Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (727 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (494 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (81 bài viết)
  • Sản phẩm mới (218 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (552 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (155 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (126 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (182 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (71 bài viết)
  • Cùng Học (98 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (74 bài viết)
  • School@net 15 năm (153 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (123 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (360 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1209 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1033 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (276 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (181 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8222 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
    
     
    Giỏ hàng

    Xem giỏ hàng


    Giỏ hàng chưa có sản phẩm

     
    Bản đồ lưu lượng truy cập website
    Locations of visitors to this page
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 10
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 10
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 93381721 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Trí thức là người nắm bắt tương lai

    Ngày gửi bài: 31/07/2008
    Số lượt đọc: 2803

    Thông tuệ và nhiệt tình, GS Tương Lai đã có cuộc trò chuyện cởi mở với phóng viên SVVN xung quanh vấn đề trí thức.

    LUẬN HIỀN TÀI...

    Thưa GS, theo ông, khái niệm trí thức cần được hiểu thế nào?

    GS Tương Lai: Định nghĩa về trí thức thì nhiều lắm, làm sao liệt kê ra trong một trả lời phỏng vấn. Tôi chỉ xin gợi ra một vài ý: Cụ Nguyễn Công Trứ từng có một bài “Luận kẻ sĩ” dưới dạng một bài ca trù khẳng định rằng “Có giang san thời sĩ đã có tên”. Tác giả của “Luận kẻ ” ấy cũng là một danh tướng từng cầm quân dẹp cường khấu ở Lạng Sơn, bắt Phiên tặc ở thành Trấn Tây, trừ Hải tặc ở ngoài Đông Hải… Tài kinh bang tế thế của ông không chỉ dừng lại việc cầm quân, mà còn là công cuộc lấn biển mở đất ở Kim Sơn Tiền Hải, đắp đê ngăn mặn ở Hải Dương vùng châu thổ Sông Hồng đến việc khơi dòng Mê kông ở Long Xuyên vùng đồng bằng sông Cửu Long…cho đến việc chống tham nhũng ngay giữa triều đình đúng như ông từng tâm nguyện “Trong lăng miếu ra tài lương đống, Ngoài biên thùy rạch mũi can tương".

    Ý tưởng của một “kẻ sĩ” Việt Nam thế kỷ XIX bắt gặp quan điểm của J.P Sartre, triết gia người Pháp thế kỷ XX : “Trí thức là người làm những việc chẳng ăn nhập gì đến họ, kỹ sư thì không lo xây cầu, thầy thuốc thì không lo khám bệnh, kinh tế gia thì không lo cộng trừ nhân chia với cái thống kê. Tại sao họ lại xớ rớ vào những chuyện không liên quan gì đến họ vậy, tại vì họ cho đó chính là chuyện của họ. Chuyện không phải là của họ mà họ thấy là của họ. Cái thấy đó làm họ trở thành trí thức".

    Một người có bằng cấp cao chưa hẳn đã là một trí thức nếu ông ta không gắn kết công việc chuyên môn của ông với vận mệnh của đất nước, ông không quan tâm gì đến số phận của nhân dân mình mà chỉ biết có sự nghiệp riêng mình, chăm chút riêng cho tổ ấm gia đình mình. Chán nản trước thời cuộc, “mũ ni che tai”, cũng không phải là người trí thức theo nghĩa chân chính của nó, trước đây đã vậy, nay càng như vậy.

    Vậy ông đánh giá thế nào về những đóng góp của trí thức vào việc phát triển đất nước?

    Dựa vào ý của C.Mác, người ta đã đưa ra một cách định nghĩa khác về người trí thức: “Trí thức là người nói sự thật, phê bình không nhân nhượng về những gì đang hiện hữu. Không nhân nhượng với nghĩa rằng họ không lùi bước trước kết luận của chính mình, hoặc trước xung đột với quyền lực, bất cứ quyền lực nào”. Phải chăng vì thế, tuy biết rất rõ sự nghiệp phát triển đất nước rất cần trí thức, song không ít người thiếu bản lĩnh đã không dám hoặc không thích dùng những trí thức, những “người nói sự thật và phê bình không nhân nhượng” ấy. Cũng chính vì vậy, chúng ta cần lưu ý đến vấn đề xây dựng bản lĩnh cần thiết để mạnh dạn sử dụng và phát huy tiềm lực trí thức, trong đó, có việc dám lắng nghe và biết lắng nghe những ý kiến đóng góp tâm huyết và trung thực của những trí thức chân chính. Đó là những ý kiến xuất phát từ động cơ không vụ lợi, không vụ danh mà chỉ vì muốn đóng góp vào sự nghiệp chung của đất nước, xem việc đóng góp đó là sứ mệnh của người trí thức như Nguyễn Công Trứ khẳng định “việc trong trời đất là phận sự của mình”.

    Cũng là một trí thức, GS thấy mình được "đãi ngộ" và "sử dụng" ra sao?

    Xin được cho tôi đứng ra khỏi nội dung câu sẽ trả lời dưới đây, vì tôi chưa dám nhận mình là một trí thức theo đúng với quan điểm về người trí thức mà tôi vừa đưa ra, nhiều lắm cũng chỉ là người có học, có chút hiểu biết và muốn trở thành một người trí thức như mình quan niệm. Mà muốn chưa chắc đã được!

    Chính vì chúng ta đang thiếu một bản lĩnh cần thiết để mạnh dạn sử dụng và phát huy tiềm lực trí thức, trong đó, có việc không dám lắng nghe và không biết lắng nghe những ý kiến đóng góp tâm huyết và trung thực của những trí thức chân chính cho nên đã hạn chế rất lớn sự đóng góp của trí thức.

    Thực tế, trong lịch sử cận đại, việc sử dụng trí thức đã có nhiều bài học thành công, nhưng cũng có những bài học khá đau lòng mà khiến chúng ta cần nhớ lại để tránh "những vết xe đổ" mà ta đã đi qua...

    Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thể hiện bản lĩnh và tầm nhìn của mình trong việc đánh giá vai trò của trí thức, hết sức trân trọng và tìm mọi cách sử dụng, phát huy tiềm năng của trí thức. Do đó, tri thức đã có sự đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng và kháng chiến. Tên tuổi của những trí thức lớn từ bỏ cuộc sống giàu sang và triển vọng phát huy tài năng chuyên môn trong những môi trường thuận lợi ở nước ngoài để theo Bác Hồ về nước tham gia kháng chiến như Trần Đại Nghĩa, Trần Đức Thảo, Lê Văn Thiêm, Đặng Văn Ngữ… đã nói lên điều đó. Trung thành với tư tưởng Hồ Chí Minh, những nhà lãnh đaọ chủ chốt của Trung ương Cục ở Miền Nam đã biết trân trọng đón nhận và tìm mọi cách phát huy tài năng, tâm huyết của các trí thức nhân sĩ bỏ cuộc sống giàu sang, tham gia kháng chiến như Phạm Văn Bạch, Nguyễn Văn Hưởng, Phạm Ngọc Thuần, Phạm Ngọc Thạch…

    Đáng tiếc là sau đó, nhất là từ sau “cải cách ruộng đất”, “chỉnh đốn tổ chức” bị áp đặt theo mô hình giáo điều, “tả” khuynh từ bên ngoài, xa rời tư tưởng Hồ Chí Minh. Điều này có ý nghĩa lớn đối với việc nhìn nhận và đánh giá vai trò của trí thức trong sự nghiệp cách mạng, đặc biệt là trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Cách nhìn thiển cận về lý lịch, thành phần đã đẩy tới những sai lầm nguy hiểm trong việc sử dụng và phát huy năng lực của trí thức. Đấy là chưa nói đến việc nhục mạ, đối xử bất công với trí thức, trong đó có những trí thức lớn như Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường, Lê Văn Thiêm, Đào Duy Anh…

    ... VÀ "CẦU KẺ SĨ"

    Ngày xưa, Lưu Bị đã 3 lần đến lều cỏ vời người tài là Khổng Minh ra giúp nước, GS nghĩ thế nào về triết lý "cầu tài phụng nghĩa" thời nay?

    Trong bộ truyện “Tam quốc diễn nghĩa”, đoạn “Lưu Huyền Đức tam cố thảo lư” là một trong những đoạn được người đời cho là hay nhất. Muốn cầu người hiền, Lưu Bị phải ba lần gội tuyết, đội gió đến lều cỏ của Khổng Minh để cầu hiền là vì thế. Vì nhiều hiền tài không chịu dấn thân, nên người thật sự muốn gây nghiệp lớn phải biết cầu hiền.

    Xưa nay kẻ sĩ có thực tài và biết tự trọng thường chọn cách ứng xử “dụng chi tắc hành, xả chi tắc tàng” (được dùng thì ra làm việc, không được dùng thì lui về) thể hiện một quan niệm sống, một thái độ sống. Quyết định chuyện “xuất” và “xử” của “kẻ sĩ” gắn liền với thời cuộc, “thiên hạ hữu đạo tắc hiện, thiên hạ vô đạo tắc ẩn” (có đạo thì ra, vô đạo thì ẩn). Hữu đạo và vô đạo nói ở đây có nội hàm khá rộng. Song trực tiếp nhất và cập nhật trong bối cảnh “hiện đại”, chính là cái tâmcủa người lãnh đạo có thật lòng trọng dụng hiền tài, trọng dụng trí thức không. Khi độ rộng mở của dân chủ và công khai trong việc trọng dụng trí thức chưa đáp ứng dược đòi hỏi của cuộc sống, khi cái tâm của người lãnh đạo thật lòng trọng dụng hiền tài, trọng dụng trí thức chưa được thực tế chứng minh, thì mọi chủ trương chính sách đều chưa đi vào cuộc sống. Chỉ riêng một việc rất nhỏ, trong một cuộc tranh luận trên diễn đàn có sự hiện diện của một vị lãnh đạo, diễn giả lại thẳng thừng chất vấn mà không có “dạ thưa anh” đã khiến cho vị ấy phật lòng, thế rồi nghe đâu đã có nhận xét “tay này là cực đoan, quá khích lắm đây, hãy thận trọng”!

    Vì thế, thật chí lý và đáng mừng khi người đứng đầu Chính phủ trong cuộc trao đổi trực tuyến với nhân dân đã khẳng định rằng “phải thật sự công tâm, khách quan và đặc biệt là phải thật sự dân chủ; vì không dân chủ, hay chỉ dân chủ hình thức thì không chọn được người tài”. Thật không dễ để thấy ra được : “Có cạnh tranh, có cơ chế thị trường thật sự thì mới xem xét được ai là người tài. Người tài không chỉ thể hiện ở bằng cấp hay ở lời nói, mà quan trọng là ở việc làm”. Nhận thức đó bắt gặp được sự vận động của thực tiễn.

    Theo GS, trí thức cần gì nhất?

    Đãi ngộ trí thức là điều cần, vì xét đến cùng, sự đãi ngộ đó là vì lợi ích của đât nước, lợi ích của nhân dân, vì sự “đãi ngộ” xứng đáng là một cách tỏ rõ thái độ trân trọng trí thức của nhà cầm quyền, của xã hội sẽ động viên người trí thức cống hiến hết sức mình. Tuy nhiên, với người trí thức chân chính thì sự “đãi ngộ” mà họ cần nhất là tạo một môi trường tự do suy nghĩ và sáng tạo, tạo điều kiện để trình bày những suy nghĩ đó, để tranh luận nhằm đi đến chân lý, từ đó mà những ý tưởng đúng được thực hành, chân lý được sáng tỏ, góp được vào đường lối chính sách, đưa sự nghiệp phát triển đất nước đi tới.

    Nói cụ thể hơn, đó là tôn trọng sự độc lập tư duy, tự do trong suy nghĩ và tranh luận, dân chủ và công bằng trong thảo luận, cổ vũ cho sự tìm tòi sáng tạo mà không khuôn cứng vào những kết luận đã có sẵn từ bên trên, nghiêm chỉnh thực hiện những điều luật đã được ghi trong Hiến pháp về tự do ngôn luận, xuất bản và báo chí.

    Có ý kiến cho rằng, xã hội hiện nay là một sự đánh tráo các giá trị, sự thượng tôn hình thức và sự rẻ mạt (và vô danh) về tri thức. Bằng chứng là các hoa hậu và cầu thủ được đánh giá quá cao, còn ngược lại với các học giả. Giáo sư nhìn nhận thế nào về nhận xét này?

    Nói thật, khẳng định thế thì cũng hơi cực đoan. Nên nhìn việc đánh giá cao các hoa hậu và các cầu thủ tài năng là một biểu hiện tích cực trong việc nhìn nhận những giá trị cá nhân. Đừng quên rằng, vấn đề cá nhân - công dân chính là vấn đề nền tảng của xã hội hiện đại, cũng trên ý nghĩa đó, giải phóng cá nhân động lực tinh thần của hiện đại hóa.

    Những năng khiếu bẩm sinh là của báu “trời cho”, trên cơ sở đó phải có sự khổ luyện với ý chí và nghị lực của cá nhân mới trở thành được những “sao”! Và “sao” thì không thể nhặt được từng vốc, nhà nhà đều có “sao”! Chuyện đáng phê phán là sự yếu kém của hoạt động văn hóa tư tưởng, chưa khai thác đúng điều cần khai thác và phát huy, lại vô tình chạy theo phong trào khoa trương hình thức. Từ đó, gây nên cơn sốt ảo và rởm muốn trở thành “sao” một cách ngốc nghếch và lười biếng, không biết đánh giá đúng cái vốn “tự có” và quá trình khổ luyện. Cái bệnh tự huyễn ngốc nghếch ấy đã phải trả những cái giá quá đắt.

    Chuyện “ngược lại với các học giả ” mà nhà báo đưa ra để đối sánh giữa “hoa hậu” và “cầu thủ bóng đá” với trí thức, học giả thì qủa là trong hiện thực có chuyện trớ trêu đó, song phải nhìn nhận về bản chất của nó thì lại liên quan đến một vấn đề khác, mà nguyên nhân thì đã phần nào được trình bày ở trên. Có người nhấn mạnh rằng, trí thức là người truyền bá tư tưởng, ý tưởng. Ý tưởng đó có thể là của chính họ, hay là các ý tưởng của những người khác mà họ coi là của mình. Cái cách “duy danh định nghĩa” căn cứ vào bằng cấp theo lối “chuẩn hóa” cán bộ đã phải trả giá cho việc mua bằng, bán điểm để đẻ ra hàng loạt những trí thức rởm, những “tiến sĩ giấy” làm rối loạn hệ thống giá trị xã hội. Chạy theo cái giả, khước từ cái thật, căn bệnh nguy hiểm này khởi nguồn từ nhiều nguyên nhân phức tạp khác mà trong phạm vi trả lời phỏng vấn tôi không thể nói kỹ được

    Một học giả, một trí thức đích thực, theo GS cần hội đủ yếu tố gì?

    Một học giả đích thực sẽ không là nguời chỉ chạy theo những hư danh hay những “đãi ngộ” vật chất, mà là những người lấy việc tìm tòi nghiên cứu nhằm nâng cao sự hiểu biết về một chuyên ngành mình theo đuổi để cống hiến cho xã hội bằng những ứng dụng thực tế từ những tìm tòi nghiên cứu ấy. Đó là những người học thật và làm thật. Đôi khi, họ phải gánh chịu những thân phận không mấy dễ chịu do họ là người nói sự thật phê bình không nhân nhượng như đã nói ở trên.

    Người trí thức đích thực phải biết tận dụng những điều kiện mà thời đại mới đã tạo ra. Những ai chần chừ, còn tin rằng tương lai sẽ chỉ là sự tiếp tục đơn giản của quá khứ, sẽ sớm thấy mình bị hụt hẫng trước sự thay đổi. Họ sẽ bị buộc phải suy nghĩ lại: sẽ đi đến đâu và bằng cách nào đi đến đó, khi mà có lẽ đã quá muộn để tránh được điều không thể tránh khỏi...

    Xin cảm ơn GS!

    Lê Ngọc Sơn (Thực hiện)

    School@net (Theo SVVN, số 30/2008)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.