khoa trong năm có 179 đề tài nghiên cứu khoa học nhưng chỉ được hỗ trợ 40 triệu đồng, muốn triển khai bắt buộc phải kêu gọi các doanh nghiệp tài trợ.

    Tiến sỹ Thu Hà cũng nêu lên những kết quả đau lòng về chất lượng đào tạo hiện nay khi tập đoàn Intel đến các trường đại học ở TP. Hồ Chí Minh làm bài text để chọn nhân lực, trong 357 sinh viên năm cuối chỉ có 20 sinh viên đạt yêu cầu, còn theo tiêu chuẩn của tập đoàn Foxconn thì không chọn được người nào. Công việc không giống như những gì đã học là một thực tế sinh viên mới ra trường đều trải nghiệm, đào tạo sao để bám sát với thực tiễn, rút ngắn khoảng cách giữ lý thuyết và thực hành là bài toán không đơn giản cho những người làm công tác giảng dạy.

    Khoa học không liên kết làm sao phát triển?

    Trong khi các đề tài nghiên cứu khoa học luôn thiếu kinh phí thì đầu tư cho khoa học lại có điều lãng phí rất lớn ở các dự án đầu tư cho thiết bị, phòng thí nghiệm. Có thiết bị được nhập về rồi lại phải chịu cảnh trùm mền, có phòng thí nghiệm được xây dựng nhưng người làm khoa học chẳng biết nó nằm ở đâu, sử dụng cho nghiên cứu nào, thành phố đang có các đề tài nghiên cứu khoa học gì nổi bật... Tiến sỹ Thu Lương nhận xét, các trường đại học trên địa bàn thành phố chưa liên kết được với nhau, thiếu thông tin, thiếu sự kết nối thì nghiên cứu khoa học khó mà phát triển.

    Để đến được phòng thí nghiệm, các nhà khoa học lại phải vược qua bao cửa ải, Tiến sỹ Thu Hà đơn cử việc để đến được phòng Solar lab của thành phố phải qua biết bao chữ ký qua bao con dấu... thủ tục nhiêu khê như thế nhà khoa học nào không nản lòng. Cách đây hơn hai năm, Thành ủy TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức nhiều cuộc họp nhóm chuyên ngành, chuyên môn để phát triển khoa học công nghệ cũng như bàn về các vấn đề kinh tế xã hội nhưng hiện nay không duy trì, nguyên nhân một phần do các nhà khoa học không mặn mà vì cứ nói đi nói lại hoài mà không có kết quả gì nên đâm chán.

    Mỗi trường đại học lại trực thuộc các Bộ khác nhau, các đề tài khoa học gần như trường nào biết trường đó nên khó hỗ trợ thông tin cho nhau. Giữa phòng thí nghiệm thực hành của các trường cũng như với các phòng thí nghiệm của thành phố việc “nhờ vả” trang thiết bị giúp cho việc nghiên cứu là cực kỳ khó khăn. Sự liên kết, kết nối giữa các nhà khoa học, các cơ quan chức năng có suôn sẻ thì khoa học công nghệ mới có tương lai phát triển.

    school@net (Theo http://baodaidoanket.net/ddk/mdNews.ddk?masterId=21&category)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.