Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (727 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (494 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (81 bài viết)
  • Sản phẩm mới (218 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (552 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (155 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (126 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (182 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (71 bài viết)
  • Cùng Học (98 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (74 bài viết)
  • School@net 15 năm (153 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (123 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (360 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1209 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1033 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (276 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (181 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8222 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
    
     
    Giỏ hàng

    Xem giỏ hàng


    Giỏ hàng chưa có sản phẩm

     
    Bản đồ lưu lượng truy cập website
    Locations of visitors to this page
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 9
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 9
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 93339444 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Lý tưởng giáo dục là đào tạo nên những con người biết độc lập tự do về suy nghĩ

    Ngày gửi bài: 09/11/2008
    Số lượt đọc: 2806

    Lý tưởng giáo dục là đào tạo nên những con người biết độc lập tự do về suy nghĩ chứ không phải là một xã hội mà mọi con người đều suy nghĩ giống nhau.


    PV : Việc nâng cao tính chủ động của sinh viên trong trường đại học còn vướng mắc phải một vấn đề rất lớn, đó là truyền thống văn hóa và tâm lý dân tộc. Tôi xin lấy hai ví dụ, thứ nhất là việc xưng “tôi” của sinh viên với giảng viên và thứ hai là việc “chấm điểm” giảng viên trong trường đại học. Ở các nền giáo dục Mỹ hay châu Âu thì họ đã tiến hành hai việc này từ rất lâu. Những nền giáo dục cùng có nhiều điểm tương đồng về văn hóa như Nhật Bản, Hàn Quốc thì cũng đã thực hiện. Nhưng Việt Namvẫn còn đang bàn cãi rất nhiều về vấn đề này…

    NN: Xã hội Mỹ có thể chấp nhận sinh viên “chấm điểm” một ông thầy, đó là truyền thống của họ. Tôi biết trong các trường đại học Mỹ, sau mỗi môn học luôn có một tờ nhận xét dành cho sinh viên với các câu hỏi: Môn học đó có ích không và có ích như thế nào? Cách dạy đó có phù hợp không? Những cái thắc mắc của anh chị có được giáo sư giải đáp không? Cái tranh luận với thầy như thế nào? Hội đồng trường căn cứ vào những bản nhận xét đó để học kỳ sau mời cái ông thầy đó làm giáo sư dạy tiếp hoặc không mời nữa.

    Những biện pháp này đều rất hay nhưng lại nằm trong hệ thống của một nền giáo dục khác. Nếu bây giờ chúng ta áp dụng điều đó thì có nghĩa là mình đã tách nó ra hỏi hệ thống của nó rồi áp vào một hệ thống khác, và hậu quả sẽ là sự què quặt và nảy sinh nhiều vấn đề lôi thôi khác.


    Nói đi nói lại thì tôi muốn khẳng  định, nền giáo dục chỉ thay đổi khi có những chuyển biến lớn về mặt hệ thống, bắt đầu là sự thay đổi về tư duy, triết lý giáo dục. Nếu không, mọi cải tiến chỉ là những thứ lắt nhắt học lỏm về rồi áp dụng.

    PV : Nhưng trong điều kiện hiện nay, nếu không áp dụng những thứ “lắt nhắt” đó thì sẽ không có bất cứ một sự thay đổi nào, đúng không ạ?

    NN: Trong điều kiện này thì cũng phải nên bắt đầu từ những cái nhỏ, ví dụ như bắt đầu bằng việc sinh viên xưng ‘’tôi’’ trong trường đại học. Nó là một biểu hiện cho sự bình đẳng giữa thầy và trò về mặt tri thức, học tập và nghiên cứu khoa học. Khi phát biểu tại lễ khai giảng của trường Đại học Phan Chu Trinh tôi cũng đã đề nghị các bạn sinh viên chỉ chấp nhận điều thầy nói khi không cãi nổi, còn chưa tâm phục khẩu phục thì đừng chấp nhận những cái điều mà thầy dạy.

    PV : Lý tưởng giáo dục của nước Mỹ hay của các nước châu Âu là một tinh thần tự do, dân chủ, thể hiện xuyên suốt trong chiều dài lịch sử. Vậy thì theo ông, với Việt Nam, lý tưởng giáo dục của chúng ta nên được hình dung như thế nào để phù hợp với điều kiện xã hội và truyền thống văn hóa Việt Nam?

    NN: Lý tưởng đó là đào tạo nên những con người biết độc lập tự do về suy nghĩ chứ không phải là một xã hội mà mọi con người đều suy nghĩ giống nhau.

    PV: Ở Hàn Quốc có chuyện chỉ vì nhập thịt bò Mỹ mà một loạt bộ trưởng phải từ chức vì sự phản đối của người dân. Bộ trưởng của Nhật Bản quản lý yếu kém cũng cúi đầu xin lỗi dân và xin từ chức. Chính khách hay người dân cũng là những sản phẩm cụ thể của một nền giáo dục. Những sự kiện này có gợi lên trong nhà văn một suy nghĩ gì?

    NN: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan hóa rồng vì họ có một cái gốc là giáo dục, từ đó mới là khởi điểm phát triển kinh tế. Họ đã thành công khi tạo nên một  xã hội mà con người rất năng động, tự chủ và độc lập.

    PV: Ở trường Đại học Phan Chu Trinh mà ông là một trong những thành viên sáng lập thì những cải cách để khơi dậy tinh thần chủ động học tập và giảng dạy trong sinh viên - giảng viên được thực hiện như thế nào?

    NN: Trong trường Đại học Phan Chu Trinh, chúng tôi sắm từng ghế ngồi cho  từng sinh viên để họ có thể mang theo khi di chuyển trong lớp. Giảng viên ngồi giữa lớp và sinh viên có thể kéo ghế ngồi xung quanh để trao đổi, cãi nhau với thầy. Chúng tôi cũng thường xuyên tổ chức những buổi tọa đàm giữa thầy và trò để cùng nhau góp ý về phương pháp, nội dung, chương trình giảng dạy. Sinh viên được khuyến khích xưng “tôi” và bày tỏ những ý kiến không hài lòng của mình về trường. Chúng tôi cũng thường xuyên mời những chuyên gia, nhà nghiên cứu, văn nghệ sĩ đến nói chuyện hoặc dạy nhằm bổ sung cho sinh viên những vốn tri thức phong phú, đa diện. Những hoạt động đào tạo theo tín chỉ cũng đang được triển khai.


    Tuy nhiên, chúng ta đang vướng một khó khăn là tất cả những cải cách cách đó đều phải có tiền. Ở Mỹ, mỗi giáo sư đều có một phòng làm việc riêng và sinh viên có thể đến bất cứ thời điểm nào nằm trong lịch làm việc để gặp giáo sư. Những câu hỏi của sinh viên mà giáo sư không trả lời được thì họ sẽ hẹn một buổi khác trả lời lại sau khi đã nghiên cứu cụ thể. Nhưng có mấy trường đại học ở Việt Namlà có phòng riêng cho giáo sư làm việc đó.

    Hoặc khi muốn mời một ông giáo sư người Mỹ về dạy một số lớp rồi từ đó chuyển giao công nghệ dạy học thì trường phải lo tiền ăn, ở cho ông. Vấn đề tài chính lại nằm trong tay những nhà đầu tư và họ có quyền quyết định chi hay không chi việc đó. Có những nhà đầu tư sẽ không chấp nhận chuyện này vì nó không mang lại lợi nhuận cho họ. Bộ Giáo dục - Đào tạo quy định Hội đồng trường tư là có quyền tối cao, quyết định mọi mục tiêu, xu hướng, hoạt động của trường. Điều lệ này có thể dẫn đến một bất cập là những người hiểu về giáo dục lại không có tiền để làm còn những người có tiền mà không hiểu biết, chỉ chăm chăm chạy theo lợi nhuận thì sẽ quyết định tất cả.

    PV: Chạy theo số lượng mà bỏ quên chất lượng, đó là một sự thật không chỉ diễn ra trong các trường đại học tư mà còn trong rất nhiều các trường công ở cả hệ chính qui, tại chức, chuyên tu, cao học. Có một điều đáng lo ngại là rất nhiều trường tư đang ra đời, thậm chí tỉnh thành nào cũng có trường đại học, nhưng bộ Giáo dục - Đào tạo ôm không xuể chức năng quản lý của mình, nên mới có chuyện có trường 2/3 giáo viên là cử nhân đi dạy sinh viên; thậm chí có trường còn đưa tên những giáo sư, tiến sĩ vào bảng lương nhưng không một lần những người  này đứng lên bục giảng

    NN: Những sự việc này bắt nguồn từ chính quan niệm, từ những điều lệ điều hành “kỳ quặc” mà bộ Giáo dục - Đào tạo ban hành. Theo tôi, Bộ Giáo dục - Đào tạo chỉ nên quản lý về chính sách chứ đừng nên can thiệp vào những chuyện tổ chức thi, ra đề thi, quy định chỉ tiêu cho các trường…

    Trường nào chất lượng thấp thì sẽ tự đào thải theo quy luật thị trường vì người ta sẽ không nộp tiền vào những trường yếu kém để nhận về một sản phẩm giáo dục hỏng. Tôi biết bộ Giáo dục Mỹ chỉ ra đời cách đây mươi năm và chỉ làm một việc là phân phối ngân sách cho các trường làm nghiên cứu khoa học chứ không can thiệp vào bất cứ một khâu đào tạo nào.

    PV: Xin cảm ơn nhà văn về cuộc nói chuyện!

    Sơn Khê (Vietimes)

    School@net (Theo http://vietimes.com.vn/vn/chuyende/5889/index.viet)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.