Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (727 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (494 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (81 bài viết)
  • Sản phẩm mới (218 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (552 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (155 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (126 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (182 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (71 bài viết)
  • Cùng Học (98 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (74 bài viết)
  • School@net 15 năm (153 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (123 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (360 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1209 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1033 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (276 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (181 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8222 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
    
     
    Giỏ hàng

    Xem giỏ hàng


    Giỏ hàng chưa có sản phẩm

     
    Bản đồ lưu lượng truy cập website
    Locations of visitors to this page
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 7
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 7
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 93376174 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Đầu tư tiền tỷ để ngắm

    Ngày gửi bài: 07/04/2008
    Số lượt đọc: 2620

    Một thực trạng chung của không ít trường đại học: trang thiết bị đầu tư chưa đồng bộ, sinh viên không được sử dụng máy móc mới, máy cũ đã lên hàng cụ… khiến đào tạo càng xa thực tế.

    "Tăng tốc" hiện đại hoá...

    Thay đổi nhanh chóng nhất về thiết bị trong các trường Đại học khu vực phía Nam, phải kể tới Đại học Nông lâm TP. HCM.

    Ba năm trước, loạt máy móc lên hàng “cụ” có tuổi đời gấp mấy tuổi sinh viên và trở nên vô dụng trong những giờ thực hành được lần lượt thay thế bằng nhiều máy móc hiện đại. “Sinh viên Nông Lâm bây giờ hết căng thẳng vì sợ máy... "đình công" ngay giữa chừng như trước đây. Ngoài ra, sinh viên còn có thể qua khu công nghệ cao gần đó để sử dụng trang thiết bị, máy móc phù hợp với yêu cầu thực tế.

    Trường Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn TP. HCM cũng không ngừng đổi mới, trang thiết bị cho việc giảng dạy, học tập, nghiên cứu. Hiện, trường có 3 phòng lab có khả năng tiếp nhận nhiều sinh viên cùng lúc học ngoại ngữ theo phương pháp thính thị. Tại cơ sở chính tại Q1, TP. HCM, trường đang xây dựng toà nhà phục vụ mục đích đào tạo sau đại học, cho hệ thống đào tạo cử nhân tài năng, các hoạt động quốc tế, các trung tâm dịch vụ.

    Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM thì đầu tư phòng thí nghiệm chất lượng cao với nhiều máy móc, thiết bị ngoại nhập, ưu thế vượt trội. Trang thiết bị của trường được đánh giá chất lượng trong các trường ĐH hàng đầu cả nước.

    “Lính mới” làng Đại học - Đại học Công nghệ thông tin (thành lập năm 2006), trang thiết bị hiện đại và khá đáng kể với phòng thí nghiệm đa phương tiện, phòng thí nghiệm an ninh mạng, trung tâm CNTT, khu Công nghệ phần mềm qua hệ thống cáp quang, xưởng thực nghiệm phần mềm, hệ thống phòng học trực tuyến… Toàn bộ hệ thống trang thiết bị, máy móc lên tới hàng trăm tỷ. Mục tiêu trường hướng tới là Đại học có tiếng, có đẳng cấp trong khu vực, trên thế giới.

    Vì "đặc thù" ngành học, với sinh viên trường Cao Đẳng Sân khấu Điện Ảnh TP.HCM việc cần được tiếp xúc với những trang thiết bị, máy móc mới luôn cấp thiết. Hiệu phó nhà trường, NSƯT Phan Bích Hà giải thích, sinh viên sử dụng máy móc di chuyển nhiều, đến cả những vùng đồi núi xa xôi làm phim, làm bài nên việc máy móc cần nâng cấp thường xuyên là dễ hiểu. Cả khi máy móc có bị hư hỏng nặng vì sinh viên sơ ý, nhà trường không gây khó khăn, áp lực cho các em mà cho sinh viên thời gian để có biện pháp đền bù, sửa chữa.

    Là trường đại học ở tỉnh, nhưng Đại học An Giang lại đi đầu trong việc hỗ trợ sinh viên trong việc tạo điều kiện cho sinh viên mượn laptop dùng phục vụ học tập. Việc hỗ trợ này giúp đỡ, tạo điều kiện cho sinh viên rất nhiều trong việc tiếp cận thông tin, nâng cao kiến thức công nghệ.

    Trang thiết bị… để làm cảnh?

    Mặc dù các trường đều có những thành tựu trong việc đổi mới trang thiết bị phục vụ sinh viên, giảng viên học tập, nghiên cứu nhưng phần lớn sinh viên cho biết, họ chưa thấy sự thay đổi.

    Ánh Hoàng (khoa Sinh, ĐH Khoa học Tự nhiên) cho biết, phòng thí nghiệm khoa Sinh vẫn còn những thiết bị cũ từ vài thập niên trước. Kính hiển vi có khi “thách đố” khả năng tinh mắt của sinh viên, ngày càng mờ tịt. Gặp khi lớp rảnh thì còn chạy tới, chạy lui, dùng chung kính của bạn khác.

    Với SV Trường ĐH Bách Khoa TP. HCM, một trường có sự đầu tư khá lớn về trang thiết bị giảng dạy, học tập thì ngoài việc làm bạn với những trang thiết bị “hàng cụ”, họ còn được “khuyến mãi” nhìn ngắm trang thiết bị hiện đại.

    Lí do thầy cô giải thích vì cần có thời gian để huấn luyện sinh viên sử dụng máy móc thích hợp, an toàn, tránh hư hỏng. Trên thực tế, số giáo viên hướng dẫn phòng thí nghiệm không biết sử dụng thiết bị hiện đại này cũng không ít. Bởi thế, nhiều trang thiết bị, nhất là những loại hình Robot tự động sắm về để sinh viên… nhìn. Phòng thí nghiệm chất lượng cao có nhưng sinh viên không vào được.

    Nguyễn Long (Khoa Điện, Điện tử, ĐH Bách Khoa) nói, ngoài lí do cần huấn luyện thêm cho sinh viên, thầy cô còn nghiêm khắc “chỉnh” sinh viên ý thức kém trong việc giữ gìn trang thiết bị của trường, nên hạn chế sử dụng.

    Long cũng cho biết, trong dịp tham quan một số Đại học ở Singgapore mới thấy sinh viên họ vượt xa mình trong việc sử dụng trang thiết bị học tập. Nhà trường khuyến khích, tạo điều kiện để sinh viên sử dụng “của cải vật chất” của trường thoải mái và họ rất có‎ ý thức gìn giữ.

    Huy Nguyên (khoa Môi trường, ĐH Bách Khoa) thì bức xúc vì nhà trường đã hết “bao cấp” trong việc nghiên cứu. Từ dụng cụ đến hoá chất cần sử dụng đều phải mua. Thầy cô giải thích vì trường rót tiền xuống có hạn, còn sinh viên thì không thoải mái khi học phí đóng cao hơn đáng kể lại không được tạo điều kiện như trước.

    Một giảng viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. HCM cho biết, thực trạng trang thiết bị máy móc phục vụ sinh viên hiện nay đang ở mức tụt hậu so với thế giới. Với những trang thiết bị, phần nhiều đã lỗi thời, hoặc trang bị mới nhưng chưa phù hợp với chương trình học, hoặc sinh viên chỉ có nhu cầu sử dụng rất ít, gây ra sự lãng phí tính tiền tỉ.

    Giáo dục luôn thiếu kinh phí đầu tư. Nhưng máy móc hiện đại mua về mà vẫn không được sử dụng hiệu quả, chỉ để "ngắm" thì còn biết trách ai?

    • Thu Hương

    School@net (Theo http://vietnamnet.vn/giaoduc/chuyengiangduong/2008/02/768960)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.