Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (727 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (494 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (81 bài viết)
  • Sản phẩm mới (218 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (552 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (155 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (126 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (182 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (71 bài viết)
  • Cùng Học (98 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (74 bài viết)
  • School@net 15 năm (153 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (123 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (360 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1209 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1033 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (276 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (181 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8222 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
    
     
    Giỏ hàng

    Xem giỏ hàng


    Giỏ hàng chưa có sản phẩm

     
    Bản đồ lưu lượng truy cập website
    Locations of visitors to this page
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 14
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 14
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 93371028 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Đất nước Bosnia-Herzegovina

    Ngày gửi bài: 10/06/2009
    Số lượt đọc: 5364

    Bo xna Khrơxecgôvina là một nước cộng hòa trên bán đảo Balkan ở miền đông nam Châu âu; phía tây và phía bắc giáp Croatia, phía đông và nam giáp cộng hòa Serbia và Montenegro. Trước đây là một nước cộng hòa trong thành phần của Liên bang Nam Tư, Bo xna Khrơxecgôvina tuyên bố tách ra độc lập năm 1992. Bo xna Khrơxecgôvina nằm trên một vùng rộng 51.129 km2. Thủ đô của nước này là thành phố Sarajevo.

     


    Cây cầu bắc qua sông Neretva, Mostar

    Thành phố Mostar nằm bên bờ sông Neretva, ở trung tâm của một đồng bằng có những dãy núi cao bao bọc. Năm 1566, kiến trúc sư người Thổ Nhĩ Kỳ Hajrudin đã thiết kế và xây dựng cây cầu dạng cổng hai tầng bằng đá bắc qua con sông trong thành phố. 


    Thị trấn Gorazde, Bo xna Khrơxecgôvina

    Tháng 6 năm 1993, thị trấn nhỏ Gorazde, nằm ở phía đông Bo xna Khrơxecgôvina, là một trong sáu khu vực mà Cao uỷ liên hiệp quốc cho rằng là nơi ẩn nấp an toàn cho những người Hồi giáo Bosnia trong chiến tranh Bosnia-Croatia-Serbia.


    Nhà thờ Hồi giáo, Mostar

    Năm 1463, người Thổ Nhĩ Kỹ xâm chiếm phần lớn Bosnia và đến năm 1483, họ đã chiếm đóng toàn bộ cả Herzegovina. Hai vùng lãnh thổ này trở thành một tỉnh của triều đại Ottoman trong gần 400 năm tiếp theo. Những người Ottoman sau khi chiếm đóng đã xây dựng một nhà thờ Hồi giáo rất lớn gần thành phố Mostar


    Thành phố Sarajevo, Bo xna Khrơxecgôvina

    Sarajevo là thủ đô đồng thời là thành phố lớn nhất của Bo xna Khrơxecgôvina. Thành phố này rất nổi tiếng vì nó chứa đựng những nhà thờ Hồi giáo do những người Ottoman cai trị thành phố từ năm 1400 đến năm 1878 xây dựng. Bức ảnh trên được chụp trước khi cuộc nội chiến nổ ra ở Bo xna Khrơxecgôvina năm 1992, giờ đây thành phố đã bị tàn phá nặng nề sau chiến tranh.


    Nhà thờ Orthodox ở Serbia

    Nhà thờ Orthodox ở Serbia nằm trong thành phố Sarajevo. Trong lịch sử, bán đảo Balkan giờ đây là Bo xna Khrơxecgôvina liên tục bị các thế lực nước ngoài xâm chiếm và những ảnh hưởng của họ đến văn hóa trong vùng thể hiện rất rõ. Vì vậy mà Bo xna Khrơxecgôvina là nơi có cả tôn giáo dòng Orthodox của người Serbia và người Hồi giáo.


    Thị trấn Zenica, Bo xna Khrơxecgôvina

    Trong thị trấn có một cây cầu nhiều nhịp dạng cổng bắc ngang sông Bosna. Thị trấn Zenica là một trung tâm công nghiệp nằm trong vùng núi non ở miền trung Bo xna Khrơxecgôvina.

    Lịch sử

    Gần ba thiên niên kỷ trước đây, vùng lãnh thổ mà ngày nay là Bo xna Khrơxecgôvina là một phần của vùng Illyria - là một tỉnh của La-mã trong thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên. Sau sự sụp đổ của đế chế La-mã, người Goths rồi đến người Slavs lần lượt chiếm đóng vùng này. Sau đó, nhiều quý tộc nhỏ người Slav thay nhau cai trị vùng này cho đến tận thế kỷ 12 sau Công nguyên khi Hungary biến vùng này thành một phần đất của mình. Theo thời gian, người Hungaria đã biến Bosnia thành một tỉnh nằm dưới sự cai trị của một phó vương. Phó vương Stephen Krotomanic đã mở rộng lãnh thổ Hungaria đến tận vùng Hum là Herzegovina ngày nay. Cháu Krotomanic và người kế nhiệm ông là Stephen Tvtko đã tiếp tục mở rộng đường biên giới và đến năm 1376 ông ta tự tuyên bố mình là vua Serbia và Bosnia. Vương quốc này bắt đầu tan rã sau khi vua Tvtko mất đi. Đầu thế kỷ 15, một tộc trưởng người Bosniađã đứng dậy chiếm vùng Hum và xây dựng thành Herzegovina. Năm 1463 vương quốc Ottoman lại chiếm đóng phần lớn lãnh thổ Bosnia và năm 1483 chiếm nốt lãnh thổ Herzegovina. Hai vùng lãnh thổ này trở thành các tỉnh của vương quốc Ottoman trong suốt 400 năm sau đó.

    School@net



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.