Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (727 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (494 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (81 bài viết)
  • Sản phẩm mới (218 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (552 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (155 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (126 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (182 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (71 bài viết)
  • Cùng Học (98 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (74 bài viết)
  • School@net 15 năm (153 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (123 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (360 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1209 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1033 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (276 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (181 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8222 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
    
     
    Giỏ hàng

    Xem giỏ hàng


    Giỏ hàng chưa có sản phẩm

     
    Bản đồ lưu lượng truy cập website
    Locations of visitors to this page
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 2
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 2
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 93378850 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Bayon - Nụ cười huyền bí của đất nước Cămpuchia

    Ngày gửi bài: 06/04/2008
    Số lượt đọc: 5866

    Những danh lam thắng cảnh, các kỳ quan thế giới là những công trình kiến trúc, điêu khắc hoàn hảo của tự nhiên và đại diện cho những thành tựu tuyệt vời nhất của nền văn minh nhân loại. Bài học trực tuyến Địa lý hôm nay sẽ đưa chúng ta đến với một trong các danh lam, kỳ quan đó: Bayon - Nụ cười huyền bí của đất nước Cămpuchia



    Đền Bayon nằm ở trung tâm quần thể Angkor Thom, Campuchia. Đây là ngôi đền ấn tượng nhất của kiến trúc đền núi Campuchia do sự hùng vĩ về qui mô cũng như về cảm xúc mà nó đem lại cho người xem. Ngôi đền gồm 54 tháp lớn nhỏ, trên mỗi tháp đều có điêu khắc khuôn mặt của thần Lokesvara, hay còn gọi là thần Avalokitesvara, tượng trưng cho sự quan sát của thần linh về 4 hướng của Campuchia.

    Cuộc tấn công và tàn phá ăngco của quân đội Chàm đã gây ra sự hủy diệt và làm lay chuyển đến tận gốc rễ những truyền thống ấn Độ giáo vốn từng làm sống động nền văn minh Khơme thời ăngco. Do chỉ lo xây dựng đền đài miếu mạo mà không chú ý đến đời sống của nhân dân, nên sau cuộc tấn công của người Chàm, đất nước của người Khơme, theo lời bia ký đền Baytay Chmar, đã chìm đắm trong vực thẳm tai họa. Đất nước khi đó cần một vị cứu tinh. Và vị cứu tinh đã xuất hiện - Đó là JayavarmanVII.

    Sau khi đánh đuổi quân Chàm và lên ngôi năm 1181 Jayavarman VII đã xây dựng lại ăngco. Ông cho dựng một đô thành mới là ăngco Thom. Đô thành này trùm lên thành phố mà Udayadityavácman II dựng lập quanh đền Bà Phunôm. Jayavarman VII còn cho đào một hào nước dài bốn cây số, rộng 100m bao quanh và làm một tường thành bằng đá để bảo vệ đô thành. Từ tường thành có 5 cửa trổ ra: bốn cửa ở bốn trục và một cửa phụ ở phía Đông Khải hoàn môn. Bên trên các cửa ra vào là các tháp có hình mặt người. Trung tâm đô thành là đền Bayon. Chỗ ở của Vua nằm chếch về phía Bắc. Trong thành, nhà Vua còn cho dựng nhiều đền miếu khác nhau như: Banteay Kdei, Ta Prahm, Preah Khan, Neakay Pan...

    Các công trình đầu tiên của Jayavarman VII đều phỏng theo phong cách ăngco Vát. Nhưng rồi hai công thức kiến trúc độc đáo ra đời: tháp mặt người và lan can tượng người vật chất hóa chủ đề khuấy biển sữa tìm thuốc trường sinh. Đóng góp độc đáo của Jayavarman VII là xu hướng biểu tượng hoành tráng. Các đề tài tôn giáo đều hiện ra bằng kiến trúc trên nền trời.

    Chủ đề khuấy biển sữa được Jayavarman VII tạo ra với một tầm vóc khổng lồ. ở hai bên đường đi vào ăngco Thom là 54 pho tượng lớn ôm ngang hình con rắn vĩ đại, lưng quay về phía đô thành: bên trái là các Thần, bên phải là các quỷ. Cảnh quấy biển sữa diễn ra quanh trục núi Meru mà Bayon là trung tâm. Đại dương được thể hiện cụ thể qua hình ảnh hào nước bao quanh đô thành. Hình ảnh khuấy biển sữa tìm thuốc trường sinh phần nào biểu hiện ước muốn và việc làm của Jayavarman VII. Nhịp điệu các Thần ngả về phía sau vì gắng sức, đường cong của thân rắn vút lên trời khiến cho cảnh tượng thật mạnh mẽ và hùng tráng. Hình ảnh khuấy biển sữa trở thành một trong những sáng tạo kỳ lạ nhất của nghệ thuật Khơme.

    Cũng nhằm mục đích nhằm hồi sinh đất nước, Jayavarman VII đã cho xây trên một hòn đảo nhỏ giữa một cái hồ ngôi đền Neak Pan. Giữa hồ vuông nổi lên một bệ tròn đỡ tháp thờ thiên đường giữa đại dương nguyên sơ. Bốn hồ nhỏ bao quanh lấy nước từ hồ chính là hình ảnh cụ thể hóa các hồ thiêng Anavatapha ở Himalaya mà nước có thể chữa khỏi mọi bệnh.

    Jayavarman đã dựng lại ngay tại kinh đô của mình bản sao cái hồ linh diệu đó. Ngay ở hồ chính, Vua còn dựng nhóm tượng khổng lồ Avalôkitesvara dưới dạng ngựa trắng cứu vớt các thương nhân đang bị chìm đắm giữa đại dương. Đây lại là một hình ảnh nữa về sự cứu vớt mà Jayavarman VII muốn hóa thân vào đó.

    Trung tâm của quần thể kiến trúc ăngco Thom và cũng là tác phẩm kỳ lạ nhất của Jayavarman VII là đền Bayon - một hình ảnh tuyệt vời nhất về nghệ thuật biểu tượng hoành tráng Khơme.

    Bình đồ bố cục chính trải ra theo hình chữ thập. Từ đó chặn góc ngoài bằng các hành lang hình thước thợ để tạo thành một bình đồ chữ nhật (80m x 57m). Bố cục này lại được bao quanh bởi một hành lang bên ngoài rộng hơn (160m x 140m). ở trung tâm là một nền tròn khổng lồ (đường kính 25m) đội ngôi tháp chính cao 23m. Từ tháp chính có 12 gian tỏa ra xung quanh và đan cài giữa hàng loạt ngôi tháp. Riêng ở trung tâm có 16 tháp. Tính tất cả ở Bayon có khoảng 54 tháp lô nhô như một rừng đá. Trên mỗi mặt của các tháp đều có hình mặt người. Phía Đông nằm giữa hai hồi lang là các Thánh thư. Toàn bộ đền Bayon cao 43m.

    Trong điện thờ chính có một pho tượng Phật trầm tư, đồng thời chính là chân dung Jayavarman VII. Các tháp xung quanh đều có tượng chân dung các quan đại thần của Vua. Các mặt người trên tháp đã vật chất hóa sự có mặt mọi nơi của vị Vua Thần linh phóng tầm mắt ra toàn cõi qua bộ tham mưu tập hợp phía dưới.

    Một giả thuyết khác khá hấp dẫn và lý thú cho rằng, hàng nghìn nụ cười Bayon huyền bí là biểu trưng cho sự kiện màu nhiệm ở Sravasti. Theo Phật thoại, để chứng minh phép màu nhiệm vĩ đại của mình, Đức Phật đã phóng mình lên không trung rồi hóa ra hàng nghìn Đức Phật lấp lánh ánh hào quang, xoay quanh như một vòng sao. Muốn đạt được ý tưởng ấy chỉ còn cách xây dựng một kiến trúc xoay quanh trục, người ta không thấy có cách nào hữu hiệu hơn để thể hiện hình ảnh trên. Bayon đã thành công trong việc mô tả bằng kiến trúc hình ảnh kỳ diệu về Đức Phật.

    Khác với ăngco Vát, Bayon không có tường bao. Các nhà nghiên cứu đặt ra nhiều nghi vấn trong sự việc này. Nhưng có lẽ hợp lý nhất và thuyết phục nhất là ý kiến cho rằng tường thành và hào nước vây quanh ăngco Thom cũng chỉ là tường xây của Bayon. Cũng ý kiến trên cho rằng, hình tượng Bayon là một bộ phận trong tổng thể hình tượng lớn của ăngco Thom.

    Cũng như ăngco Vát, mặt tường bên trong của các hồi lang Bayon được trang trí bằng rất nhiều phù điêu. Phù điêu ở tường hồi lang ngoài chủ yếu thể hiện những cảnh đời thường. Ta có thể thấy nó ở cảnh chọi gà, cảnh hội lễ, cảnh vui chơi giải trí khác của người Khơme cổ, cảnh hành quân, cảnh đánh nhau với quân Chàm. Tất cả các cảnh đời thường ấy được các nhà điêu khắc vô danh thể hiện thật sống động và cụ thể. Đã có nhà nghiên cứu phải thốt lên rằng, Bayon là cả một bách khoa bằng đá đồ sộ về cuộc sống thường nhật của người dân Khơme thời xưa.

    Cũng vẫn cảnh đời thường, nhưng các phù điêu trên tượng hồi lang phía trong lại chủ yếu mô tả cuộc sống cung đình. Ta có thể thấy ở đây cảnh các vũ nữ đang múa, các ca sĩ đang hát, cảnh Vua thiết triều, cảnh Vua cưỡi voi đi ra ngoài thành v.v...

    Nếu cứ vừa đi vừa xem kỹ các hình phù điêu của Bayon từ ngoài vào trong, ta có thể thấy được đời sống văn hóa xã hội của người Khơme một cách khá đầy đủ và toàn diện. Trước mắt chúng ta lần lượt hiện ra nào cảnh làm ăn, vui chơi giải trí của dân chúng, cảnh trận chiến thời xưa, cảnh sinh hoạt trong triều đình, các vũ khí chiến tranh, những vật dụng hàng ngày; rồi các kiểu quần áo, từ trang phục của nhà Vua tới dân thường và của người lính trận đến cô vũ nữ ...

    Chỉ ở tầng cùng, phù điêu Bayon mới mang nội dung tôn giáo. Dọc các tường hồi lang tầng ba là những phù điêu thể hiện các tích về nhà Phật hoặc các hình thiên nữ Apsara.

    Cũng như ăngco Vát, Bayon xưa lộng lẫy, rực rỡ vàng son, không phải chỉ toàn bằng đá như ngày nay. Các dấu vết còn lưu lại cho biết nhiều chi tiết kiến trúc đá, các hình điêu khắc đã được sơn thếp hoặc dát, mạ bằng vàng bạc và đá quý. Một bia ký nói rằng, chỉ để trang trí cho những vị Vua có ở Bayon đã phải dùng năm tấn vàng, năm tấn bạc và 40 nghìn viên đá quý.

    Không chỉ có phù điêu, ở Bayon còn có rất nhiều tượng tròn. Đó là những tượng chân dung Jayavarman VII, tượng các quan đại thần của triều đình, tượng Đức Phật và các Bồ tát... Bên cạnh phù điêu, tượng tròn ở Bayon, đặc biệt là các tượng chân dung, đã góp phần quan trọng tạo ra cả một phong cách độc đáo như kiến trúc, phong cách Bayon.

    Công phu, tiền của và tài trí đổ ra để làm Bayon thật đồ sộ. Theo tính toán của một nhà nghiên cứu mỹ thuật người Pháp B.P Grôsliê, để chạm khắc tất cả những hình bằng đá ở Bayon cần phải có 1000 nhà điêu khắc giỏi làm việc chuyên cần trong 20 năm.

    Sau gần một thế kỷ mò mẫm, nghiên cứu, các nhà khoa học mới tìm được nhiều câu trả lời tương đối khoa học cho Bayon. Ngôi đền kỳ lạ này là đề tài của nhiều cuộc luận chiến, những ý kiến và nhận định trái ngược nhau trong giới khoa học. Kể từ ngày phát hiện ra cho tới những năm 30 của thế kỷ XX này, bức tranh về Bayon được vẽ ra đầy huyền bí. Người thì cho Bayon là một kiến trúc lạ lùng và kỳ dị vào bậc nhất. Người lại cho Bayon là một công trình xây dựng mang tính Thần tiên nhất, huyền bí nhất của người Khơme. Có nhà khoa học cho rằng Bayon là ngôi đền không hề giống bất kỳ một ngôi đền ấn Độ nào thờ thần Brahma. Lại có ý kiến cho rằng các tháp Bayon là những linga (sinh thục khí) của Thần Shiva. Chỉ sau phát hiện của H.Parmentier (Pácmăngchiê) trên mặt tây của tháp số 47 vào năm 1925, các nhà khoa học mới nhận ra khuôn mặt Bồ Tát Lôkesvara trên các tháp và tìm ra được tính chất và hình tượng Phật giáo của Bayon. Từ trước những năm 30, người ta đều công nhận Bayon là công trình xây dựng thế kỷ IX - X. Chỉ sau công trình của nhà nghiên cứu người Pháp là Stern, niên đại thực (thế kỷ XIII và chủ nhân thực (Vua Jayavarman VII) của Bayon mới được xác định một cách khoa học.

    Tuy cố chứng tỏ mình như một vị cứu tinh của đất nước, nhưng Jayavarman VII vẫn trượt theo vết xe lịch sử của các Vua trước đó - dồn sức xây dựng đền chùa. Trong gần 40 năm trị vì, Jayavarman VII đã sử dụng cho việc xây dựng đền chùa một số lượng đá nhiều hơn của tất cả các Vua tiền bối của ăngco đã dùng cộng lại. Vì thế mà sự suy vong vẫn cứ như dòng suối ngầm phá vỡ và làm sụp đổ cả một Vương triều. Do phải bỏ ra quá nhiều công sức và tiền của vào việc xây dựng đền đài, lại không quan tâm đến các công trình thủy lợi, nên đời sống nhân dân ngày càng kiệt quệ, ngân khố quốc gia ngày càng khánh kiệt. Các hồ nước trở nên sình lầy tù đọng, nhiều công trình thủy lợi biến thành những ổ vi trùng của dịch bệnh. Đất đai vốn được trong vùng hoang vu cằn cỗi của núi rừng không được chăm sóc lại hoang hóa cằn cỗi trở lại, Để sinh tồn người Khơme phải bỏ ăngco tiến về vùng đồng bằng trù phú phía dưới làm ăn sinh sống. ăngco suy tàn nhanh chóng và không cưỡng lại được trước sự xâm lăng của người Thái.

    ăngco sụp đổ ngay sau khi Bayon được xây dựng xong. Tuy vậy, đền Bayon cũng đã bừng lên rực rỡ như thời điểm huy hoàng nhất của lịch sử kiến trúc và nghệ thuật Khơme. Song ánh sáng của Bayon là ánh sáng của một vì sao băng. Nó ánh lên thật rực rỡ mê hồn để rồi chìm vào bóng đêm. Sau Bayon, không một đền núi nào được xây dựng. Cùng với sự cáo chung của kiến trúc đền núi, Tôn giáo thờ Thần Vua cũng mất dần và nhường chỗ cho Phật Giáo THeravadda. Sau Bayon, cái bóng của ăngco cũng tan luôn vào thời gian phủ bụi.

    Triều đại và thời thế đổi thay, nhưng Bayon, ngôi đền kỳ lạ nhất đồng thời cũng lãng mạn nhất của dân tộc Khơme vẫn trường tồn cùng với đất nước Cămpuchia và nhân loại như một công trình kiến trúc lịch sử đầy sáng tạo của con người.

    Thông tin tham khảo

    Đền Bayon (Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)

    Angkor: Dấu ấn Phật giáo

    Hình ảnh chụp từ vệ tinh

    Sau đây là hình ảnh của Bayon - Nụ cười huyền bí của đất nước Cămpuchia được chụp từ vệ tinh. Ảnh chụp được lấy trực tiếp từ Internet và bạn có thể tương tác trực tiếp với hình ảnh trên trang này.

    Dùng chuột kích vào vị trí bất kỳ trên bản đồ, kéo rê chuột, bạn sẽ nhìn thấy hình ảnh theo mọi góc độ

    School@net



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.