Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (727 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (494 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (81 bài viết)
  • Sản phẩm mới (218 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (552 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (155 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (126 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (182 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (71 bài viết)
  • Cùng Học (98 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (74 bài viết)
  • School@net 15 năm (153 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (123 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (360 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1209 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1033 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (276 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (181 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8222 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
    
     
    Giỏ hàng

    Xem giỏ hàng


    Giỏ hàng chưa có sản phẩm

     
    Bản đồ lưu lượng truy cập website
    Locations of visitors to this page
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 13
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 13
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 93343646 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Có nên nói không với thương mại hóa giáo dục?(Phần II)

    Ngày gửi bài: 28/04/2008
    Số lượt đọc: 2819

    “Một số người, một số trường lợi dụng tình hình lúng túng, khó khăn, có lúc tưởng như bế tắc, có người gọi là khủng hoảng trong GD, lợi dụng tâm lý “háo bằng, háo danh”, mua bằng bán điểm đồng hành với mua chức bán quyền, lợi dụng số thí sinh dự tuyển vào các trường quá lớn, mà chỉ tiêu tuyển còn ít… sinh ra cả ý tưởng lẫn hành động thương mại hoá giáo dục trong các trường ĐH.

    Một góc nhìn khác về “thị trường giáo dục”

    Kinh tế thị trường là thành tựu văn hoá, văn minh của loài người, có tác dụng to lớn thúc đẩy kinh tế-xã hội tiến bộ rất nhanh và rất mạnh, nhất là từ sau Thế chiến thứ hai. Giáo dục cũng nằm trong tiến trình đó, nhận được nhiều tác động tích cực từ cơ chế thị trường. Cụ thể, xin nêu mấy điểm vận dụng cơ chế thị trường vào quản lý giáo dục:

    Nói chung nhất, cơ chế thị trường xuất phát từ luận điểm coi trọng vai trò của cá thể, để cho từng con người (và như thế là mọi người) được phát huy tiềm năng bản thân, phát triển năng lực, trọng dụng nhân tài – coi đây là nguồn gốc đầu tiên và quan trọng nhất tạo nên của cải của từng người và cả nước. Từ đây kéo theo đường lối phát triển giáo dục cả công lẫn tư. Luận điểm này theo suốt hơn hai thế kỷ qua, vài thập kỷ cuối thế kỷ trước thành lý thuyết “phát triển người” rồi “phát triển người bền vững”, lý thuyết “vốn người”…, và đang là cơ sở lý luận chỉ đạo phát triển giáo dục, đặc biệt được vận dụng vào quản lý giáo dục các cấp và từng trường học.

    Cơ chế thị trường là cơ chế linh hoạt, cơ động, uyển chuyển (dynamic, flexibility). Trước đây thường coi cơ chế này có hai cực: (1) hành chính, quan liêu, bao cấp, áp đặt, làm hạn chế - có khi còn nói “tiêu diệt” - mọi chủ động, sáng kiến…; (2) thị trường tự do để cho “bàn tay vô hình” thả sức hoành hành. Gần đây các loại thị trường đều có điều chỉnh, mức độ có khác nhau: nơi này chính phủ can thiệp vào thị trường quá nhiều, cũng như nơi kia chính phủ can thiệp quá ít. Nhưng nhìn chung, nhất là trong những năm cuối thế kỷ trước đầu thế kỷ này chính phủ các nước đều có các chính sách lùi dần khỏi hai cực cực đoan, đều nhằm phát huy tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực của cơ chế thị trường, tăng cường đầu tư phát triển (cải cách, canh tân, đổi mới) giáo dục, tạo mọi điều kiện cho các trường học phát huy mặt mạnh của cơ chế chủ động sáng tạo (có nơi gọi là “tự trị”; có nơi gọi là “tự chủ”, “tự chịu trách nhiệm”), nhất là với các trường nghề, cao đẳng, đại học, dưới sự quản lý của Nhà nước (thông qua luật pháp).

    Vận dụng cơ chế thị trường vào quản lý GD ĐT là lấy hiệu quả và lợi ích điều tiết tất cả các khâu hoạt động dạy-học (có người nói: đem cách quản lý doanh nghiệp vào quản lý trường học), cả hiệu quả giáo dục trong lẫn hiệu quả ngoài. Đặc biệt quan tâm đến hiệu quả ngoài: tác dụng của giáo dục đối với xã hội, với chính trị, với kinh tế (đào tạo nguồn nhân lực…). Đảm bảo hài hoà lợi ích của người học, người dạy, người quản lý… và lợi ích cộng đồng, xã hội; đảm bảo lợi ích trên cơ sở hiệu quả, loại trừ hẳn cơ chế bao cấp.

    Quy luật cạnh tranh của thị trường có sức mạnh đánh thức tiềm năng, phát huy tài năng, động viên tính tích cực cá nhân, nhiều khi đi liền theo cả tính tích cực xã hội của con người, nhóm người, cộng đồng, trường học… Nhờ vậy, tích cực hoá cả xã hội luôn luôn đua tranh vận động (mạn phép dùng một thuật ngữ triết học – theo đường xoáy trôn ốc) theo xu hướng chung là đi lên theo tiến bộ xã hội.

    Không thể để giáo dục trở thành ngành kinh doanh béo bở

    Theo đường lối đổi mới từ năm 1986 nước ta xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Hội nghị BCHTƯ Đảng CSVN lần thứ hai khoá VIII (1996) đã đưa ra quan điểm “Phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của cơ chế thị trường đối với giáo dục – đào tạo. Chống khuynh hướng thương mại hoá… giáo dục – đào tạo”. Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 14 về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020. Quan điểm đó, như trên đã trình bày, phù hợp với kinh nghiệm thế giới, và nhìn chung, đã được quán triệt vào cuộc sống, nhưng nghiêm túc kiểm điểm, còn nhiều lúng túng, thậm chí gần đây có một số ý kiến đòi xét lại.

    Trong thực tế, quản lý giáo dục đại học, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề còn không ít biểu hiện của cơ chế bao cấp, hành chính quan liêu, áp đặt tập trung…; một số người, một số trường lợi dụng tình hình lúng túng, khó khăn, có lúc tưởng như bế tắc, có người gọi là khủng hoảng trong GD, lợi dụng tâm lý “háo bằng, háo danh”, mua bằng bán điểm đồng hành với mua chức bán quyền, lợi dụng số thí sinh dự tuyển vào các trường quá lớn, mà chỉ tiêu tuyển còn ít… sinh ra cả ý tưởng lẫn hành động thương mại hoá giáo dục, có người đã đi đến nhận xét: ở Việt Nam đang hình thành “thị trường giáo dục” – “ngành kinh doanh giáo dục đang nở rộ” (Mark A. Ashwill, 2007), hết sức béo bở, nhiều người bị lừa, mất nhiều tiền chỉ để kiếm lấy mảnh bằng, gây biết bao tiêu cực, rối ren!

    Để mau chóng khắc phục tình hình này, tăng cường mở cửa hội nhập, nhất là sau khi nước ta đã trở thành thành viên của WTO (Phạm Minh Hạc, Phạm Thành Nghị, Võ Thị Minh Chi, 2006), trước hết cần khẳng định quan điểm đường lối phát triển giáo dục không thương mại hoá giáo dục, không có thị trường giáo dục, không cổ phần hoá trường công, vận dụng có hiệu quả cơ chế thị trường vào quản lý giáo dục, phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế tối đa ảnh hưởng tiêu cực của kinh tế thị trường đối với sự nghiệp giáo dục.

    Giáo sư- Viện sĩ Phạm Minh Hạc

    School@net (Theo Vietimes)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.