Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (727 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (494 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (81 bài viết)
  • Sản phẩm mới (218 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (552 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (155 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (126 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (182 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (71 bài viết)
  • Cùng Học (98 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (74 bài viết)
  • School@net 15 năm (153 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (123 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (360 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1209 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1033 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (276 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (181 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8222 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
    
     
    Giỏ hàng

    Xem giỏ hàng


    Giỏ hàng chưa có sản phẩm

     
    Bản đồ lưu lượng truy cập website
    Locations of visitors to this page
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 5
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 5
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 93338101 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Học sinh ta đang học như thế nào?

    Ngày gửi bài: 28/05/2008
    Số lượt đọc: 2547

    Ai cũng biết học sinh hiện nay đang phải học hành quá tải. Nhiều người kêu ca, phàn nàn nhưng dường như tình hình vẫn chưa được cải thiện bao nhiêu. Xem ra những cảnh báo, những kêu gọi chỉ là để đấy mà thôi, vì học sinh của chúng ta vẫn đang phải oằn lưng mang những chiếc cặp sách nặng quá mức để đến trường.

    Về việc cân cặp của học sinh tiểu học tại Hà Nội, có chiếc nặng tới gần 5kg. Đấy là với lứa tuổi nhi đồng, còn thiếu niên thì sao? Xin không xét tới trọng lượng cặp nữa, mà nhìn vào chương trình học của các em để mà thấy cái gọi là “cải cách”, là “giảm tải”, là “tiến kịp khu vực và thế giới”.

    Hãy chỉ xem riêng môn văn lớp 9. Mỗi tuần, lớp 9 có năm tiết Ngữ văn, trong đó thường khoảng 2 đến 3 tiết là Văn bản, còn lại là Tiếng Việt và Tập làm văn. Nếu như những văn bản đó được sắp xếp hợp lí, khoa học thì còn tạm chấp nhận được. Đằng này, có những tuần bài trước với bài sau tréo ngoe với nhau, không tuân theo một nguyên tắc nào khả dĩ có thể chấp nhận.

    Vấn đề tích hợp từng được đưa ra như một “bảo bối” cho những thay đổi ở SGK Ngữ văn cải cách, ở lớp 6 có vẻ còn đầy khí thế, nhưng đến lớp 9 xem ra ngày càng mờ nhạt, thậm chí như đi vào ngõ cụt. Tiếng Việt chẳng song song tương xứng với văn bản, văn bản cũng chẳng có mối liên hệ chặt chẽ với tập làm văn. Tất cả cứ rời rạc, thiếu hệ thống, như thể người viết sách ai viết phần nào thì chỉ biết phần nấy, chẳng hợp tác gì với nhau.

    Sự lộn xộn, thiếu khoa học của chương trình còn thể hiện ở chỗ sau cả một loạt văn bản vừa dài vừa khó là bài kiểm tra 45 phút phần văn học trung đại (tiết 48 tuần 10) mà không hề có tiết ôn tập. Lại càng vô lí hơn khi tiết kiểm tra đó xếp sau hai bài thơ thuộc phần văn học hiện đại, là “Đồng chí” và bài thơ "Tiểu đội xe không kính”.

    Tiếp tục, sau 9 văn bản văn học hiện đại gồm cả thơ và truyện lại có một bài kiểm tra 45 phút (tiết 75 tuần 15) mà không có lấy một tiết ôn tập. Học sinh phải học nhồi nhét, không một chút hứng thú để… kiểm tra. Chưa kịp ngấm thì kiến thức đã bay ra khỏi đầu sau mỗi tiết kiểm tra để còn nạp những bài tiếp theo và những môn học khác.

    Mặc dù năm nay Bộ Giáo dục và Đào tạo có qui định “thoáng” hơn về thời lượng và tiến độ thực hiện các bài trong chương trình dạy học, nhưng đơn vị trực tiếp quản lí về chuyên môn đối với giáo viên các trường THCS là Phòng Giáo dục - Đào tạo các quận huyện khi kiểm tra lại chỉ nhăm nhăm đối chiếu sổ ghi đầu bài của từng lớp với phân phối chương trình cũ, nếu có sự co kéo điều chỉnh nào của giáo viên thì lập tức giáo viên đó bị nhắc nhở ngay. Thế thì thử hỏi làm sao giáo viên có hứng thú dạy và học sinh có hứng thú học?

    Việc học đối với phần lớn học sinh ngày nay đã trở thành gánh nặng, thành nghĩa vụ chứ không phải là niềm vui như người lớn chúng ta mơ ước. Nếu như khẩu hiệu “mỗi ngày đến trường là một ngày vui” đúng với tất cả học sinh thì thật là điều đáng mừng, nhưng tiếc thay, nó vẫn mãi chỉ là khẩu hiệu phi thực tế. Nếu có vui, thì đấy là vì các em được thoát khỏi những giờ học căng thẳng, mệt mỏi để buôn chuyện, đùa nghịch với nhau trong những giờ giải lao ngắn ngủi. Còn vào lớp, học sinh lại đối mặt với những bài học khô khan, thiếu sinh khí, bởi điều kiện dạy học của chúng ta còn quá nghèo nàn, khiến cho ngay cả những giáo viên dũng cảm nhất cũng khó có thể vượt qua rào cản tâm lí để thực hiện một tiết dạy thực sự hiệu quả.

    Ví dụ như dạy bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu, muốn cho học sinh cảm nhận sâu sắc về hình ảnh người lính trong kháng chiến chống Pháp thì cần phải chuẩn bị băng đĩa, tivi, nguồn điện, rồi là lời thuyết minh, rồi điều chỉnh giáo án, thay đổi phương pháp… cho phù hợp. Tất cả những việc làm đó tốn rất nhiều công sức, mà chưa chắc đã được cả tổ chuyên môn và toàn bộ học sinh ủng hộ. Đấy là chưa kể để dạy một bài kĩ càng công phu như thế thì phải 2 tiết mới đủ, mà như vậy lại vi phạm quy định về chương trình. Thế là những ý tưởng tốt đẹp cùng bao nhiệt tình bị xếp xó, lại trở về với lối dạy mòn cũ.

    Không chỉ riêng môn Văn có số phận như vậy mà các môn tự nhiên cũng không có điều kiện thực hành, thí nghiệm, chỉ dạy chay, học chay. Và học sinh lại là người hứng chịu, để mà tiếp tục chán nản, không tìm ra niềm vui. Sau giờ học, còn biết bao nhiêu bài tập Toán, bài tập Lý, bài tập Hoá về nhà phải giải quyết. Rồi nào thì phải vẽ để nộp bài cho thầy dạy hoạ, phải thuộc bài hát mà cô nhạc dạy, phải nhớ các động tác thể dục, lại còn phải sưu tầm tư liệu cho môn sử, môn địa, môn sinh…

    Đấy là chưa kể lịch học thêm dày đặc, rồi cũng phải làm bài tập của những lò dạy thêm ấy (vì bài tập ở đó còn hay và hiệu quả hơn bài tập trên lớp). Học sinh bơ phờ mệt mỏi vì học, vì lo đối phó chứ không hề hứng thú gì cả. Nhiều học sinh từ chỗ là học sinh giỏi lớp 6, lớp 7, lên lớp 8, lớp 9 cứ đuối dần đi, tụt xuống khá, xuống trung bình.

    Các em tâm sự là rất chán học, chỉ muốn được nghỉ để ngủ, vì bình thường ngày nào cũng thức khuya để hoàn thành cho hết bài tập, mà vẫn không thể hết được. Hậu quả là những kĩ năng sống rất cần được trang bị cho lứa tuổi này bị xao nhãng, hoặc nếu có thì làm rất qua loa, hời hợt. Còn mớ kiến thức mà chương trình giáo dục của Bộ ấn cho buộc phải thực hiện thì đủ trên giấy tờ nhưng đọng lại trong đầu học sinh không được bao nhiêu.

    Vẫn biết rằng, việc đặt ra một chương trình học tập ở mỗi môn học, mỗi cấp học là việc làm không hề dễ dàng, đã có biết bao nhiêu mồ hôi công sức đổ ra để có được chương trình như hiện nay. Nhưng theo như Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân đã phát biểu trước Quốc hội trong kì họp vừa qua, 80% người biên soạn sách không dạy phổ thông nên chất lượng sách chưa đạt yêu cầu, chưa sát với học sinh. Vì thế, nếu như nó không làm cho học sinh yêu thích, hứng thú mà ngược lại chỉ tạo cho các em tâm lí đối phó và hơn thế là sự mệt mỏi, chán ghét vì quá nặng nề thì cũng rất cần phải xem lại để điều chỉnh cho phù hợp.

    Học ít nhưng mà tinh, đi vào thực chất và nhất là tạo ra được ở học sinh niềm vui khám phá, sáng tạo như nhiều nước đã làm (và như chúng ta mong muốn), đó mới chính là hành động cao cả, “vì tương lai con em chúng ta”.

    • Ngọc Châm

    School@net (Theo http://www.vietnamnet.vn/bandocviet/2008/04/776610/)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.