Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (727 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (494 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (81 bài viết)
  • Sản phẩm mới (218 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (552 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (155 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (126 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (182 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (71 bài viết)
  • Cùng Học (98 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (74 bài viết)
  • School@net 15 năm (153 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (123 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (360 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1209 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1033 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (276 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (181 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8222 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
    
     
    Giỏ hàng

    Xem giỏ hàng


    Giỏ hàng chưa có sản phẩm

     
    Bản đồ lưu lượng truy cập website
    Locations of visitors to this page
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 6
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 6
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 93347151 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Học trò bỏ học, ai đau?

    Ngày gửi bài: 07/05/2008
    Số lượt đọc: 2704

    Có lẽ đây là lần đầu tiên Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) công khai trước công luận những con số đằng sau “bệnh thành tích" về tình hình học sinh bỏ học đã âm thầm kéo dài suốt 5, 6 năm nay.

    Theo thống kê của ngành GD-ĐT chỉ tính ở cấp THCS và THPT, số học sinh bỏ học là: 2003-2004: 841.916 em; năm 2004-2005: 854.185 em; năm 2005-2006: 869.222 em; năm 2006-2007: 400.771 em. Riêng học kỳ I 2007-2008, có 119.194 học sinh các cấp bỏ học.

    Thoạt nhìn những con số "vô hồn" này thì đúng như Bộ trưởng Bộ GD-ĐT nhận xét: “Như vậy số lượng đang giảm đã kéo dài nhiều năm qua".

    Thử nhìn vào 5 nguyên nhân lý giải tình trạng học sinh bỏ học mà Vụ Giáo dục Tiểu học đưa ra thì đúng là tại... địa phương thật! Đó là nhà trường chưa hấp dẫn học sinh, hoàn cảnh gia đình khó khăn, trình độ dân trí một số vùng, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc ít người, vùng nông thôn, miền núi còn lạc hậu; nhận thức và trách nhiệm của cha mẹ học sinh còn hạn chế; rét đậm, rét hại kéo dài ảnh hưởng đến việc đi học.

    5 nguyên nhân được Vụ Giáo dục Trung học trình bày cũng đổ trách nhiệm lên địa phương và cho người dân: điều kiện kinh tế khó khăn của địa phương và gia đình, học sinh trung học trong độ tuổi lao động phải trợ giúp gia đình nên phải bỏ dở việc học tập; cấp ủy Đảng, chính quyền, các đoàn thể một số địa phuơng chưa thực sự quan tâm; trường học một số vùng còn quá nhiều khó khăn… Toàn là những nguyên nhân chung chung, lúc nào và ở đâu cũng đúng cả.

    Không hiểu Bộ GD-ĐT đứng ở chỗ, góc nào nhìn tình trạng học trò bỏ học triền miên diễn ra ở Nghệ An, Trà Vinh, Đắk Lắk, Tuyên Quang, Bình Thuận, An Giang, Đồng Nai... toàn những vùng đất thuộc diện nghèo khó nhất nay lại "nghèo đói" chữ?

    Không lẽ, Bộ "quên" trách nhiệm của mình về việc chương trình học quá tải, nội dung chương trình, sách giáo khoa chưa phù hợp và hấp dẫn; trình độ giáo viên còn hạn chế, phương pháp dạy học "nhồi nhét" hàng chục năm nay?

    Hàng loạt nguyên nhân sâu xa này đã được dư luận và công luận "mổ xẻ" quá nhiều, nay cũng cần nói ra cho rõ, cho thấy rằng thực trạng học sinh bỏ học chẳng qua chỉ là phần váng nổi trên cùng với chủ trương "hai không" thắt chặt chất lượng giáo dục, lũ lụt, rét hại và hoàn cảnh kinh tế khó khăn.

    Hãy gạt lớp váng trên bề mặt, nhìn xuống tận đáy là thấy ngay thôi. Do chương trình học quá tải, thầy không đủ thời gian "dạy" và "dỗ" cho học trò chu đáo. Trò đã yếu kém kiến thức càng đuối dần. Do vậy mới “đẻ” ra tình trạng dạy thêm, học thêm. Thầy cô thêm thu nhập, cha mẹ thêm tốn kém, học trò thì chẳng "no" thêm kiến thức.

    Trong khi đó, Bộ ép xuống trường, trường ép xuống lớp, xuống thầy; đến lượt thầy ép xuống trò lao vào cuộc chạy đua thành tích, cố sức đùn đẩy học sinh yếu kém lên lớp trên cho "đẹp mặt" tất cả. Thực tế cho thấy, trong số học sinh các cấp bỏ học, thì có 50% các em học lực yếu kém không theo nổi chương trình

    Tuy nhiên, còn một nguyên nhân không thể bỏ qua khiến học sinh bỏ học là do chán học, không hứng thú các môn học kể cả văn, sử, địa, lý, sinh.

    Kết quả các kỳ thi tốt nghiệp phổ thông mấy năm gần đây khiến cả xã hội bàng hoàng, chua xót trước 12 năm đèn sách của con em mình. Những bài thi văn, sử, địa được trích dẫn trên báo chí, khiến những người có lương tâm cảm thấy xấu hổ, lo ngại về kiến thức, nhận thức của một thế hệ sẽ làm chủ đất nước nay mai.

    Chúng ta gặt hái được gì sau 20 năm cải cách giáo dục? Không thể đổ tội cho thầy giáo, càng không nên "đổ thừa" cho học trò. Áp lực quá tải của từng môn học đè nặng lên cả thầy lẫn trò. Người ta đã thử cân trọng lượng chiếc cặp đè trĩu trên lưng trẻ em. Người ta đã đếm được hàng chục cuốn sách tham khảo chật cứng cặp học sinh. Người ta cũng đã bàn cãi, tranh luận tới nội dung quá tham lam và chừng nào là vô bổ mà các cuốn sách giáo khoa "nhồi ép" vào đầu óc trẻ thơ. Trong khi đó, những kiến văn, kiến thức cơ bản về lịch sử, địa lý, vật lý, sinh vật... không nằm trong bộ nhớ.

    Phần Lan đã trở thành điểm sáng chói của thế giới sau ba lần liên tiếp đứng đầu cuộc điều tra của Tổ chức Hợp tác Kinh tế và phát triển (OECD) gồm 30 quốc gia phát triển trên thế giới. Đất nước này chẳng có dầu mỏ, cũng chẳng có nhiều tài nguyên như Việt Nam ta, kiến thức là tài nguyên duy nhất mà người Phần Lan có được.

    Những năm gần đây, các nhà giáo dục từ hơn 65 quốc gia kể cả Mỹ, lũ lượt tới thăm đất nước nghèo tài nguyên, giàu kiến thức này để khám phá bí mật đằng sau sự kỳ diệu này. Sự thật tìm thấy thật đơn giản mà chẳng dễ thực hiện: giáo viên cần được đào tạo chuẩn mực và học sinh học tập có trách nhiệm.

    Tìm hiểu sâu hơn trong các trường học ở đây mới "phát hiện" ra học sinh không bị phân biệt giàu nghèo, không có trường chuyên, lớp chọn như ở nước ta và hầu như không phải "đánh vật” qua các kỳ kiểm tra, thi cử “bạc đầu xanh”. Mỗi tối, học sinh mất không tới 30 phút để làm bài tập về nhà. Học sinh nước họ cũng "lướt" net, nghe nhạc rap, heavy metal, nhưng đến lớp 9, các em đã vượt xa học sinh trung học các nước, kể cả Mỹ về kiến thức toán, khoa học và đọc hiểu. Lớn lên, thế hệ này luôn trở thành những công dân làm việc hiệu quả nhất thế giới.

    Có một kinh nghiệm mà các trường của Việt Nam có thể học tập và làm theo. Đó là phương pháp giảng dạy thoải mái và hướng vào các kiến thức cơ bản, được coi là hành trang tri thức và nhân văn của một con người khi bước vào đời.

    Học sinh Phần Lan hầu như không bị áp lực phải chạy đua “bạc mặt” để lọt vào cổng hẹp các trường đại học hàng đầu và càng không phải "mẹo vặt" lo trả học phí cao để được ngồi ghế các trường danh tiếng nhất. Giáo dục là miễn phí, không phải tranh giành vào các trường điểm cho nên học trò được hưởng một tuổi thơ hồn nhiên, ít bị áp lực.

    Hơn thế, học sinh nước này rất ham đọc sách. Cha mẹ mới sinh con sẽ được Chính phủ gửi tặng cả một giỏ sách mới tinh. Sách được chở về tận những vùng sâu, vùng xa.

    Lan man chuyện giáo dục ở xứ người, rồi chợt nhìn lại "ngôi đền" giáo dục nước nhà và sự nghiệp "trồng người" vì lợi ích trăm năm. Một dân tộc ham học, hiếu học, những người làm cha, làm mẹ với truyền thống "thắt lưng buộc bụng" cho con ăn học nên người, bán từng cân thóc, con gà cho con theo học đại học, mà nay hơn 10 vạn học sinh bỏ học nửa đường trong khi học phí chưa tăng.

    Theo một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, ở Việt Nam, cha mẹ phải đóng góp tới 50% chi phí học tập cho con em ở cấp tiểu học, trung học, bao gồm học phí, tiền mua sách vở, các khoản đóng góp cho nhà trường, các loại quỹ, bảo hiểm. Ở nhiều nước, cha mẹ chỉ đóng góp tối đa 20%, thậm chí được miễn phí.

    Vẫn biết Bộ GD-ĐT khẳng định rằng, dù học phí mới điều chỉnh như thế nào thì Nhà nước không để học sinh, sinh viên bỏ học vì không đủ tiền theo học. Vẫn biết là các hộ nghèo, hộ thuộc diện chính sách được miễn, giảm các khoản đóng góp cho nhà trường. Song, dư luận vẫn hoài nghi đặt câu hỏi: Học phí chưa rục rịch tăng mà "làn sóng" học sinh bỏ học vẫn không lắng dịu? Dân trí thấp thì dân còn nghèo mãi, làm sao đủ tri thức "hội nhập"?

    Xin ghi nhận lời tâm huyết của vị Thứ trưởng Bộ GD-ĐT: “Mỗi học sinh bỏ học là một nỗi đau”. Hàng trăm ngàn học sinh bỏ học, ai đau xót bằng chính các em. Và bỗng càng thấm thía hơn lời căn dặn, cảnh báo của Bác Hồ từ hơn nửa thế kỷ trước: "Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu"

    Hồng Hạc

    School@net (Theo http://antg.cand.com.vn/vi-VN/sukien/2008/3/65899.cand)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.