Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (727 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (494 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (81 bài viết)
  • Sản phẩm mới (218 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (552 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (155 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (126 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (182 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (71 bài viết)
  • Cùng Học (98 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (74 bài viết)
  • School@net 15 năm (153 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (123 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (360 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1209 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1033 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (276 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (181 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8222 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
    
     
    Giỏ hàng

    Xem giỏ hàng


    Giỏ hàng chưa có sản phẩm

     
    Bản đồ lưu lượng truy cập website
    Locations of visitors to this page
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 9
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 9
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 93369179 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Nhà thơ Trần Hòa Bình: Chúng ta đang cho ra lò những “công chức báo chí”

    Ngày gửi bài: 21/03/2008
    Số lượt đọc: 2919

    Giáo trình cũ kỹ. Phương pháp đào tạo không gắn liền với thực tiễn đời sống. Có cả những giáo viên giảng dạy chuyên ngành báo chí nhưng không (hay không viết nổi) một cái tin theo đúng nghĩa?... Hậu quả là sinh viên ra trường mơ hồ, non nớt về nghề nghiệp nên rất khó kiếm việc làm. Không ít Tổng Biên tập tuyên bố thẳng thừng là không muốn nhận sinh viên tốt nghiệp tại các lò đào tạo chuyên ngành báo chí.

    Vì sao có tình trạng này và làm gì để khắc phục hiện tượng đáng buồn trên? DĐDN đã có cuộc trao đổi khá thẳng thắn với Thạc sĩ, Nhà thơ Trần Hòa Bình - Giảng viên khoa Báo chí, Học viện Báo chí - Tuyên truyền Hà Nội.

    Thừa hưởng một nền báo chí khuôn mẫu, lỗi thời

    - Cách đây không lâu, một vị lãnh đạo của một tờ báo lớn khi trả lời phỏng vấn đã nói thẳng là không muốn nhận sinh viên được đào tạo ở lò báo chí vì muốn sử dụng thì phải... đào tạo lại. Là giảng viên chuyên ngành báo chí, anh có thấy bị xúc phạm?

    Một lời nhận xét không mấy tốt đẹp về chúng tôi nhưng tiếc thay, đó lại là sự thật và tôi cũng đồng ý vì nhận xét này về cơ bản là chính xác. Tôi chỉ muốn nói rõ thêm một điều rằng hiện tượng này không chỉ đúng với nghề báo chí mà đúng với rất nhiều nghề khác đang được đào tạo theo chương trình đại học. Một thực tế là chưa có điểm gặp nhau giữa đào tạo và nhu cầu thực tiễn của đời sống.

    - Không chỉ là giảng viên tại giảng đường mà ông còn là nhà báo và người làm công tác quản lý báo chí (Trần Hòa Bình làm Phó TBT Tạp chí Gia đình khoảng 10 năm), theo anh vì sao trong đào tạo báo chí lại có hiện tượng này?

    Nguyên nhân thì nhiều nhưng tựu trung lại, theo tôi có một số lý do cơ bản sau. Thứ nhất, về giáo viên. Thống soái trong hầu hết các giảng đường báo chí hiện nay là những người được đào tạo từ lò báo chí Liên Xô, một nền báo chí nặng nề, khuôn mẫu với cách làm báo của tư duy bao cấp. Nghĩa là cũ, rất cũ. Thứ hai là về giáo trình, cho đến những năm 90, chúng ta hầu như vẫn chưa có giáo trình cho môn học này và điều đó có nghĩa là nó chưa được coi là môn học thực sự. Rất may là gần đây, đã có một số giáo trình viết về nghề báo.

    - Anh đánh giá chất lượng của những giáo trình này như thế nào?

    Xin nói thật là nhìn chung chất lượng còn nhiều hạn chế. Những chỗ đáng đọc thì đó là phần do các nhà báo có tên tuổi viết về kinh nghiệm của mình. Ngán nhất là những đoạn “cóp nhặt” từ giáo trình Xô viết cũ. Trong khi đó, chỉ cần một cuốn như kiểu “Viết cho độc giả” của Pháp hay “Bước vào nghề báo” của Mỹ là có thể đánh đổ hàng loạt giáo trình xơ cứng.

    Dạy báo chí thực chất là truyền bảo ngón nghề

    - Tôi xin kể một câu chuyện có thể anh không tin nhưng là sự thật 100%. Ngày tôi học đại học (Khoa Báo chí Đại học KHXH&NV Hà Nội niên khoá 1998 - 2002), một ông thầy của tôi dạy về môn phóng sự đã đưa ra làm ví dụ bằng một tác phẩm được viết từ năm 1985...?

    Tôi không có gì ngạc nhiên về chuyện này vì cũng đã từng chứng kiến một đồng nghiệp từ hơn mười năm nay vẫn chỉ dùng duy nhất một cái tin để làm mẫu khi giảng dạy. Nghĩa là đã hơn một thập kỷ nay, cái “đồng hồ” nghề nghiệp của anh ấy vẫn không hề nhúc nhích. Vì vậy, cái tư duy về nghề báo vẫn cứ “lưu ban” từ bấy đến giờ, trong khi đó, báo chí đang thay đổi từng ngày, thậm chí từng giờ.

    - Anh đang nói về đồng nghiệp hay đang nói về chính mình?

    Cùng nằm trong “cái rọ” đó nên nói về người khác mà cũng chính là tự nói về mình. Tuy nhiên, tôi cũng không ngại gì khi nói rằng tôi là một trong số ít giảng viên được học trò yêu mến nhất.

    - Theo anh thì vì sao anh có được sự ngưỡng mộ đó?

    Vì tôi không chỉ là một người thầy đứng trên bục giảng mà tôi còn là một nhà báo đích thực. Do đó, tôi biết nhiều ngón nghề mà nếu không phải là nhà báo, anh sẽ không dễ gì có được. Cũng chính vì là nhà báo nên tôi luôn thể hiện với sinh viên rằng các bạn đang hoặc sẽ là đồng nghiệp của tôi nên không đặt vấn đề “dạy bảo” mà là trao đổi về nghề và truyền đạt những ngón nghề cho nhau. Báo chí tức là hơi thở của đời sống đương đại nên khó có thể đưa ra được những khuôn mẫu cho mọi trường hợp.

    Bi kịch nơi giảng đường

    - Anh có nghĩ rằng một số đồng nghiệp của anh không hiểu rằng họ rất cũ và cần phải thay đổi?

    Không. Họ biết cả đấy nhưng họ không muốn thay đổi và thay đổi cũng không phải là một quá trình đơn giản. Thật tình, ai cũng biết học trò khó có thể dành niềm tin cho những điều thầy rao giảng trên bục nếu như không được tận mắt nhìn thấy một tác phẩm của thầy được bày trên mặt báo. Họ (sinh viên) không cần biết thầy ấy, cô ấy có bằng cấp gì mà họ chỉ cần biết thầy ấy, cô ấy đã có tác phẩm báo chí nào và nó có hay hay không thôi. Một ông thầy dạy bắn súng thì cũng nên có một vài cái thành tích dù vàng, bạc hay đồng. Một ông thầy báo chí thì chí ít cũng có lấy vài ba bài báo chứ nói suông thì chắc là khó thuyết phục học trò.

    - Tôi có cảm giác chúng ta đang sai lầm về xác định mục đích đào tạo đại học. Ý tôi muốn nói là hình như trong ý thức của cả người dạy lẫn người học thì đại học là đào tạo ra những nhà khoa học, những trí thức hay nhà nghiên cứu... Trong khi đó trên thực tế nó thực chất chỉ là một kiểu bảo việc, truyền nghề. Anh có tán thành với quan điểm này?

    Tôi nhớ không lầm thì nhà thơ Hồng Thanh Quang (Phó TBT Báo Công an Nhân dân) có lần nói đại ý rằng anh mơ ước sẽ có ngày mở một trung tâm đào tạo báo chí để mời những nhà báo đích thực đến truyền bảo các đệ tử theo lối chân truyền. Đây là ý tưởng rất hay và đáng được ủng hộ. Tôi rất thương sinh viên mỗi khi các em phải ngồi nghiền ngẫm mớ lý thuyết suông chung chung và có sẵn. Đó chính là bi kịch nơi giảng đường.

    Không có sắt thì đừng mơ thành kim

    Tôi nghĩ việc giảng dạy hiện nay cũng có không ít những khiếm khuyết cần được khắc phục nhưng cũng không thể đổ mọi trách nhệm cho người dạy mà bỏ qua trách nhiệm của người học.

    - Tôi được biết không ít thí sinh thi vào khoa báo chí nhưng không yêu và cũng không hiểu gì về nghề báo?

    Theo con số khảo sát của chúng tôi nhiều năm nay, trong số 100 sinh viên đang theo học báo chí thì chỉ có khoảng 30% là yêu nghề thật sự và có những tố chất để theo học nghề báo. 70% còn lại là làm theo lời khuyên của bố mẹ và cả... khi không vào được trường nào khác. Báo chí là một nghề của tài năng nên cần phải có năng khiếu bẩm sinh nhưng tại các kỳ thi tuyển gần đây không hiểu vì sao lại bỏ khâu thi năng khiếu này. Đó là một sai lầm đáng tiếc mà hậu quả của nó là chúng ta cho ra lò những công chức báo chí.

    - Nói như vậy có vẻ như phủ nhận thành quả của công tác đào tạo. Một người có thể không có năng khiếu nhưng họ chịu khó học hỏi thì vẫn có thể thành đạt chứ?

    Tôi tin điều mà Viên Mai, một nhà lý luận văn học xuất sắc của Trung Hoa cổ đại nói đại để đúng là có công mài sắt có ngày nên kim nhưng không thể có công mài ngói mà cũng có ngày nên kim được. Hay nói một cách khác, không có sắt thì đừng mơ thành được kim.

    - Đúng là không có sắt thì không thể thành kim nhưng có sắt mà không mài thì cũng khó mà thành kim. Theo anh, làm thế nào để có thể có được những “cái kim”?

    Về tuyển sinh, không nên quan niệm sinh viên báo chí chỉ là người thuộc lòng ba môn Văn - Sử - Địa mà cái cần nhất, quan trọng nhất là phải có năng khiếu, nên phải kiểm soát được khâu này. Về giảng dạy, tôi cho rằng với sinh viên báo chí, ý nghĩa của giảng đường chỉ chiếm không quá 30%, và 70% còn lại là khả năng tiềm ẩn mà người thầy có trách nhiệm đánh thức. Nghĩa là phải để sinh viên đến trường bằng cái đầu của mình chứ không phải bằng đôi chân như các nhà sư phạm Xô viết từng quan niệm. Hình ảnh cán bộ giáo vụ đi đếm từng đầu sinh viên đến lớp có gì đó hơi “thảm hại” cho nghề nghiệp.

    - Xin hỏi về một lĩnh vực khác. Vì sao cho đến giờ anh vẫn chưa phải là hội viên Hội Nhà văn VN? Anh có điều gì “thù oán” hay “ghét bỏ” Hội?

    Ồ, không. Không có chuyện đó. Mà thật tình, tôi đã bao giờ... yêu Hội đâu mà thù oán hay ghét bỏ? Đơn giản là tôi không thích vì mọi tổ chức dù là gì đi nữa thì với tôi đều không quan trọng. Văn chương suy cho cùng với tôi cũng chỉ là một cuộc chơi.

    - Anh đã từng xuất bản trên 20 đầu sách nhưng tại sao lại không có một tập thơ nào trong khi anh cũng là một trong số những người làm thơ có nhiều độc giả? Phải chăng anh có ý coi thường thi ca?

    Phải nói ngược lại mới đúng. Vì rất trân trọng thi ca mà tôi không muốn in thơ.

    - Có vẻ mâu thuẫn và khó hiểu nhỉ?

    Chẳng có gì mâu thuẫn hay khó hiểu cả. Tôi xin kể cho ông nghe một chuyện rằng một lần vào Nhà sách Tiền phong ở đường Nguyễn Thái Học, tôi từng thấy tập thơ của một nhà thơ có tên tuổi được dùng làm tấm lót cho đống băng đĩa ca nhạc và hài kịch. Hình ảnh đó ám ảnh tôi đến mức cho đến giờ phút này, tôi không muốn và không nỡ in thơ.

    - Xin cám ơn anh!

    School@net (Theo http://www.dddn.com.vn/Desktop.aspx/TinTuc/VanHoa-XaHoi/Nha_)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.