Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (727 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (494 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (81 bài viết)
  • Sản phẩm mới (218 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (552 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (155 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (126 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (182 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (71 bài viết)
  • Cùng Học (98 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (74 bài viết)
  • School@net 15 năm (153 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (123 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (360 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1209 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1033 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (276 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (181 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8222 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
    
     
    Giỏ hàng

    Xem giỏ hàng


    Giỏ hàng chưa có sản phẩm

     
    Bản đồ lưu lượng truy cập website
    Locations of visitors to this page
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 6
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 6
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 93380291 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Sách giáo khoa: Dạy và học

    Ngày gửi bài: 15/06/2008
    Số lượt đọc: 2838

    Tôi đang là giáo viên giảng dạy ở một trường chuyên của TP.HCM, xin có đôi dòng suy nghĩ và cũng là kiến nghị của cá nhân đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo về vấn đề dạy, học và thi cử ngày nay.

    Thực tế, bất cứ môn xã hội nào, bất cứ cấp học nào, bất cứ lớp nào, sách giáo khoa (SGK) viết bao nhiêu cũng chưa đủ; người đã ham tìm hiểu thì bao nhiêu cũng thấy thiếu. Vì vậy, sách viết dày - mỏng, chương trình nặng - nhẹ tùy thuộc vào chính người sử dụng. Vậy người sử dụng ở đây là ai? Đó chính là giáo viên trực tiếp giảng dạy, đó chính là học sinh.

    Dư luận xã hội đang bức xúc vì chương trình quá tải, quá nặng, con em chúng ta bị vắt kiệt sức vì chuyện học hành mà hiệu quả lại quá thấp. Quá chính xác. Nhưng theo tôi, nguyên nhân chính nằm ở việc ra đề thi cử kiểm tra, việc giảng dạy của giáo viên và việc học của học sinh. Hình như cả ba mặt trên đều đang có vấn đề nghiêm trọng cần được mổ xẻ kỹ lưỡng, cần được đổi mới tư duy.

    1. Việc ra đề thi cử, kiểm tra: Từ lâu nay vẫn theo suy nghĩ SGK viết gì phải kiểm tra cái đó, kiểm tra bằng hết kiến thức; điểm số dành cho tư duy, đánh giá, tổng hợp rất thấp, còn chủ yếu là điểm dành cho trí nhớ. Mà muốn vậy thì phải ra đề “đóng”, vừa tốn kém, vừa vất vả cho cả khâu tổ chức lẫn việc học của học sinh; tiêu cực phát sinh, gian lận, dối trá tràn lan; học sinh phải đối phó bằng mọi cách để đạt được điểm cao nhưng ra khỏi phòng thi thì chữ thầy lại trả thầy, chẳng còn nhớ cái gì (vì còn tiếp tục dành thời gian lao vào môn thi khác…). Kiểu ra đề này góp phần triệt tiêu tính năng động, sáng tạo, bay bổng của trẻ thơ. Với kiểu ra đề này, làm sao giáo viên chúng tôi dám liều lĩnh dạy khác!

    2. Việc giảng dạy của giáo viên: Chính vì lối ra đề thi cử kiểu trên nên bắt buộc giáo viên phải “chạy như ma đuổi”. Để an toàn cho chính mình, để học sinh của lớp mình dạy được điểm cao, để không bị đánh giá là giáo viên có tỷ lệ cao về số học sinh bị điểm thấp… Giáo viên cũng chỉ lặp lại những gì SGK đã viết, không cần mở rộng, không cần hướng dẫn học sinh nghiên cứu, không tạo cơ hội cho các em phát triển tư duy của cá nhân mình và đương nhiên họ chỉ yêu cầu các em học thuộc lòng những gì sách viết. Lên lớp, họ dành thật nhiều thời gian cho việc dò bài học sinh; con em chúng ta khốn khổ vì phải học thuộc lòng; giờ học như tra tấn, cả thầy lẫn trò đều rã rời vào mùa thi. Một loạt hệ quả kéo theo. Hàng chục năm qua, việc giảng dạy cứ lặp đi lặp lại đã tạo ra một bộ phận giáo viên cũng lười tư duy, ngại đổi mới. Một bộ phận giáo viên có vốn liếng kiến thức bó gọn trong khối kiến thức đã có trong SGK, họ không tự tin khi gặp những bài làm của học sinh mang tính tư duy mới, có tính sáng tạo - độc lập. Cá biệt còn có giáo viên cho rằng đã là học sinh thì không thể được 10 điểm, vì biết đâu đề thi của Bộ ra có chỗ “gài độ”, nếu để điểm 10 người chấm sẽ bị “hớ” (!). Người đứng lớp còn như vậy thì làm sao cho ra được sản phẩm có chất lượng?

    3. Việc học tập của học sinh: Giáo viên thụ động, là “bản sao” của SGK thì đương nhiên không thể đòi hỏi gì hơn ở các em. Đừng vội trách trẻ nhỏ thờ ơ với môn này, môn kia. Học sinh bị áp đặt kiến thức, không có thời gian khám phá, suy nghĩ, giờ học không có thời gian để nêu quan đỉểm, để tranh luận. Giờ học chỉ có thầy đọc trò chép, hết môn này sang môn khác, ào ào hết 5 tiết học bảo sao trẻ không bị bội thực?

    Nếu đổi mới cách ra đề thi cử - kiểm tra, tôi tin chắc mọi thứ sẽ thay đổi.

    Kiến nghị:

    1. SGK cung cấp nhiều kiến thức bổ ích, không cần phải lược bỏ, chỉ đề nghị người biên soạn dùng từ chuẩn, gọn, dễ hiểu, bao quát.

    2. Tuy cung cấp lượng kiến thức trong SGK nhiều nhưng không nhất thiết cái gì cũng yêu cầu người học phải học hết. Bộ nên mạnh dạn đổi mới cách ra đề, ví dụ như phần tự luận nên cho dạng đề “mở”, học sinh toàn quyền lựa chọn một vấn đề nào đó để thể hiện, trình bày theo tư duy, nhận thức của chính mình.

    3. Để đủ năng lực và tự tin khi lên lớp, khi tranh luận cùng học sinh, khi chấm bài…., bản thân giáo viên phải tự tăng cường bồi dưỡng chuyên môn, học hỏi ở mọi lúc mọi nơi. Giờ học giáo viên cần giúp học sinh cách tự nghiên cứu, tổng hợp phân tích kiến thức, tổ chức hoạt động nhóm... Cấm tuyệt đối việc đọc – chép, dò bài…

    4. Học sinh cần được giáo viên hướng dẫn tổ chức hoạt động theo nhóm, biết sử dụng SGK một cách hiệu quả nhất.

    Chu Huỳnh Thảo Anh (TP.HCM)

    School@net (Theo http://www2.thanhnien.com.vn/Ykien/2008/5/22/240141.tno)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.