Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (727 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (494 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (81 bài viết)
  • Sản phẩm mới (218 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (552 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (155 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (126 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (182 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (71 bài viết)
  • Cùng Học (98 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (74 bài viết)
  • School@net 15 năm (153 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (123 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (360 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1209 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1033 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (276 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (181 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8222 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
    
     
    Giỏ hàng

    Xem giỏ hàng


    Giỏ hàng chưa có sản phẩm

     
    Bản đồ lưu lượng truy cập website
    Locations of visitors to this page
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 16
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 16
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 93387545 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Giáo dục hiện đại: Một "phản đề" lớn từ Phần Lan?

    Ngày gửi bài: 20/02/2008
    Số lượt đọc: 2716

    Ngày 4.12.2007, sau khi kết quả điều tra được chính thức công bố, một lần nữa – và cũng là lần thứ ba liên tiếp – học sinh Phần Lan lại vượt lên các quốc gia công nghiệp phát triển (57 quốc gia) để đứng đầu trong cuộc điều tra giáo dục PISA.

    Mặc dù đã khá quen với tính cách điềm đạm của người Phần Lan nhưng tôi vẫn cứ thấy lạ trước cái cách người dân và báo chí Phần Lan đón nhận sự kiện đáng phải được xem là “kỳ tích” này. Thực sự là bình thản và lặng lẽ. Nếu không tính tới cuộc họp báo nội bộ của Bộ giáo dục tổ chức công bố chính thức thành tích này thì chỉ có 3 đoạn tin ngắn được đưa lên tờ báo Helsingin Sanomat, tờ báo quốc gia có số phát hành lớn nhất Phần Lan, kể cả 2 mẩu tin đưa lại thông tin rò rỉ trên báo Tây Ban Nha và Đức mấy ngày trước đó.

    Tôi cứ băn khuăn: phải chăng Phần Lan đã quá quen với việc “đứng đầu” và sự kiện ấy chẳng có gì đáng để “ăn mừng”? Hay bản thân điều tra về giáo dục PISA chẳng có nhiều ý nghĩa?

    Sự thật không hẳn là vậy.


    PISA - hay còn gọi là chương trình đánh giá học sinh quốc tế do các quốc gia công nghiệp phát triển (OECD) và một số quốc gia khác tiến hành ba năm một lần.


    PISA là gì?

    PISA, viết tắt của The Programme for International Student Assessment, là Chương trình đánh giá học sinh quốc tế do các quốc gia công nghiệp phát triển (OECD) và một số quốc gia khác tiến hành ba năm một lần.

    Ý tưởng bắt đầu từ năm 1997 nhưng cuộc điều tra đầu tiên được tiến hành vào năm 2000 (phải mất 3 năm để xây dựng và thống nhất các tiêu chí và cách thức điều tra). Và kể từ đó đến nay đã có ba cuộc điều tra, lần cuối vào năm 2006. Cứ phải sau một năm kể từ ngày điều tra, vào ngày 10h sáng giờ Paris ngày 4.12 hàng năm, kết quả điều tra sẽ được công bố trên toàn thế giới. Họp báo sẽ diễn ra ở một số nước thuộc các châu lục khác nhau.

    Sự thực rằng phải mất 365 ngày để hội đồng các chuyên gia giáo dục phân tích và đưa ra được kết quả điều tra cũng ít nhiều giúp cảm nhận được tính chất và ý nghĩa của cuộc điều tra này.

    Điều tra là để đánh giá trình độ học sinh 15 tuổi của các nước tham gia trong bốn lĩnh vực là toán, khoa học, đọc hiểu và xử lý tình huống. Lần đầu tiên năm 2000, điều tra đặt trọng tâm vào môn đọc hiểu; lần thứ hai năm 2003 đặt trọng tâm vào môn toán và lần gần đây nhất năm 2006 là vào khoa học. Học sinh, ngoài làm bài thi, phải trả lời phiếu điều tra về hoàn cảnh gia đình, môi trường và động lực học tập và cách quản lý quỹ thời gian….

    Điều tra PISA đối với các học sinh ở độ tuổi 15 là để đánh giá khả năng ứng dụng kiến thức và kỹ năng học được vào các tình huống thực tiễn của cuộc sống. PISA không phải và không hề là một cuộc sát hạch khả năng học thuộc lòng lượng kiến thức trong sách vở. Cái tư duy hình thức ấy từ lâu đã xa vời với các quốc gia được xem là “quốc gia phát triển”. Bình luận về kết quả điều tra PISA Tổng thư ký của OECD, Angel Gurria, phát biểu rằng: “PISA là một công cụ hỗ trợ các chính phủ đưa ra các lựa chọn chính sách giáo dục. Và trong thời đại toàn cầu hóa kinh tế với mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt như ngày nay, một nền giáo dục có chất lượng là tài sản có giá nhất cho cả xã hội và từng cá nhân trong xã hội đó.”

    Và cũng không phải và không hề ngẫu nhiên khi hội đồng PISA chọn đọc hiểu, toán học, khoa học và xử lý tình huống làm các môn điều tra. Theo như lý giải của hội đồng PISA, những kiến thức và kỹ năng ấy là tối cần thiết cho một học sinh bước vào cuộc sống trưởng thành. Và đó cũng là những kỹ năng và kiến thức nền tảng không thể thiếu cho quá trình học tập suốt đời.

    Ông Tổng thư ký của OECD, nói thêm rằng “điều tra PISA không chỉ để xếp hạng. Quan trọng là nó chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu của hệ thống giáo dục của các quốc gia, đồng thời chỉ ra hướng đi cải cách hệ thống giáo dục ấy”.


    Học sinh Phần Lan trong một giờ học ngoại khóa.


    Kiến thức của học sinh Phần Lan là tuyệt vời

    Năm 2006 số lượng học sinh và số trường tham gia ít hơn lần trước. Nếu như năm 2003, Phần Lan có 5796 học sinh từ 198 trường tham gia thì năm 2006 chỉ có 5265 học sinh từ 155 trường, trong đó 144 trường dạy tiếng Phần Lan và 11 trường dạy tiếng Thụy Điển. Có 4714 học sinh (4413 học sinh học tiếng Phần Lan và 301 học sinh học tiếng Thụy Điển) trả lời phiếu điều tra, chiếm 90% tổng số học sinh tự nguyện.

    Theo như kết quả cuối cùng được công bố tại cuộc họp báo thì kiến thức của học sinh Phần Lan là tuyệt vời và đồng đều ở tất cả các môn điều tra. Học sinh Phần Lan đạt điểm cao nhất, vượt trên các nước OECD về môn điều tra trọng tâm là khoa học và cao thứ hai về toán và đọc hiểu. Tỷ lệ học sinh yếu là rất nhỏ và học sinh xuất sắc là rất cao. Chênh lệch trình độ giữa các trường, các vùng là không đáng kể.

    Về khoa học, kết quả của Phần Lan là vượt trội hơn hẳn bất cứ nước nào tham gia PISA 2006 và điểm số đạt được là cao nhất trong tất cả các cuộc điều tra PISA từ trước tới nay. Học sinh Phần Lan có mức độ hiểu biết cao trên tất cả các tiêu chí điều tra về khoa học. Cũng theo kết quả điều tra thì học sinh Phần Lan yêu thích khoa học bởi nhận thức rõ tiến bộ trong khoa học công nghệ cải thiện điều kiện sống con người và giúp chúng ta hiểu thế giới xung quanh. Học sinh Phần Lan có thái độ tích cực về khoa học hơn mức độ trung bình các học sinh OECD.

    Về đọc hiểu và toán, kỹ năng đọc hiểu của học sinh Phần Lan vẫn nằm trong tốp đầu (đứng thứ hai chỉ sau Hàn Quốc). Học sinh nữ có kỹ năng đọc hiểu vượt trội học sinh nam. Chênh lệnh ở môn này giữa nam và nữ còn lớn, lớn thứ hai trong số các nước OECD. Kỹ năng về toán cũng nằm trong tốp đầu thế giới (đứng thứ hai sau Đài Loan). Điểm trung bình về toán đã tăng hơn năm 2003. Học sinh nam có thành tích tốt hơn nữ. Chênh lệch trình độ ở môn này tăng hơn so với lần điều tra trước.

    Bình luận về thành tích Phần Lan, Bộ trưởng giáo dục, Bà Sari Sarkomaa nói rằng: “Chúng tôi vui mừng thấy rằng việc kiên định đầu tư cho nền giáo dục đã một lần nữa đưa Phần Lan dẫn đầu trong bảng xếp hạng PISA. Trong thế giới toàn cầu hóa kinh tế này, giáo dục là chìa khóa để Phần Lan giữ được lợi thế cạnh tranh. Phần Lan sẽ tiếp tục chú trọng trang bị kiến thức sao cho học sinh có thể hội nhập đầy đủ vào xã hội cả trong lẫn ngoài nhà trường.”

    Có lẽ lời phát biểu khiêm nhường “rất Phần Lan” ấy không nói hết được ý nghĩa của PISA khi nhìn từ góc độ học sinh Phần Lan đã vượt lên để đứng đầu hơn 400.000 học sinh và 57 quốc gia (30 nước OECD và 27 nước ngoài OECD) tham gia đợt điều tra này mà nếu tính tỷ trọng kinh tế thì 57 quốc gia tham gia chiếm xấp xỉ 90% giá trị kinh tế toàn cầu. Cũng xin lưu ý rằng điều tra chỉ giới hạn đối với học sinh 15 tuổi, là tuổi trong giáo dục bắt buộc mà Phần Lan gọi là giáo dục toàn diện (comprehensive schooling). Đây là mô hình được xây dựng từ những thập kỷ 1970 khi Phần Lan và Đức đồng thời tiến hành cải cách giáo dục. Phần Lan phát triển mô hình giáo dục toàn diện. Nước Đức theo đuổi mô hình giáo dục song song (sàng lọc học sinh sớm). Sau hơn 30 năm, nước Đức chính thức thừa nhận mô hình của Phần Lan là đúng đắn và hiện đang cải cách mạnh mẽ giáo dục cơ sở theo hướng giáo dục toàn diện của Phần Lan. Mô hình này cũng đã và đang trở thành hình mẫu cho nhiều quốc giá khác trên toàn thế giới. Thế nhưng dường như Phần Lan luôn luôn cảnh giác trước sự tự mãn. Tại buổi họp báo, Bộ trưởng giáo dục Phần Lan Sari Sarkomaa đã phát biểu rằng: “Lẽ đương nhiên, Phần Lan cũng kỳ vọng đạt thành tích cao trong điều tra song không phải kết quả như thế là thỏa mãn. Chúng tôi phải chú trọng cho giáo dục cơ sở và giáo dục đặc biệt sao cho trường học là nơi tốt nhất ươm trồng những hạt giống cho thế hệ tương lai”

    Tâm thức khiêm nhường như thế cũng đáng được xem là một tài sản của một quốc gia. Cũng chính cái đức khiêm tốn ấy đã sinh ra những tầm nhìn rất xa về giáo dục để chuẩn bị cho lợi ích trăm năm… Và ngày nay, có thể nói rằng sự thực là giáo dục Phần Lan không chỉ bằng các nước phát triển mà giáo dục Phần Lan đứng đầu các nước phát triển. Giáo dục Phần Lan không chỉ đứng đầu các nước phát triển mà giáo dục Phần Lan liên tiếp đứng đầu các nước phát triển. Chỉ nhìn vào con số các nước tham gia PISA hàng năm cũng có thể thấy được thực chất thành tích đứng đầu của Phần Lan là khó khăn tới nhường nào. Nếu như năm 2000, có 30 quốc gia, năm 2003 có 35 quốc gia thì năm 2006 đã có 57 quốc gia và sự thực là việc Phần Lan liên tiếp đứng đầu không hề là điều “đơn giản”.

    Có lẽ cũng nên điểm lại thành tích những lần điều tra trước vào năm 2000 và 2003 để có cái nhìn toàn diện hơn:

    Phần Lan đặc biệt xuất sắc về đọc hiểu: đứng đầu trong cả hai lần điều tra.

    Về toán, Phần Lan đứng thứ 4 (2000) và thứ hai (2003)

    Về khoa học, đứng thứ ba (2000) và cùng đứng thứ nhất (2003)

    Về giải quyết tình huống: cùng đứng thứ hai (2003), lần đầu (2000) không điều tra kỹ năng này.

    Đặc biệt trong tất cả các lần điều tra, ngoài thành tích xếp hạng, Phần Lan đạt được những tiêu chí rất khó vượt qua trong đó sự đồng đều trình độ là điểm đặc biệt mạnh của Phần Lan. Khoảng cách giữa thành tích cao nhất là thấp nhất của học sinh Phần Lan là thấp nhất. Chênh lệch thành tích giữa các trường, giữa các vùng cũng không đáng kể. Chênh lệch trình độ giữa các nhóm ngôn ngữ rất thấp và điều kiện xã hội, kinh tế của gia đình ảnh hưởng tới kết quả học tập của học sinh thấp hơn nhiều so với các nước khác. Và điều đặc biệt là thành tích học sinh vẫn rất cao trong khi mức chênh lệch trình độ giữa các học sinh lại rất thấp. Điều này còn có ý nghĩa hơn khi trên thực tế học sinh Phần Lan học ít giờ hơn trong tuần so với các nước OECD khác và chi phí cho giáo dục lại chỉ ở mức trung bình so với các nước này. Chính vì vậy, chi phí và giờ học không phải là những nguyên nhân quyết định thành công giáo dục của Phần Lan.

    school@net (Theo http://vietimes.vietnamnet.vn/vn/chuyende/4335/index.viet)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.