Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (727 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (494 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (81 bài viết)
  • Sản phẩm mới (218 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (552 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (155 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (126 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (182 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (71 bài viết)
  • Cùng Học (98 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (74 bài viết)
  • School@net 15 năm (153 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (123 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (360 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1209 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1033 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (276 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (181 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8222 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
    
     
    Giỏ hàng

    Xem giỏ hàng


    Giỏ hàng chưa có sản phẩm

     
    Bản đồ lưu lượng truy cập website
    Locations of visitors to this page
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 3
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 3
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 93329047 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Giáo dục nước nhà: muộn lắm rồi, lo lắm rồi!

    Ngày gửi bài: 09/10/2008
    Số lượt đọc: 2757

    Tôi cũng không bi quan, mà tôi lo lắng. Là công dân, tôi tự thấy có quyền lo lắng và đòi hỏi. Là người ông có cháu đang cắp sách đến trường, tôi thấy mình có quyền lo lắng và đòi hỏi gấp đôi.

    Sau bao nhiêu năm, vẫn thế!

    Gần đây tôi được đọc trên báo chí và trên mạng nhiều ý kiến của các bậc trí thức hàng đầu làm công tác giáo dục trong nước và hải ngoại cùng các nhà lãnh đạo có tên tuổi nói về thực trạng giáo dục của ta và tìm hướng thoát ra cho nó.

    Phải nói thật, quả là đáng buồn kể từ cuối năm 1987, khi tôi được dự một cuộc họp để các đồng chí trong Bộ Chính trị nghe các nhà giáo dục phát biểu về đề cương cải cách giáo dục cho đến nay đã hơn 20 năm trôi qua mà tình hình không có gì khác, nếu không nói là ngày càng xấu hơn.

    Phát biểu tại cuộc họp hôm đó có nhiều nhà trí thức đầu ngành về giáo dục, nhưng tôi đặc biệt thích thú bài phát biểu của GS.TS Hồ Ngọc Đại và GS.Hoàng Xuân Sính. Với kiến thức uyên bác của mình, GS. Sính giới thiệu nhiều kinh nghiệm làm giáo dục của nước ngoài, và giáo sư Đại nhận xét rất “bạo gan” về cái chương trình cải cách giáo dục đưa ra trình bày tại hội nghị.

    Với hiểu biết uyên thâm về công việc, ông Đại đã tiên đoán và cảnh báo được những vấn đề mà đến hôm nay vẫn còn đúng như mới hôm qua.

    Đáng tiếc, có lẽ vì thái độ “nói quá thẳng” mà ý kiến của ông ít được tiếp thu chăng. Nhưng theo tôi, đằng sau cách diễn đạt hơi khác người là một hiểu biết tinh tế và tình cảm ông dành cho học sinh của mình, hình như là một năng khiếu làm giáo dục bẩm sinh với một phong cách riêng rất Hồ Ngọc Đại.

    Một số ý kiến tại cuộc họp cho rằng chương trình này sẽ không thành công. Lý do? Nó quá cũ kỹ và những người soạn ra nó không hiểu biết gì về tình hình các nền giáo dục bên ngoài nước ta hồi đó.

    Tôi không làm giáo dục nhưng vì đang phụ trách Vụ Tổ chức, Lao động và Đào tạo của Bộ Cơ khí & Luyện kim, có dính dáng đến đào tạo nên được triệu tập đi họp để nghe và quán triệt chủ trương của Bộ Chính trị như những vụ trưởng phụ trách công việc đào tạo ở các bộ làm quản lý kinh tế khác.

    Điều kỳ lạ là hơn hai mươi năm qua, nói đi nói lại cũng vẫn những vấn đề đó: chất lượng học sinh, sinh viên thấp, đạo đức người thầy và học sinh xuống cấp, trường sở trang bị kém, lạc hậu, sách giáo khoa viết cẩu thả, nhiều sai sót, học sinh bị bắt buộc học thêm nhiều, bằng cấp giả v. v. . . và v. v. . .

    Thế thì nguyên nhân ở đâu ra? Phải có ít nhất một nguyên nhân của những nguyên nhân đó chứ? Chẳng lẽ những thứ ấy đều từ trên trời rơi xuống hay sao?

    Tôi là một người ông có cháu nội đang học tiểu học, cái bậc học rất quan trọng như GS. Đại đã nhiều lần nhấn mạnh là bậc học hình thành nhân cách và tiếp thu những kiến thức đầu tiên của đời người.

    Và như bài tập đọc đầu đời ở bậc tiểu học được trích dẫn trong những bài viết của GS. Cao Huy Thuần, mà tôi, một người tuổi đã vượt quá cái ngưỡng “cổ lai hy” cũng đã được học như ông và đến nay nhiều bài vẫn còn thuộc lòng.

    Muộn lắm rồi...

    Gần đây nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình và nhiều tác giả đã đánh giá cao tâm huyết và năng lực của đa số giáo sư Việt Namtrong việc giảng dạy. Điều đó tôi không dám phủ nhận nhưng xin phép đưa ra một vài nhận xét riêng.

    Một là, nhiều triều đại phong kiến nước ta đều lấy việc thi cử, bằng cấp làm phương tiện gần như duy nhất để tuyển chọn nhân tài, mà chủ yếu là chọn hàng ngũ quan lại cao cấp cho bộ máy cai trị, chứ không vì mục đích tạo ra một đội ngũ làm khoa học, trong đó có khoa học giáo dục.

    Do hoàn cảnh lịch sử nào mà nhà cầm quyền thời đó làm như vậy, người viết bài này không đủ trình độ phân tích, xin dành cho các nhà nghiên cứu.

    Nhưng chắc chắn qua nhiều thế hệ, học hành và bằng cấp đã đồng nghĩa với thăng quan tiến chức, vinh thân phì gia, đã thấm vào máu thịt một bộ phận trí thức, thì những sản phẩm “cải cách giáo dục” của các “nhà” bằng cấp cao trong bộ máy quản lý giáo dục đưa ra bị phê phán là điều không đáng ngạc nhiên.

    Lấy đâu ra sự công tâm, khách quan và tinh thần trách nhiệm để có những sản phẩm tốt? Nhiều bài báo đã nói đến độc quyền soạn thảo và phát hành sách giáo khoa, đây là một thí dụ.

    Một thí dụ nữa về đạo đức của người làm giáo dục: cách đây không lâu, một vị tiến sĩ nhiều năm là lãnh đạo cao nhất của bộ Giáo dục và Đào tạo sau khi thôi chức, đã nhận học bổng từ đề án 322 để đi học mấy tháng bổ túc tiếng Anh ở Anh quốc - một kỳ bổ túc mà tôi tin rằng không hơn gì các khóa B, C mà con cháu chúng ta vẫn học ở các trung tâm Anh ngữ trong nước.

    Việc làm này đã gây bức xúc, khiến Thủ tướng Chính phủ phải ra quyết định thu hồi số tiền không lấy gì làm lớn đó trả lại công quĩ. Chưa kể về trình độ chuyên môn, trong những ý kiến đóng góp cho cải cách giáo dục “không ít ý kiến trong số đó thiếu thực tế, chưa đủ các luận cứ khoa học, mang nhiều cảm tính cá nhân và nhất là chưa đưa ra được những giải pháp khả thi nên chất lượng và tác dụng hạn chế”.

    Các bài viết cùng chủ đề

    Hai là, thực trạng nền giáo dục của ta “cứ thấy như một cuốn phim chiếu đi chiếu lại, luôn là vấn đề sách giáo khoa, học thêm, bằng giả mạo v. v. . . chuyện đi chuyện lại cũng vẫn vậy.” Tôi tự hỏi, tại sao những chuyện kinh niên như thế không được giải quyết triệt để và dứt khoát?

    Phải chăng những người có trách nhiệm của ngành giáo dục cũng không nhận thức được rằng đây là “yêu cầu bức xúc của công cuộc CNH – HĐH buộc chúng ta phải thay đổi để đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước” mà để mọi ý kiến phát biểu ra “như đấm vào bị bông” vậy? Như yêu cầu bức xúc của giáo sư Đại, không phải nói “không”, mà phải làm ra cái “có”.

    Muộn lắm rồi, từ ngày có cuộc họp tôi kể trên đây, về mặt sinh học, một thế hệ đã trưởng thành. Muốn làm được như đòi hỏi chính đáng của công luận, theo tôi, những người có trách nhiệm của ngành giáo dục trước tiên cần hiểu được những vấn đề tâm huyết mà các nhà giáo dục hàng đầu trong và ngoài nước phát biểu thì mới có được những quyết sách đúng đắn.

    Những ý kiến nói chung rất uyên bác nhưng cũng rất thực tiễn đó cần phải nghiên cứu kỹ, được hiểu kỹ để sử dụng, không vì bất cứ lý do gì để chúng trôi đi. Và cũng không nên ngồi một chỗ để “nghĩ cách phát minh lại . . . cái bánh xe” (xe bò kéo, tôi thêm), hoặc coi như “người ta dốt hơn mình” để tiếp tục rơi vào tình trạng “tụt hậu nhanh nhất”.

    Giáo sư Hồ Ngọc Đại nói rằng ông không bi quan, chính là tình hình “hiện tại nó đang như thế”. Tôi cũng không bi quan, mà tôi lo lắng. Là công dân, tôi tự thấy có quyền lo lắng và đòi hỏi. Là người ông có cháu đang cắp sách đến trường, tôi thấy mình có quyền lo lắng và đòi hỏi gấp đôi.

    • Quang Huyên

    Chú thích:

    Những câu chữ trong ngoặc kép được trích từ ý kiến phát biểu gần đây trên báo chí của nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình và các giáo sư Trần Hữu Dũng, Hồ Ngọc Đại, Chu Hảo, Cao Huy Thuần và Hoàng Tụy (theo thứ tự a, b, c).

    Họ và tên: Tran Anh
    Địa chỉ:Trường Cao đẳng kinh tế công nghiệp Hà nội
    Email:anhtranv@gmail.com

    Theo tôi, trước khi làm điêu gì đó "to tat", hãy phục hồi cho được lòng tự trọng của mỗi người làm "học trò" & người làm" thầy": Với học trò:
    -Cảm thấy xấu hổ khi mình học dốt -Cảm thấy xấu hổ khi xin chép bài của bạn -Cảm thấy xấu hổ khi mang tài liệu, phao thi vào phòng thi -Cảm thấy có lỗi khi có tiêu cực mà không nêu lên được -Cảm thấy vui khi được dùng lại tài liệu, sách vở của các đàn anh đi trước. Với người thầy: -Cảm thấy có lỗi khi còn có học trò dốt -Cảm thấy buồn khi chưa đem được hết khả năng để dạy học trò -Cảm thấy khuyết điểm khi kiến thức của mình truyền dạy chưa phải là tốt nhât. -Và không vô cảm với tiêu cực Cá nhân người viết dòng này cũng chưa phải là hoàn hảo, đây đó cũng còn có thiếu sót nếu đối chiếu với những điều trên-cả trong tư cách làm học trò và làm thầy, nhưng cũng xin mạnh dạn góp lời.

    Họ và tên: Nguyễn Văn
    Địa chỉ:Hà Tĩnh
    Email:nvdanh@yahoo.com.vn

    Là những người đang làm việc trong hệ thống chính trị của đất nước, chúng tôi hết sức lo lắng cho việc chấn hưng nền giáo dục nước nhà. Có thể nói hơi quá là chúng ta đã đi chệch quá xa...và đang có phần mất kiểm soát ở một số nội dung, loại hình đào tạo. Chỉ riêng việc xã hội hoá GD, chúng ta có rất nhiều loại hình, rất nhiều trường đào tạo mọc lên nhưng đi kèm với nó là có rất nhiều cán bộ, công nhân có bằng thật mà kiến thức giả, vàng thau lẫn lộn. Tình trạng đua nhau tổ chức các lớp dạy, đua nhau học, kể cả học sau đại học chỉ cốt để có bằng, có chứng chỉ, nhãn mác tìm việc, tìm chỗ đứng. Tình trạng tự đặt ra các khoản thu "khổng lồ " từ học sinh kể cả các bậc học mẫu giáo, tiểu học... Những giá trị của nền giáo dục tiên tiến, ưu việt ở đâu? Thật đáng lo lắng cho nền giáo dục nước nhà.

    Họ và tên: Hửu Hùng
    Địa chỉ:
    Email:ctvkbbs@yahoo.com

    Thật ra những ý kiến bức xúc của người viết bài nầy củng đã được đề cập nhiều rồi. Chính vì noí nhiều mà làm chưa được nên tác giả cho là muộc chứ sao và những cải cách cứ tiếp tục quanh quẩn mà có người bảo " như mớ bòng bong", "lỡ leo lưng cọp"...là sự rối tung, phó mặc cho nên tác giả(và nhiều công dân khác) noí" Lo lắm rồi" là vậy! Tất nhiên sẽ không là ngaỳ một ngaỳ hai nhưng không nghiêm túc tìm cho được biện pháp, chặng cho được những buông lỏng trong quản lý, tiêu cực trong thi cử với nạn bằng cấp "học gỉa bằng thật" thì càng lo hơn. Phải quyết tâm cho dù có hy sinh một bộ phận nào đó thậm chí một thế hệ để tạo ra một bước ngoặc thì sẽ tốt hơn cho cách làm ngập ngừng, chắp và, quanh quẩn thì chúng ta còn tiếp tục lo lắng như tác giả đã nêu!

    Họ và tên:
    Địa chỉ:
    Email:tanbs07@yhaoo.com.vn

    Tôi nhận thấy về vấn đề giáo dục được trình bày trên Vnn bởi hầu hết những cây viết có tầm, có tâm. Các bài viết đã cày xới, lật ngang, lật ngửa hầu hết các vấn đề của giáo dục. Nếu cách đây 20 năm Bộ Chính trị có được một đội ngũ các nhà khoa học tâm huyết và thực tài cống hiến cho một đề án CCGD thì e rằng hiện nay không thể có nữa. Thế hệ cây đa cây đề ấy là sản phẩm của một nền giáo dục mà theo tôi đã phát huy cao nhất năng lực tự học của người học và được ảnh hưởng sâu sắc nền GD có đạo đức. Thế hệ các nhà khoa học lúc ấy và nếu hiện nay có còn sống cũng đã tầm 70, 75 tuổi trở lên, nói hơi "láo" 1 tí thì sứ mệnh của họ đã chấm dứt, sức tư duy và năng lực khoa học của họ không còn đủ khả năng tạo ra lực bẩy cho một cuộc CCGD mới.

    Trước đây , CCGD do các nhà KH thời ấy đưa ra là đề ắn được kết tinh từ tri thức sâu, rộng và thấm đẫm nhiệt huyết, với một đạo đức vô sản, vì vậy linh hồn của nó chính là nội lực. Ngày nay, thời thế đã khác, sự phát triển của thế giới với tốc độ chóng mặt, nếu khoảng cách của KHVN trước đây so với thế giới 4/10 vì bản thân các nhà KH của ta có thực tài, vì quan hệ và nhận thức của chúng ta với chỉ 1 phần thế giới, còn ngày nay KHVN với thế giới có thể là 4/100 bởi vì chúng ta đang phải so sánh hay đặt mình với cả thế giới, tức là một cuộc đua không cân sức hay nói chính xác là trước đây "ở nhà nhất mẹ nhì con" nhưng ngày nay nó không chỉ có mẹ và con mà nó là hàng vạn hàng triệu người để so sánh rồi.

    Từ đó theo tôi nghĩ việc chúng ta có bàn, có viết, có uyên thâm đến đâu để mong có cuộc CCGD đúng tầm là điều không thể. Giống như chúng ta muốn xây tòa nhà 100 tầng nhưng chúng ta chỉ có dàn giáo bằng tre, luồng và cây bạch đàn. Thế hệ học giả ngày nay là thế hệ được đúc nên từ cách tư duy vận dung, đó là khác nhau căn bản của 2 thế hệ KHVN, vì thế để có cuộc CCGD thật sự cho VN không có biện pháp nào tốt hơn là Bộ Chính trị, Chính phủ đặt hàng quốc tế với tư cách là tư vấn hay gì gì đó, còn các học giả VN có thể tìm cách vận dụng nó, biến nó thành hiện thực đời sống.

    Ý tôi muốn nói rõ hơn rằng chúng ta đừng tranh luận hay cố tìm 1 nhà thiết kế cho nền GDVN quốc nội mà nên tập trung trí lực thuê cho được một nhà thiết kế nước ngoài đủ tầm rồi chúng ta toàn trí toàn tâm vận hành cái cỗ máy đẫ được thiết kế chuẩn xác khoa học ấy cũng như bảo dưỡng sửa chữa nó khi có vấn đề

    Họ và tên: Hồng Lan
    Địa chỉ:
    Email:hong_lan3@yahoo.com

    Dân chủ là cách tốt nhất chọn ra bộ máy vận hành nền giáo dục VN nói riêng, và nhà nước nói chung mà không lệ thuộc quá nhiều vào tiêu chí "Đảng lãnh đạo". Hoạt động và vai trò của các cơ sở Đảng hiện nay cũng xuống cấp nhiều rồi, mất sức chiến đấu rồi, thậm chí xa rời lý tưởng cộng sản. Trong khi đó, các cơ sở Đảng vốn là nguồn chủ yếu và gần như tuyệt đối để chọn cán bộ, công chức ở những vị trí chủ chốt cho các cơ quan nhà nước, đơn vị hành chính sự nghiệp. Dân chủ sẽ tạo điều kiện và động viên được những người thực tài đóng góp tâm huyết cho sự nghiệp giáo dục mà không quá e ngại phải "chạy chọt", "nể nang". Dân chủ sẽ giúp xoá đi căn bệnh thành tích - nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc nền giáo dục ngày càng nhiều bê bối, đánh mất giá trị cao cả của nghề giáo, nhưng vẫn liên tục được công nhận "đạt thành tích năm sau cao hơn năm trước". Dân chủ sẽ giúp khôi phục lòng tin của nhân dân vào chính quyền, vào Đảng. Từ đó, khôi phục lòng tin của nhân dân vào uy tín và sự lãnh đạo của Đảng. Dân chủ là phải chấp nhận tiếng nói trái tai người cầm quyền cũng có thể được cất lên để mọi người cùng đánh giá ưu - nhược của nó. Nếu thiếu dân chủ như hiện nay thì con cháu chúng ta chắc chắn sẽ trở thành những thế hệ hỗn loạn và méo mó về nhân cách, về bản lĩnh. Tương lai đất nước đặt vào tay những người như vậy có tồn tại độc lập và hùng cường được không?

    Họ và tên:
    Địa chỉ:
    Email:ntlong87@gmail.com

    Vấn đề hiện nay của ngành giáo dục là cần một cuộc cải cách nơi tư duy dạy học và sách giáo khoa. Em chỉ là một sinh viên nhưng qua mười mấy năm ngồi trên ghế nhà trường cho thấy các thầy cô vẫn không chịu thay đổi tư duy, dạy học chạy theo thành tích. Xin kể ra vài ví dụ: học thuộc lòng thì bắt phải đúng từng câu chữ, làm văn thì khuyến khích học thuộc văn mẫu,... Đây là sự thật không thể chối cãi được, không hiểu các thầy cô nghĩ gì khi quan niệm rằng sai vài chữ là không được, phải thuộc đến từng chữ, cho dù nó không làm thay đổi ngữ nghĩa câu văn. Nếu chép văn mẫu thì đó là văn người, nào phải văn mình, làm sao thể hiện được suy nghĩ chính mình. Theo em nên cơ cấu lại giáo dục, trong một bộ phận lớn sinh viên như bọn em có không ít bạn thi vào đại học mà không biết để làm gì. Liệu rằng đại học có phải là con đường duy nhất? Em chỉ dám đóng góp vài ý kiến, mong rằng nó giúp ích cho giáo dục, mong rằng nó mau chóng được giải quyết để có một phương thức dạy học tốt nhất.

    School@net (Theo http://www.tuanvietnam.net/vn/thongtindachieu/4933/index.asp)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.