Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (727 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (494 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (81 bài viết)
  • Sản phẩm mới (218 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (552 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (155 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (126 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (182 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (71 bài viết)
  • Cùng Học (98 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (74 bài viết)
  • School@net 15 năm (153 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (123 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (360 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1209 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1033 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (276 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (181 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8222 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
    
     
    Giỏ hàng

    Xem giỏ hàng


    Giỏ hàng chưa có sản phẩm

     
    Bản đồ lưu lượng truy cập website
    Locations of visitors to this page
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 6
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 6
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 93336475 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Đề thi học kỳ I Văn lớp 7 “đầu Ngô mình Sở” ở thị xã Đông Hà (Quảng Trị): Đau Bà Huyện Thanh Quan, xót Bà Chúa Thơ Nôm

    Ngày gửi bài: 13/02/2008
    Số lượt đọc: 5108

    TP - “Trong hai câu thơ “Nhớ nước đau lòng con quốc quốc- thương nhà mỏi miệng cái gia gia (Qua đèo ngang”), Hồ Xuân Hương đã sử dụng lối chơi chữ nào?...- đây là 1 phần trong đề thi môn Ngữ văn lớp 7 HK 1, do Phòng GD-ĐT thị xã Đông Hà ra.



    Đề thi “đầu Ngô mình Sở” môn Ngữ văn lớp 7, học kỳ 1 năm học 2007-2008 của Phòng GD - ĐT thị xã Đông Hà


    Tôi đang ngồi gõ bài, chợt nghe giọng anh rể oang oang ngoài cửa: “Cậu nó có nhà không?”.

    Chưa kịp thưa, ông anh tay dắt thằng quý tử đang học lớp 7, tay cầm tờ giấy A4 cuộn tròn, bước vào phòng khách, ngồi phịch xuống ghế, thế là “phát” luôn: “Ngày xưa cậu học Tổng hợp Văn ở Huế phải không nhỉ? Thế cậu còn nhớ bài thơ Qua Đèo Ngang là của ai không?”. Ủa, đầu cua tai nheo chi đây mà anh rể hôm nay hỏi han có vẻ khó hiểu thế? “Dạ, bài thơ đó, trong sách giáo khoa ai mà chẳng biết, là của Bà Huyện Thanh Quan.

    Em vẫn còn nằm lòng rằng Bà Huyện Thanh Quan tên thật là Nguyễn Thị Hinh, sống ở thế kỷ 19 (nhưng chưa rõ năm sinh, năm mất), quê ở làng Nghi Tàm nay thuộc quận Tây Hồ, Hà Nội. Chồng bà làm tri huyện Thanh Quan (thuộc Thái Ninh), tỉnh Thái Bình, nên có tên gọi Bà Huyện Thanh Quan.

    Bà là một trong số nữ tài danh hiếm có trong thời đại ngày xưa, hiện còn để lại 6 bài thơ Đường luật.

    Qua Đèo Ngang là một bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật (Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà/ Cỏ cây chen lá, đá chen hoa/ Lom khom dưới núi, tiều vài chú/ Lác đác bên sông, chợ mấy nhà/ Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc/ Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia/ Dừng chân đứng lại, trời, non, nước/ Một mảnh tình riêng, ta với ta).

    Tôi làm luôn một mạch để anh rể yên tâm. Ông anh rể hự lên một tiếng: “Làm ăn thế này có... “giết chết” học trò không chớ?!”.

    Rồi chẳng nói chẳng rằng anh dúi vào tay tôi cái tờ giấy A4 cuộn tròn vẫn giữ khư khư nãy giờ. Và tôi chăm chú đọc kỹ 2 trang giấy in vi tính này...

    Đây là đề thi môn Ngữ văn lớp 7 học kỳ 1, năm học 2007-2008 với mã đề NV7 - 02, do Phòng Giáo dục - Đào tạo thị xã Đông Hà ra đề với thời gian thi 90 phút (không kể thời gian chép đề), bao gồm hai phần thi trắc nghiệm (3 điểm) và phần tự luận (7 điểm).

    Ở phần 1 thi trắc nghiệm có 12 câu hỏi. Quả thực không hiểu nổi tại sao một hội đồng ra đề thi với bao nhiêu người như thế, qua lắm quy trình công đoạn rà soát thẩm định ký duyệt như vậy mà lỗi chính tả cứ “ầm ầm... đá nhau”, không phân biệt đâu là danh từ riêng, đâu là danh từ chung.

    Mà sự sai lại “dính” ở đề thi môn Ngữ văn mới khổ chứ!

    Nhưng cái sai nghiêm trọng nhất, đau lòng nhất, như là “chuyện lạ Việt Nam” ấy, là ở câu số 3. Xin được chép nguyên văn (kể cả lỗi chính tả):

    “Trong hai câu thơ “Nhớ nước đau lòng con quốc quốc- thương nhà mỏi miệng cái gia gia (Qua đèo ngang”) , Hồ Xuân Hương đã sử dụng lối chơi chữ nào? A. Dùng từ ngữ gần âm. B. Dùng từ ngữ đồng âm. C. Dùng cách điệp âm. D. Dùng lối nói lái”.

    Chao ôi, sao Qua Đèo Ngang lại là của Hồ Xuân Hương, người được mệnh danh là Bà Chúa Thơ Nôm được (?!).

    Sách Ngữ văn lớp 7, tập 1 của NXB Giáo dục, phát hành tháng 3/2007 ở trang 95 chả phải ghi rõ thế này sao: Hồ Xuân Hương (?-?) lai lịch chưa thật rõ ràng. Nhiều sách vẫn nói bà là con Hồ Phi Diễn (1704-?), quê ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Ông thân sinh ra Bắc dạy học, lấy vợ lẽ là người Bắc Ninh, sinh ra Hồ Xuân Hương. Gia đình Hồ Xuân Hương từng sống ở phường Khán Xuân gần Hồ Tây của Hà Nội.

    Chưa hết. Đề thi như thể... “chọc ghẹo, trêu ngươi” học sinh, bởi ở câu 5 thì lại ghi (nguyên văn): “Câu thơ Một mảnh tình riêng ta với ta, trong bài thơ Qua đèo ngang của bà huyện Thanh Quan thể hiện rõ nhất nỗi niềm gì? A. Nỗi lo lắng cho vận mệnh đất nước. B. Nỗi phiền muộn vì xa cách. C. Nỗi niềm cô đơn gần như tuyệt đối. D. Nỗi nhớ nhung về quá khứ”.

    Thật đau lòng Bà Huyện Thanh Quan và xót xa thay cho Bà Chúa Thơ Nôm Hồ Xuân Hương! Kỳ thi diễn ra cách đây mấy hôm. Đề thi ra sai, đẻ ra đáp án sai, hậu quả là học trò gánh trọn vì làm bài... không được. Dĩ nhiên là vậy! Kiểu ra đề thi ẩu “đầu Ngô mình Sở” lộn tùng phèo như vậy là một nỗi buồn lớn cho những ai quan tâm đến sự chấn hưng nền giáo dục nước nhà.

    schoo@net (Theo http://www.tienphongonline.com.vn/Tianyon/Index.aspx?Article)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.