Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (727 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (494 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (81 bài viết)
  • Sản phẩm mới (218 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (552 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (155 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (126 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (182 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (71 bài viết)
  • Cùng Học (98 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (74 bài viết)
  • School@net 15 năm (153 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (123 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (360 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1209 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1033 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (276 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (181 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8222 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
    
     
    Giỏ hàng

    Xem giỏ hàng


    Giỏ hàng chưa có sản phẩm

     
    Bản đồ lưu lượng truy cập website
    Locations of visitors to this page
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 12
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 12
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 93409321 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Phần mềm Newton v3.1: Thiết kế thí nghiệm 3D trong Vật lý

    Ngày gửi bài: 24/10/2008
    Số lượt đọc: 4907

    Trong môn học Vật lý, để có những tiết học sống động với sự trợ giúp của công nghệ thông tin, giáo viên sẽ phải tìm tòi sáng tạo rất nhiều từ các phần mềm, những công cụ tiện ích đắc lực. Trong bài viết này, tạp chí sẽ giới thiệu với các thầy cô một phần mềm rất hữu ích. Đó là phần mềm Newton v3.1.

    Các thầy cô sẽ bất ngờ với thư viện số sống động từ phần mềm này. Trong thế giới ảo của NEWTON v3.1, các bạn sẽ được cung cấp một công cụ hoàn hảo, giúp giáo viên tạo ra một phương pháp mới trong giảng dạy môn Vật lý. Toàn bộ những kiến thức như Chuyển động học, Động lực học, Cơ học và Điện học đã được mô phỏng trên máy tính trong thế giới 3D. Giáo viên và học sinh sẽ thấy thật sự ngỡ ngàng với những chuyển động của con lắc, hệ thống quỹ đạo chuyển động của các hành tinh quanh hệ mặt trời cũng như hệ thống mạch điện phát sáng….

     

    Phần mềm Newton được thiết kế giúp người dùng tạo ra những mô hình theo nguyên tắc chuyển động trong Vật lý, phần mềm cho phép bạn xây dựng, vận dụng và nghiên cứu tỉ mỉ những bài thí nghiệm tương tác, giúp học sinh có được cái nhìn sinh động trong những bài học trực quan này.

    Để tạo ra những thí nghiệm vật lý trong phần mềm Newton, bạn có thể chọn một không gian rộng lớn trên giao diện của phần mềm và những vật thể trừu tượng để tạo cho những thí nghiệm này thật sự cuốn hút học sinh. Từ những khối hình học đơn giản nhất (khối hộp, khối cầu) đến những dụng cụ phức tạp hơn như những giá đỡ, khung đỡ, các đường dốc. Ngoài ra còn những thiết bị cơ học như các loại lò xo, thiết bị nén, các thiết bị điện…

    Trong phần Cơ học, các bạn có thể tìm thấy những những thiết bị về cơ học như: trục xe, bánh xe, ròng rọc, các loại bánh răng, đòn bảy, các loại giá đỡ,…

    Phần mềm Newton 3.1 còn cung cấp cho các bạn một môi trường 3D duy nhất để nghiên cứu và học Điện học. Những chuẩn 3D này sẽ giúp bạn tạo ra những mạch điện trong đó có cả mạch điện xoay chiều và mạch điện 1 chiều.

    Với các thiết bị này, những thí nghiệm của các thầy cô thật sinh động và cuốn hút học sinh trong các bài giảng của mình.

    Để tạo ra những file thí nghiệm trong Newton, trong phần mềm cài đặt đã có một số những thí nghiệm được thiết kế khá công phu. Bạn có thể thay đổi và mô phỏng lại chúng theo những sự sáng tạo của mình và bạn sẽ thấy chúng thật sự là đơn giản để tạo ra những kết quả thí nghiệm đáng kinh ngạc. Khi chạy các thí nghiệm mô phỏng này, các vật thể sẽ bắt đầu chuyển động và có những va chạm hay làm quay các vật thể, tạo ra mô men lực quán tính,…

    Bạn có thể thiết lập 1 hay nhiều các chương trình chụp ảnh hoặc quay camera các thí nghiệm của mình theo từng bước và ghi chúng lại thành các file video. Bạn cũng có thể bổ sung những ghi chú, hình ảnh hay những công thức quan trọng được mô phỏng trong thí nghiệm.

    Phần mềm còn cho phép bạn export những file thí nghiệm chuyển động này thành những file avi hay những file *.swf. Giúp giáo viên dễ dàng chèn những hình ảnh thí nghiệm này vào file trình diễn trong giáo án điện tử của mình. 

    Thầy cô và các bạn có thể download bản dùng thử tại địa chỉ: http://newtonlab.com/.Với bản dùng thử này, các bạn cũng sẽ tạo được khá nhiều thí nghiệm lý thú.

    Sau khi cài đặt bản dùng thử, giao diện của chương trình như sau:

    Sau đây xin hướng dẫn các bạn một số thí nghiệm đơn giản từ phần mềm Newton3.1.

    Thí nghiệm mô phỏng chuyển động rơi tự do của một quả bóng.

    Các bạn thực hiện như sau.

    Kích chọn File/New để mở file mới. Cửa sổ 3D Window là nơi thiết kế thí nghiệm, bao gồm một mặt phẳng với hệ trục tọa độ xyz.

     

    Tiếp theo ta sẽ chọn các đối tượng cho thí nghiệm (trong thí nghiệm này là quả bóng). Kích chuột chọn quả bóng trên từ màn hình.

     

    Quả bóng sẽ xuất hiện trên cửa sổ 3D Window, ta chọn Move Up – Down  để quả bóng sẽ chỉ chuyển động theo chiều thẳng đứng (tức là trục Oz).


    Sau đó ta sẽ đặt các thông số cho thí nghiệm (cụ thể là quả bóng) bằng cách kích chuột phải lên quả bóng và chọn Properties.

     

    Cửa số Properties/Position xuất hiện:

     

    Kích nút lệnh Position đặt tham số Location của tọa độ của quả bóng là x, y, z = (0,0,1). Bạn có thể thay đổi màu của quả bóng bằng cách kích chọn nút lệnh AppearanceSau đó kích chọn OK.

    Sau khi hoàn tất, bạn kích chọn nút Run để xem thí nghiệm chuyển động.

     

    Ngoài ra, để điền thông tin, ghi lại quỹ đạo chuyển động của quả bóng, điền chú thích và một số thông tin khác. Kích chọn nút lệnh Edit phái trái bên dưới của cửa sổ Description Window.

     



    Có một mẹo nhỏ, bạn muốn di chuyển hay quay mặt phẳng thí nghiệm, kích di chuột lên mặt phẳng ấy, hoặc muốn phóng to thu nhỏ mặt phẳng thí nghiệm, kích giữa chuột phải và di chuột lên mặt phẳng.

    Hy vọng chỉ với bản dùng thử này, nhưng với sự sáng tạo của mình, các thầy cô sẽ tạo ra được những thí nghiệm hay và hữu ích giúp cho những bài giảng của mình thật sự ấn tượng và những kiến thức khô khan của khoa học Vật lý sẽ trở nên thú vị và cuốn hút học sinh.

    School@net (Theo THNT)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.