Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (727 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (494 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (81 bài viết)
  • Sản phẩm mới (218 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (552 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (155 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (126 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (182 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (71 bài viết)
  • Cùng Học (98 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (74 bài viết)
  • School@net 15 năm (153 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (123 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (360 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1209 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1033 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (276 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (181 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8222 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
    
     
    Giỏ hàng

    Xem giỏ hàng


    Giỏ hàng chưa có sản phẩm

     
    Bản đồ lưu lượng truy cập website
    Locations of visitors to this page
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 4
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 4
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 93317036 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Việt Nam trước thách thức xây dựng Nhà nước kiến tạo phát triển

    Ngày gửi bài: 01/06/2009
    Số lượt đọc: 2624

    Vượt lên với nỗ lực xây dựng “Nhà nước kiến tạo phát triển” hay sa lầy trong mô thức “Nhà nước đối phó - xoay sở”? Việt Nam có trở thành một “Nhà nước kiến tạo phát triển” hay không, sẽ chủ yếu phụ thuộc vào sự chín muồi của ba yếu tố then chốt: Đòi hỏi của người dân; Hiểm họa an ninh quốc gia; và Khan hiếm tài nguyên thiên nhiên". TS. Vũ Minh Khương.

    Đặc điểm của Nhà nước kiến tạo phát triển

    Chất lượng thể chế và nguyên tắc thị trường là hai động lực căn bản tương tác chặt chẽ với nhau trong tạo nên sức phát triển lâu bền của một quốc gia. Trong hai động lực căn bản này, chất lượng thể chế có vai trò then chốt quyết định chất lượng hoạt động của các nguyên tắc thị trường; và do đó quyết định tương lai phát triển của một đất nước.

    Trong công cuộc phát triển, mỗi quốc gia đang phát triển đều trải qua thời điểm then chốt trong lựa chọn xây dựng thể chế phát triển: vượt lên với nỗ lực xây dựng “Nhà nước kiến tạo phát triển” hay sa lầy trong mô thức “Nhà nước đối phó - xoay sở”.

    Quyết định lựa chọn xây dựng “Nhà nước kiến tạo phát triển” đòi hỏi nỗ lực quyết liệt nâng cao chất lượng thể chế, coi đó là một trong những yếu tố nền móng căn bản cho toàn bộ công cuộc phát triển.

    Bằng lòng với mô thức “nhà nước đối phó - xoay sở” là sự né tránh những đòi hỏi bức bách phải nâng cao chất lượng thể chế, để rồi bận rộn với các giải quyết sự vụ và sự sa lầy vào các dự án lớn đặc trưng bởi tầm nhìn hạn hẹp và sự thao túng và vụ lợi của các nhóm lợi ích và cá nhân. Khi đó, quốc gia này có nguy cơ suy biến thành “nhà nước cai trị hủ bại.”

    Các quốc gia đã thành công trong xây dựng “nhà nước kiến tạo phát triển” điển hình ở Đông Á là Nhật Bản, Hàn Quốc, và Singapore. Sự phân định một quốc gia đang đi vào hướng lựa chọn nào của thể chế phát triển, “kiến tạo phát triển” hay “cai trị - hủ bại” có thể được nhận diện thông qua năm đặc điểm liên quan đến nỗ lực xây dựng thể chế phát triển nêu ở bảng dưới đây:



    Các yếu tố quyết định hướng lựa chọn thể chế phát triển và thách thức với Việt Nam

    Khác với sự nhầm tưởng thường thấy, sự lựa chọn thể chế phát triển không tùy thuộc chủ yếu vào vai trò cá nhân lãnh đạo mà chịu tác động đặc biệt của các ba yếu tố then chốt, khách quan: Đòi hỏi của người dân; Hiểm họa an ninh quốc gia; và Khan hiếm tài nguyên thiên nhiên [1].

    Một quốc gia có xu hướng buộc phải lựa chọn con đường xây dựng “Nhà nước kiến tạo phát triển” nếu hội đủ được ở mức cao cả ba yếu tố nói trên.

    "Việt Nam đang đứng trước những cơ hội cuối cùng để lựa chọn xây dựng “Nhà nước kiến tạo phát triển” bởi những đặc trưng của một thể chế “đối phó - xoay sở” thậm chí đã vào giai đoạn “cai trị - hủ bại” đang hình thành và ngày càng có sức cố kết khó phá vỡ."




    Với yếu tố thứ nhất, người dân có đòi hỏi gay gắt phải có tăng trưởng và phát triển. Điều kiện này này tổng hòa từ bức bách về cuộc sống, khát vọng vươn lên của dân tộc, và những trải nghiệm từ thất bại cay đắng trong quá khứ.

    Với yếu tố thứ hai, quốc gia này đứng trước sự đe doạ nghiêm trọng về an ninh mà nếu không mạnh vượt lên sẽ bị rơi vào vòng lệ thuộc và phải trả giá rất đắt cho vị thế thấp yếu của mình.

    Với yếu tố thứ ba, đất nước này không được ưu đãi về tài nguyên thiên nhiên, và do vậy quốc gia này chỉ có một con đường duy nhất là khơi dậy, khai thác, và không ngừng phát huy nguồn lực căn bản của mình là con người.

    Do vậy, nếu một quốc gia chưa hội đủ ba yếu tố này ở mức cao, trong khi vắng bóng những cá nhân lãnh đạo xuất chúng, họ rất khó vượt lên chính mình để xây dựng “Nhà nước kiến tạo phát triển”.

    Việt Nam đang đứng trước những cơ hội cuối cùng để lựa chọn xây dựng “nhà nước kiến tạo phát triển” bởi những đặc trưng của một thể chế “đối phó - xoay sở” thậm chí đã vào giai đoạn “cai trị - hủ bại” đang hình thành và ngày càng có sức cố kết khó phá vỡ.

    Việc Việt Nam có trở thành một “Nhà nước Kiến tạo Phát triển” hay  không, như phân tích ở trên, sẽ chủ yếu phụ thuộc vào sự chín muồi của ba yếu tố then chốt đã nêu: Đòi hỏi của người dân; Hiểm họa an ninh quốc gia; và Khan hiếm tài nguyên thiên nhiên.

    Với Việt Nam, yếu tố thứ nhất, dường như đang và sẽ hội đủ bởi bức bách phát triển và khát vọng vươn lên của người dân Việt Namrất tiềm tàng. Yếu tố thứ hai cũng sẽ đủ mạnh vì Đông Á đang và sẽ trở thành một khu vực đặc biệt sống động với nhiều tranh chấp khó tránh khỏi trong thời gian tới.

    Thế nhưng, với yếu tố thứ ba - tài nguyên thiên nhiên- sự hội đủ còn rất mong manh vì chúng ta là nước có nhiều tiềm năng về tài nguyên và tư duy của chúng ta vẫn còn muốn công cuộc phát triển của chúng ta dựa chủ yếu vào nguồn lực tự nhiên, hơn là tâm lực và tài lực của con người.

    Việt Namsắp cạn kiệt than và dầu mỏ nhưng lại có mỏ bauxite khổng lồ hứa hẹn một nguồn thu lợi rất lớn. Dự án này nếu được thực hiện sẽ là cú hích chiến lược để Việt Nam yên lòng với thể chế “Đối phó-Xoay sở” và mất hẳn đi một cơ hội vô giá tạo nên sức mạnh trỗi dậy của dân tộc.

    Hãy hình dung rằng, với chiến lược kiến tạo phát triển cho Tây Nguyên và miền Trung thành một vùng kinh tế sinh thái - nhân bản, số khách du lịch của Việt Nam sẽ tăng từ mức 4 triệu hiện nay lên mức 22 triệu như của Malaysia, số doanh thu về du lịch (ước tính là 500 USD/người) sẽ tăng thêm xấp xỉ 10 tỷ USD với mức thâm dụng về lao động và văn hóa rất cao.

    Xây dựng “nhà nước kiến tạo phát triển”: Hai nội dung cấp bách

    Nếu có đủ dũng khí và ý chí chiến lược, chắc chắn Việt Nam sẽ nỗ lực xây dựng một “nhà nước kiến tạo phát triển”. Khi đó có hai nội dung cấp bách cần được đặc biệt quan tâm.

    Nội dung thứ nhất thuộc về “thiết kế” (design) thể chế như đã nêu ở bảng trên về năm đặc trưng của một “nhà nước kiến tạo phát triển”. Trong đó, một đặc trưng cần được triển khai ngay là thành lập một cơ quan hoạch định và phối thuộc chiến lược phát triển giống như Cục Phát triển Kinh tế (Economic Develoment Board, EDB) của Singapore.

    Hiện nay, Việt Namchưa có cơ quan với chức năng chiến lược tổng hợp này. Nhiều chuyên gia ví con tàu Việt Namđi ra biển lớn mà không dùng la bàn.

    Giáo sư Michael Porter, trong chuyến thăm Việt Nam tháng 12 năm 2008 cũng có khuyến nghị mạnh mẽ về việc lập một cơ quan như vậy trực thuộc Văn phòng Chính Phủ.

    Nội dung thứ hai thuộc về “xử lý” (process) hay là nỗ lực đưa ra các quyết sách có hiệu lực cao và được lòng dân.

    Trong đánh giá quyết sách của chính phủ, cảm nhận của người dân có thể chia làm năm mức, mức 5 là đặc biệt phấn chấn, thậm chí kinh ngạc; mức 4 là thấy phấn khích, tin tưởng; mức 3 là thấy bình thường; mức 2 là thấy ức chế, không hài lòng; và mức 1 là thấy sốc và tổn thương sự trân trọng. Một thể chế sẽ bị người dân ngày càng suy giảm lòng tin, thậm chí chán ghét nếu nó đưa ra quá nhiều quyết sách gây nên độ cảm nhận mức 2 hay mức 1.

    Để xây dựng “Nhà nước kiến tạo phát triển”, các quyết sách cần được nghiên cứu cặn kẽ và sâu sắc để phần nhiều được người dân cảm nhận ở độ 4, và một số ở độ 5. Trái lại, nếu thiếu ý thức xây dựng “nhà nước kiến tạo phát triển”, các quyết sách đưa ra sẽ phần nhiều tạo nên mức cảm nhận 1 hoặc 2.

    Với mục đích minh họa, bảng 2 dưới đây đưa ra một số ví dụ cụ thể.

    Bảng 2: Sự khác biệt về quyết sách thông qua ý chí xây dựng “nhà nước kiến tạo phát triển”


    •   TS. Vũ Minh Khương

    Tham khảo:

    [1] R. Doner, B. Ritchie, D. Slater (2005). “Systemic Vulnerability and the Origins of Developmental States: Northeast and Southeast Asia in Comparative Perspective.” International Organization59(2): 327-61.

     

     

     

    Họ và tên: Pham Nguyen
    Địa chỉ: Ha Noi
    Email: muadongpq@yahoo.com

    Tôi nghĩ rằng tất cả người dân Việt Namđều muốn có một nhà nước kiến tạo phát triển - "facilitating state".Điểm còn lại là nhận thức, ý chí và quyết tâm của Lãnh đạo và toàn thể nhân dân Việt Nam. Mong rằng chúng ta sẽ thoát khỏi vòng luẩn quẩn của loại hình nhà nước "đối phó - xoay xở" hay nhà nước "cai trị" - nơi coi khai thác tài nguyên là Quốc sách.

    Họ và tên: Nguyễn Như Hạnh
    Địa chỉ: TP.HCM
    Email: nhuhanh63@gmail.com

    Bài viết rất hay, xin cảm ơn tác giả và Vietnamnet.

    Họ và tên: N.X.Đ
    Địa chỉ: Vinh Hoa, Ninh Giang
    Email: bamun1948@gail.com

    Tôi mong đất nước Việt Namthân yêu của chúng ta trở thành nhà nước kiến tạo phát triển. Rất mong các nhà hoạch định chính sách quan tâm tới ý kiến nêu trong bài báo này để đưa ra những quyết sách cho dân tộc ta tiến kịp các nước trong khu vực và trên thế giới. Những thông tin của hai bảng trên tôi nghĩ nên được xem xét vì rất chí lí.

    Họ và tên: Đồng Hoàng
    Địa chỉ: Hà nội
    Email: thehoangdong@yahoo.com

    Lâu rồi tôi mới được đọc ý kiến tâm huyết, xác đáng, khách quan như vậy. Chúc Ts sức khoẻ, có nhiều ý kiến hay hơn nữa.

    Họ và tên: Nguyễn Thanh Sang
    Địa chỉ: Tp.Hồ Chí Minh
    Email: sangsames@gmail.com

    Tôi rất cảm ơn TS.Vũ Minh Khương về bài viết thật sự khách quan, thẳng thắn và mạnh mẽ. Đặc biệt về con người trong bộ máy quản lý phải có tài và có tâm. Tôi mong sao những nhà hoạch định phát triển quan tâm về nội dung bài viết này vì nó rất sát thực và cần thiết để phát triển đúng hướng, bền vững,

    Họ và tên: Pham Long
    Địa chỉ: Ha Noi
    Email: Maximus_long@yahoo.com

    Tôi là một người rất yêu thích và ngưỡng mộ TS Khương vì sự tâm huyết và giá trị trong từng bài viết của Ông. Xin cám ơn ông về những bài viết này. Xin gửi lời chúc tốt lành nhất đến ông và những người thân. Mong rằng sẽsớm được đọc và đọc nhiều bài viết của ông hơn nữa.

    Họ và tên: Đoàn Phúc Quang
    Địa chỉ: Hà nội - Việt nam
    Email: quangdp@gmail.com

    Bài viết của TS Vũ Minh Khương rất hay, phân tích rất thẳng thắn và chính xác. Nhưng nguyên nhân nào cản trở một Quốc gia chuyển từ "Nhà nước Đối phó - Xoay sở" sang "Nhà nước kiến tạo phát triển" thì có lẽ tác giả chưa nhận thấy hoặc tránh né không muốn đưa ra. Ba yếu tố then chốt, khách quan: Đòi hỏi của người dân; Hiểm họa an ninh quốc gia; và Khan hiếm tài nguyên thiên nhiên là chính xác nhưng chưa đủ để một Quốc gia 'buộc phải lựa chon' con đường xây dựng “Nhà nước kiến tạo phát triển". Vì sao?
    Vì một Quốc gia dù có hội tụ cả ba yếu tố trên chỉ có thể làm đất nước nghèo hơn, phụ thuộc nước ngoài nhiều hơn. Nhà nước muốn thay đổi thì đòi hỏi thể chế phù hợp; có sự đồng thuận và chấp nhận hy sinh những lợi ích cá nhân hoặc lợi ích của một số nhóm vì một lợi ích trên hết đó là LỢI ÍCH DÂN TỘC.

    Họ và tên: Nguyễn Hoàng Đức
    Địa chỉ: Tân Kỳ-Nghệ An
    Email: hoangduc17t@gmail.com

    Em cũng thấy vậy. Đọc bài viết để xác định rõ hơn cả trách nhiệm của chính mình trong công cuộc phát triển chung của đất nước. Mong là sẽ được nhìn thấy tương lai một nhà nước kiến tạo phát triển. Cháu cảm ơn Tiến sĩ. Chúc Tiến sĩ sức khoẻ.

    Họ và tên: Nguyễn Văn Nam
    Địa chỉ:
    Email: shuttle304@gmail.com

    Những bài viết của TS Vũ Minh Khương đều rất sâu sắc, thể hiện tầm nhìn và khát vọng hướng tới 1 nước Việt Nam hùng cường của tác giả cũng như người dân Việt Nam. Hơn 80 triệu người con đất Việt, một dân tộc có trí tuệ và khát vọng vươn lên tại sao lại chưa hoá rồng. Hy vọng nhiều người tài sẽ đuợc trọng dụng và có cơ chế tuyển người trong cơ quan nhà nuớc môt cách công khai minh bạch. Chúc TS Khương có nhiều bài viết hay hơn nữa.

    Họ và tên: Dang Thanh Tuong
    Địa chỉ:
    Email: dthanhtuong@yahoo.com

    Tôi rất xúc động khi đọc bài viết của Ts Khương (đã đọc hai lần). Đây là điều mong ước cháy bỏng của tôi mong Việt Nam trở thành một nước Kiến tạo phát triển và nên xúc tiến ngay việc thành lập Cơ quan hoạch định chiến lược phát triển có thực quyền với những người trẻ ưu tú, dám nghĩ, dám làm

    Họ và tên: Hoàng Xuân Nhuận
    Địa chỉ: Hà Nội
    Email: marien@fmail.vnn.vn

    Tình trạng hủ bại không chỉ hiện diện trong lãnh vực quản lý hành chính mà đã lây lan rất mạnh sang lãnh vực hoạch định chiến lược phát triển. Việt Nam nhất định phải có một Nhà nước kiến tạo phát triển cho dù đã và có thể sẽ bỏ lỡ không ít cơ hội. Để khôi phục lại sự đồng thuận của dân tộc phải bằng việc xử lý tận gốc cỏ dại và mầm bệnh nội xâm như: vô trách nhiệm, lợi ích phe nhóm và tham nhũng. Nhân lực ưu tú và cơ hội thực sự không bao giờ có thể thể sinh sôi và nẩy nở trên mảnh đất nhan nhản cỏ dại và mầm bệnh. Có lẽ là đau đớn đấy, nhưng liệu còn con đường nào khác hay không?

    Họ và tên: minh luong
    Địa chỉ:
    Email: minhluong_hoang@yahoo.com.vn

    Tuyệt vời. Bài viết quá hay và xác đáng. Tôi cũng là một người học về ngành hành chính Nhà nước nhưng hôm nay mới được học hỏi những kiến thức được coi là tương đối mới và khái quát. Tôi thực sự hy vọng chúng ta nhanh chóng triển khai mô hình này để có thể thúc đẩy các mặt khác của đất nước như kinh tế, xã hôi, văn hoá và cần nhất là lòng tin của nhân dân vào Nhà nước bởi lẽ bộ máy có hoạt động tốt thì những hành động của nó mới thực sự hiệu quả. Cám ơn Tiến sĩ về bài báo và chúc ông luôn mạnh khoẻ và có đóng góp nhiều hơn cho nền hành chính nước nhà.

    Họ và tên: Nguyen Thanh Phong
    Địa chỉ: An Giang
    Email: ntphongagu1985@gmail.com

    Toi rat dong tinh va tam dac voi nhung y kien cua Tien si Khuong ve cai tam, tam nhin cua o­ng voi tuong lai va van menh dan toc. La mot nguoi dan Viet Nam, toi luon mong muon Viet Nam nhanh chong thoat khoi tinh trang tri tre, nhanh chong vung day de theo kip the gioi.

    Họ và tên: NGUYEN HUE
    Địa chỉ: TP.VINH -NGHE AN
    Email: NGUYENHUE@YAHOO.COM.VN

    Bài viết quá hay và đi vào long nguời. Tôi là một người dân bình thường như bao nhiêu người dân VN khác luôn mong muốn Đất Nước mình sẽ trở thành Nhà nước kiến tạo phát triển để sánh vai cùng các nước trong khu vực và trên thế giới. Muốn được nhu vậy thì đòi hỏi những thể chế và chính sách phù hợp, có sự đồng thuận cao. Cần loại bỏ những sâu mọt tham ô tư lợi cá nhân, phải đặt lợi ích" DÂN TỘC" là trên hết

    School@net (Theo http://tuanvietnam.net/vn/sukiennonghomnay/6956/index.aspx)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.