Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (727 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (494 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (81 bài viết)
  • Sản phẩm mới (218 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (552 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (155 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (126 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (182 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (71 bài viết)
  • Cùng Học (98 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (74 bài viết)
  • School@net 15 năm (153 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (123 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (360 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1209 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1033 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (276 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (181 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8222 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
    
     
    Giỏ hàng

    Xem giỏ hàng


    Giỏ hàng chưa có sản phẩm

     
    Bản đồ lưu lượng truy cập website
    Locations of visitors to this page
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 5
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 5
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 93335843 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Đề xuất viết lại một số bài trong sách Ngữ văn

    Ngày gửi bài: 10/06/2008
    Số lượt đọc: 3093

    Trong báo cáo tổng hợp ý kiến đánh giá chương trình và sách giáo khoa môn Ngữ văn THCS và THPT có đề xuất “viết lại một số bài dài và khó”.

    Tổng hợp từ 12 báo cáo của các Sở Giáo dục & Đào tạo các nhà khoa học chuyên ngành, Hội Cựu giáo chức tỉnh Nam Định và báo cáo tổng hợp dư luận xã hội, các ý kiến cho rằng, nhìn chung sách giáo khoa Ngữ văn là bộ sách tốt, được biên soạn cẩn thận, công phu, đáp ứng được yêu cầu của khung chương trình.

    Tuy nhiên, các nhà khoa học, quản lý giáo dục và giáo viên cũng nêu ra một số nhược điểm, trên cơ sở đó có những đề xuất sửa chữa cụ thể.

    Chương trình nặng

    Nhận xét về chương trình cấp trung học cơ sở, báo cáo tổng hợp ý kiến của các cán bộ quản lý, giáo viên cho rằng: Ở lớp 6, có bài quá sức học sinh (Ví dụ bài Bức thư của Thủ lĩnh da đỏ…).

    Trong chương trình lớp 7, dung lượng kiến thức nhiều và nặng. Các bài thơ chữ Hán và thơ Đường gây khó khăn cho học sinh tiếp thu.

    “Học kỳ 1 học quá nhiều văn bản trung đại. Bài Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu không phù hợp với khả năng của học sinh lớp 7; chưa chú trọng đến yêu cầu luyện nói, nhất là luyện nói văn nghị luận” - Báo cáo nêu rõ.

    Đối với bậc trung học phổ thông, các nhà khoa học chuyên ngành cho rằng: Nhiều khái niệm, định nghĩa trong SGK viết chưa chuẩn kiến thức, mơ hồ hoặc tối nghĩa.

    Báo cáo dẫn ví dụ: Văn hóa dân gian tồn tại dưới hình thức truyền miệng thông qua diễn xướng (SGK Ngữ văn 10, tập 1, tr.19). Hoặc: Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ làm cơ sở cho việc sử dụng từ ngữ và tạo lập với lời nói, đồng thời làm căn cứ để lĩnh hội thấu đáo lời nói (SGK Ngữ văn 11, tập 1, trang 105).

    Các nhà khoa học chuyên ngành cũng nhận xét: “Số lượng câu sai ngữ pháp chiếm tỷ lệ không ít. Đếm sơ bộ trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 11, có trên 20 câu sai ngữ pháp. Cần xem lại cách sử dụng dấu câu. Rất nhiều câu sau từ “tuy nhiên”, “sau đó”… không có dấu phẩy”.

    Còn ý kiến của Hội Cựu giáo chức và Hội Khuyến học nêu rõ: “Nhiều kiến thức nặng đối với học sinh. Số phút trong 1 tiết dạy không đảm bảo được các đơn vị kiến thức cơ bản, chứ chưa nói đến việc khắc sâu, mở rộng, nâng cao”.

    Báo cáo của 2 Hội này cũng cho rằng: Phần chương trình tiếng Việt quá nặng, chưa chú ý đến và chưa tôn trọng các địa điểm của địa phương, của từng vùng miền, từng đối tượng học sinh.

    “Nội dung các bài học cũng quá tải. chương trình còn xa với trình độ nhận thức và đặc điểm lứa tuổi học sinh. Chương trình chưa chú trọng định hướng nghề nghiệp”.

    Sách giáo khoa quá tải

    Theo ý kiến của các cán bộ quản lý và nhà giáo về chương trình sách giáo khoa THCS, ở lớp 6, “tranh ảnh minh họa ít, thiếu tính thẩm mỹ, có khi thiếu chính xác như minh họa bài Sọ Dừa, Ông lão đánh cá và con cá vàng, Con Rồng cháu tiên.

    Còn báo cáo của Hội Cựu giáo chức và Hội Khuyến học cho hay: “Chương trình sách giáo khoa lớp 9 hết sức nặng nề, quá tải. Chỉ riêng tác phẩm văn học đã có 6 tác phẩm văn học nước ngoài, 5 tác phẩm trung đại Việt Nam, 5 truyện thơ, 11 văn bản thơ, 2 văn bản kịch hiện đại;

    Làm văn (văn bản thuyết minh, văn bản tự sự, văn bản nghị luận xã hội và văn học, văn bản nhật dụng, làm thể thơ 8 chữ);

    Tiếng Việt (từ vựng, thành phần câu, liên kết câu và liên kết đoạn văn, nghĩa tường minh và hàm ý, sự phát triển từ vựng, xưng hô trong hội thoại, các phương châm hội thoại…) hết sức “rải mành mành””.

    Phần tổng hợp ý kiến của 2 Hội này cũng đề cập đến thực trạng SGK chưa đáp ứng được trình độ của các học sinh vùng miền, dẫn đến nhiều học sinh ở vùng sâu, xa, đồng bào dân tộc khó tiếp thu.

    Trong đó, có một số bài quá khó, quá cao so với trình độ học sinh vùng nông thôn như: Bàn về đọc sách, Tiếng nói văn nghệ, Đấu tranh cho một thế giới hòa bình, Tuyên bố thế giới về sự sống còn, Quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em, Bến quê, trích đoạn kịch Tôi và chúng ta…

    Đồng quan điểm về một số phần của SGK quá nặng, các nhà quản lý và giáo viên đưa ra nhận xét về SGK bậc THPT khá cụ thể.

    Theo đó, nội dung trình bày của cả 2 bộ SGK ban cơ bản và SGK nâng cao Ngữ văn còn nặng tính hàn lâm, nặng về lý thuyết, nhẹ về thực hành giao tiếp, khiến cho một số bài trở nên nặng nề.

    “Tính liên tục, liền mạch trong các bài học chưa thật rõ, vì vậy gây cảm giác thiếu hệ thống trong mạch kiến thức cung cấp cho học sinh”...

    Đề xuất viết lại một số bài

    Báo cáo tổng hợp ý kiến đánh giá chương trình, SGK môn Ngữ văn THCS và THPT do Bộ GD&ĐT thực hiện này đã đưa ra nhiều đề xuất như: xem xét lại một số nội dung bài học sao cho bớt tính hàn lâm, viết lại một số bài dài và khó, điều chỉnh lại vị trí một số bài học…

    Cụ thể, về chương trình bậc học THCS, một trong những đề xuất của các cán bộ quản lý và nhà giáo là bỏ một số bài không phù hợp với tâm lý lứa tuổi và năng lực tiếp nhận của học sinh lớp 7 như: Sau phút chia li, Phong Kiều dạ bạc, Bài ca nhà tranh bị gió thu phá, Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu…

    Trong chương trình lớp 8, nên bỏ bớt một số “văn bản khó và nặng” như: Đánh nhau với cối xay gió, Thuế máu, Ông Giuốc - đanh mặc lễ phục (chuyển sang đọc thêm). Bỏ bài Cấp độ khai quát nghĩa của từ ngữ.

    Ở bậc THPT, các nhà quản lý giáo dục và giáo viên đề xuất viết lại bài Khái quát lịch sử tiếng Việt, bổ sung phần ghi nhớ và tra cứu từ Hán Việt; viết lại phần I của bài Thao tác lập luận bình luận cho rõ; viết lại bài Phong cách ngôn ngữ chính luận” phần I.2 trong nội dung SGK lớp 11…

    Bộ GD&ĐT cũng đã tổng hợp ý kiến đánh giá của các nhà quản lý giáo dục và giáo viên (thông qua 64 Sở GD&ĐT), các Hội Khuyến học Việt Nam, Cựu giáo chức…, dư luận xã hội về chương trình và SGK môn Tiếng Việt (tiểu học).

    Qua “kênh” Sở GD&ĐT, 82% ý kiến cho rằng, một số bài thể hiện mức độ cao hơn so với yêu cầu của chương trình; 68% cho rằng một số bài trong từng lớp chưa thật phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi;

    32% đề cập đến việc tính liên môn trong chương trình được thể hiện không rõ. Ví dụ, trong SGK Toán lớp 2, học sinh mới học số trong phạm vi 1.000 nhưng trong bài đọc Tiếng Việt có các số 4.000, 6.000.

    82% nêu quan điểm: Một số nội dung khó ngay cả với trình độ giáo viên hiện nay (Ví dụ câu thành ngữ: Con có mẹ như măng ấp bẹ - bài tập Tập viết).

    Còn theo ý kiến từ các Hội, Tiếng Việt 5, tập 1 có một số từ dùng chưa chính xác như: "Sau 8 năm giời nô lệ"; "Mấy tháng giời nghỉ học"; "Từ giờ phút này giở đi" (Thư gửi các học sinh của Bác Hồ, trang 4, 5).

    Sách tiếng Việt 5 tập 2 năm 2006 in "Bên trái là đỉnh Ba Vì..." nhưng sách tái bản năm 2007 lại ghi: "Bên phải là đỉnh Ba Vì...".

    Xuân Mai

    School@net (Theo http://www.tienphongonline.com.vn/Tianyon/Index.aspx?Article)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.