Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (727 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (494 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (81 bài viết)
  • Sản phẩm mới (218 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (552 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (155 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (126 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (182 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (71 bài viết)
  • Cùng Học (98 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (74 bài viết)
  • School@net 15 năm (153 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (123 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (360 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1209 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1033 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (276 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (181 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8222 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
    
     
    Giỏ hàng

    Xem giỏ hàng


    Giỏ hàng chưa có sản phẩm

     
    Bản đồ lưu lượng truy cập website
    Locations of visitors to this page
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 12
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 12
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 93331517 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Phải cập nhật hóa tài liệu dạy và học

    Ngày gửi bài: 21/03/2008
    Số lượt đọc: 2956

    (VietNamNet) - “Theo thiển ý, chất lượng dạy và học ở Việt Nam tùy thuộc vào giáo trình của trường và các tài liệu có được cập nhật hóa hay không”. Đó là ý kiến của tiến sĩ Việt kiều Ngô Anh Cường, thỉnh giảng viên của Viện Khoa học Pháp lý và Kinh doanh quốc tế.

    - Là một người từng giảng dạy ở các đại học nước ngoài cũng như tại Việt Nam, tiến sĩ có thể cho biết vài nhận xét về chất lượng dạy và học ở Việt Nam hiện nay?

    - Tôi chỉ có thể tóm tắt trả lời theo kinh nghiệm thực tế của bản thân, thế nào cũng có sai sót. Theo thiển ý, chất lượng dạy và học ở Việt Nam tùy thuộc vào giáo trình của trường và các tài liệu có được cập nhật hóa hay không.

    Trong thời buổi toàn cầu hóa và sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin và truyền thông, các giảng viên và học viên các ngành cần áp dụng triệt để những thông tin có thể gọi là “miễn phí” trên Internet. Ngoài ra, trong xu hướng toàn cầu hóa thương mại hiện nay, mọi người cần phải thông thạo tiếng Anh để có thể tra cứu và cập nhật hóa những thông tin cần thiết. Đây là việc tất yếu trong thời buổi hội nhập.

    - Theo ông, so với các nền giáo dục mạnh trong khu vực, như Singapore, hay trên thế giới, như Anh, Mỹ, Úc, v.v…, thì nền giáo dục Việt Nam có những điểm yếu nào?

    - Một trong những điểm yếu là tài liệu không được cập nhật hóa và thiếu các chương trình liên kết đa phương với các trung tâm giáo dục nước ngoài. Riêng về phương pháp học tập, học viên thường “thụ động”, thiếu hẳn các tác động trao đổi giữa giảng viên và học viên. Việc học “một chiều” này không phát huy được sự “hợp tác” giữa giảng viên và học viên.

    Thêm vào đó, phương pháp “học theo nhóm” (team) cũng ít được áp dụng. Tôi xin lấy một thí dụ cụ thể: ở Mỹ, trong một lớp học với thời gian 3 tiết, nửa thời gian đầu là phần trình bày của giảng viên về đề tài, thời gian còn lại dành cho các nhóm phát biểu.

    Như vậy, sẽ có nhiều ý kiến được trao đổi với nhau, làm cho môi trường học tập trở nên hào hứng hơn. Ngoài ra, học viên còn được hướng dẫn phương pháp thực hiện các “tiểu luận”, làm quen dần với việc nghiên cứu khoa học và thuyết trình, để có thể soạn thảo và bảo vệ thành công luận án tốt nghiệp sau này.

    Trong những điểm yếu đó, điểm yếu nào là quan trọng nhất, có ảnh hưởng lớn nhất đối với chất lượng giáo dục?

    Chất lượng giáo dục vẫn còn nhiều điểm yếu, nhưng theo tôi, quan trọng nhất vẫn là thiếu sách giáo khoa và tài liệu học tập không được cập nhật hóa. Tôi lấy một thí dụ cụ thể, để đứng lớp cho Viện Khoa học Pháp lý và Kinh doanh Quốc tế, chính tôi đã phải bỏ tiền túi để nhờ bạn bè mua giùm các sách giáo khoa mới nhất và gởi về Việt Nam để chia sẻ với các học viên.

    Để khắc phục những điểm yếu nói trên, Bộ Giáo dục và Đào tạo VN cần thực hiện những biện pháp nào, thưa ông?

    Đầu tiên, Bộ GD-ĐT cần giúp các trung tâm đào tạo phát triển các phòng và các ban hợp tác quốc tế, cũng như tạo điều kiện để cung cấp các tài liệu mới nhất cho giảng viên và học viên.

    Vừa rồi tôi biết được thông tin là Bộ GD-ĐT sẽ cử các giảng viên ra nước ngoài tu nghiệp. Đây là một chương trình rất đáng khuyến khích. Đây là cơ hội để các giảng viên trong nước tiếp cận với các phương pháp giảng dạy tiên tiến. Phòng hợp tác quốc tế cần tạo điều kiện để các giảng viên trong nước hợp tác với các chuyên gia nước ngoài trong việc cùng nghiên cứu và phát triển các dự án khoa học.

    Thí dụ điển hình, một giảng viên khoa Nông lâm phải có được điều kiện hợp tác với một giảng viên tại một trường đại học Nông lâm nổi tiếng ở nước ngoài, như đại học Cal Poly San Luis Obispo chẳng hạn, để cùng soạn thảo một dự án chung với nhau. Nói chung, các giảng viên nước ngoài rất muốn hợp tác, vì đó là cơ hội để họ nhận được các nguồn tài trợ từ các quỹ (foundations) cho các công trình nghiên cứu cần thiết và bắt buộc mỗi năm. Những chương trình hợp tác như thế mang lại lợi ích cho cả đôi bên (win-win situation).

    Ông có nhận xét gì về chất lượng của các bằng cấp ở Việt Nam? Theo ông, cần phải làm gì để nâng cao chất lượng và uy tín của các bằng tốt nghiệp trong nước?

    Theo thông tin trên các phương tiện truyền thông trong nước, một số đông sinh viên sau khi ra trường không có đủ kiến thức cần thiết để thực hiện tốt những công việc được giao ở các cơ quan mà họ làm việc, dù đó là những công việc đúng theo chuyên ngành mà họ đã học. Đây là một thực tế rất đáng lo ngại.

    Để trả lời câu hỏi “nhạy cảm” này, tôi xin đưa ra một thí dụ cụ thể để dễ hiểu. Trong quá trình làm việc trong thời gian qua, một trong những chương trình tôi đang tham gia là chương trình “Thu mua và cung ứng quốc tế”, được tổ chức tại Trường Đào tạo cán bộ quản lý doanh nghiệp (CBAM), trực thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).

    Đây là một chương trình hợp tác quốc tế thiết thực. Tài liệu giáo khoa và chương trình học tập được soạn thảo bởi Trung tâm Thương mại Quốc tế (International Trade Center – ITC) của WTO và UNCTAD, bằng cấp Diploma IPSCM quốc tế được cấp bởi ITC, và học viên được trang bị các kiến thức chuyên sâu trong thời buổi toàn cầu hóa.

    Tuy nhiên, mặc dầu đây là chương trình đào tạo theo bằng cấp quốc tế được thế giới công nhận, nhưng đa số học viên đều là các cộng tác viên của các công ty nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam! Trong khi đó, đây là chương trình rất thiết thực đối với cán bộ, nhân viên của các công ty cũng như các chuyên viên trong nước. Đó là điều khiến tôi vô cùng ngạc nhiên!

    Nói tóm lại, để nâng cao chất lượng và uy tín của các bằng tốt nghiệp trong nước, chúng ta cần liên kết và hợp tác với các trung tâm đào tạo quốc tế, và hợp tác với các chuyên gia nước ngoài trong việc soạn thảo giáo trình. Giáo trình không nên “thuần Việt” và cũng không nên chịu ảnh hưởng của bất cứ chương trình giảng dạy của các nước trong khu vực hay Anh, Pháp, Mỹ, Úc, v.v…, mà chúng ta cần so sánh và đúc kết để tạo nên những giáo trình “hội nhập”, tức những giáo trình đa quốc gia nhưng được “Việt hóa” theo nhu cầu phát triển thực tế của đất nước. Chúng ta chưa có “freeway và autobahn”, đường xá còn hẹp, làm sao giải quyết việc giao thông suôn sẻ trên các nẻo đường đất nước mới quan trọng. Nhập ôtô lớn không bằng sản xuất những chiếc xe nhỏ chất lượng cao để hợp với điều kiện quốc gia.

    Theo ông, Chính phủ Việt Nam nên làm gì để khuyến khích trí thức Việt kiều tham gia vào việc nâng cao chất lượng của nền giáo dục Việt Nam?

    Đây là câu hỏi có được câu trả lời rất dễ: “Tạo điều kiện hợp tác tốt nhất”. Khi tôi về Việt Nam làm việc với Trường Đại học Đà Lạt, tôi rất thích thú với môi trường làm việc ở đó. Phòng HTQT dưới sự chỉ đạo của hiệu trưởng đã lo chu đáo các điều kiện làm việc cho giảng viên. Tôi được cấp một căn hộ riêng biệt trong khuôn viên của trường, Internet và truyền hình cáp, được cơ hội giao lưu với các giảng viên, v.v…

    Tôi vẫn còn nhớ câu nói của cố PGS-TS Nguyễn Hữu Đức: “Kinh tế Trung Quốc lớn mạnh vì họ biết tận dụng chất xám của Hoa kiều, tạo những điều kiện tốt cho các chuyên gia Silicon Valley ồ ạt về TQ những năm qua, và Silicon Valley nay đang ở TQ”. Trong phòng làm việc của Thầy có treo một bức tranh với những dòng chữ “Đã làm trai đứng trong trời đất, phải có danh gì với núi sông”. Theo tôi, đây là một lời “kêu gọi” rất thực tế.

    Vấn đề khó khăn cho các Việt kiều khi về nước hợp tác là các thủ tục hành chính. Bản thân tôi cũng đã từng bị nhiều trở ngại. Lấy một thí dụ, để được làm việc ở Việt Nam, phải có giấy phép lao động. Mà muốn có giấy phép lao động, phải qua nhiều khâu rất nhiêu khê, trong đó có việc bằng cấp phải được Lãnh sự quán (LSQ) tại Việt Nam chứng nhận. Riêng đối với LSQ Đức, họ liên lạc trực tiếp với đại học nơi cấp bằng, và chứng 2 tuần sau đó. Còn đối với LSQ Mỹ, họ không chứng, với câu giải thích, chúng tôi chỉ làm việc lãnh sự.

    Khi bằng cấp được chứng, thì lại phải đem ra Sở Ngoại vụ để chứng con dấu của LSQ! Lý lịch tư pháp cũng vậy, con dấu của tòa án phải được chứng bởi Văn phòng Thống đốc Tiểu bang, sau đó lại phải được chứng ở LSQ Việt Nam. Nói chung, tốn rất nhiều thời gian, trong khi chỉ cần liên lạc qua email với phòng giáo vụ của nơi cấp bằng là có được câu trả lời chính xác. Ngoài ra, mọi người đều có thể tra cứu dễ dàng thông tin qua các websites của các đại học nước ngoài trên Internet, không phải phí thì giờ cho những việc hành chính.

    Tiến sĩ mong đợi gì về những thay đổi của giáo dục VN trong năm 2008? Theo ông, liệu sẽ có thay đổi nào mang tính đột phá trong năm mới không?

    Vấn đề mong đợi nhất là việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính và di trú, để tạo điều kiện hợp tác giữa các chuyên gia trong nước và nước ngoài, trên tinh thần tôn trọng pháp luật và cùng nhau phát triển ngành giáo dục. Tôi cũng mong Bộ GD-ĐT tạo nhiều cơ hội cho các giảng viên trong nước tham gia các chương trình tu nghiệp cũng như các hoạt động giao lưu với các chuyên gia quốc tế.

    Ngoài ra, một việc cũng rất cần thiết là nên khuyến khích các sinh viên Việt kiều trao đổi kinh nghiệm học tập với các sinh viên trong nước qua việc tổ chức các “Trại hè” tại các trường đại học trong nước. Qua đó, sinh viên trong nước sẽ có dịp tiếp xúc với sinh viên người Việt đang học ở nước ngoài để bổ sung kiến thức, và sinh viên gốc Việt ở các nước cũng sẽ có cơ hội tiếp xúc với văn hóa và cội nguồn dân tộc, cũng như trau giồi Việt ngữ. Đó là những hoạt động “win-win situation”, tức “đôi bên cùng có lợi”.

    Trong năm mới 2008, tôi ước mong có sự phát triển thuận lợi và mang tính đột phá cho các Phòng hợp tác quốc tế của các trung tâm đào tạo, để những nơi này thực hiện tốt vai trò cầu nối cần thiết trong bối cảnh toàn cầu hóa. Đó sẽ là những “cảng biển” để các “tàu” ra khơi.

    Xin hỏi ông câu cuối cùng: Là một người có bằng tiến sĩ ở Cộng hoà Liên bang Đức từ khi mới 25 tuổi, xin ông cho vài lời khuyên đối với SV VN về định hướng và phương pháp học tập sao cho đạt kết quả tốt nhất?

    Đối với các sinh viên Việt Nam, lời khuyên chân thành nhất của tôi là đừng phí thời giờ chơi game hoặc chat, các bạn nên ráng cố gắng học tập, vì 4 năm trôi qua rất nhanh. Sau 4 năm nỗ lực học hành, các bạn sẽ thích thú khi có được những học bổng để học tiếp, hoặc nếu không học tiếp thì cũng có thể trực tiếp làm việc có hiệu quả cao, từ đó góp phần vào sự phát triển kinh tế và xã hội của đất nước.

    Trong thời gian tôi đi học, tôi luôn nhớ lời cha ông để lại: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Chính vì vậy, trong khi học bất kỳ môn nào, tôi cũng luôn cố gắng làm quen với các bạn xuất sắc nhất lớp. Chính những người bạn đó đã giúp tôi, một du học sinh Việt Nam, đạt được những thành quả học tập tốt nơi xứ người. Đó là một phương pháp rất giản dị nhưng có hiệu quả cao.

    Xin cảm ơn tiến sĩ về cuộc phỏng vấn này.

    • Đoan Trúc

    School@net (Theo http://vietnamnet.vn/giaoduc/2008/02/767530/)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

    Phụ lục

    TS. Cường du học tại CHLB Đức từ năm 1973 và sang Mỹ năm 2000. Sau khi tốt nghiệp, ông trở thành Giám đốc điều hành của Trung tâm phát triển tiểu thương của Trường Đại học San Diego State. Ông cũng từng là giám đốc phát triển của các công ty điện toán lớn ở Mỹ, như Tandy Corporation, Antec, Atronics và Globix.

    Năm 2003, theo lời mời của cố PGS-TS Nguyễn Hữu Đức, Hiệu trưởng Trường Đại Học Đà Lạt, TS. Ngô Anh Cường, Việt kiều Mỹ, đã trở về nước để làm cố vấn phát triển cho Phòng Hợp tác Quốc tế của trường.

    Hiện nay, TS. Cường đang hợp tác với CTCP Trái Đất Xanh Tươi và là thỉnh giảng viên tại Trường Đào tạo cán bộ quản lý doanh nghiệp và Viện Khoa học pháp lý và Kinh doanh quốc tế.


     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.