Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (727 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (494 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (81 bài viết)
  • Sản phẩm mới (218 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (552 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (155 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (126 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (182 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (71 bài viết)
  • Cùng Học (98 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (74 bài viết)
  • School@net 15 năm (153 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (123 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (360 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1209 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1033 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (276 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (181 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8222 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
    
     
    Giỏ hàng

    Xem giỏ hàng


    Giỏ hàng chưa có sản phẩm

     
    Bản đồ lưu lượng truy cập website
    Locations of visitors to this page
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 5
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 5
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 93337025 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Kỳ 2: Sai chính tả đang trầm kha

    Ngày gửi bài: 09/10/2009
    Số lượt đọc: 2745

    SGTT - Không chỉ xảy ra trong trường học, tình trạng sai chính tả hiện đã xuất hiện rất phổ biến ngoài xã hội, trên các phương tiện truyền thông, internet… và lây lan cả vào các cơ quan hành chính nhà nước.

    Đại học phải dạy lại ngữ pháp tiếng Việt!

    Giáo sư, viện sĩ Phạm Minh Hạc, nguyên bộ trưởng bộ Giáo dục và đào tạo, chủ tịch hội Cựu giáo chức Việt Nam cho biết, trong nhà trường hầu như giáo viên nào cũng thấy đau lòng trước vấn nạn học sinh viết sai chính tả ngày càng nghiêm trọng, “Học xong lớp 12 mà nhiều em viết một câu tiếng Việt không xong. Lên đại học còn phải dạy các em lại văn phạm tiếng Việt. Tôi tìm hiểu nền giáo dục nhiều nước trên thế giới đã hơn 50 năm rồi và thấy không có một nước nào mà sinh viên lại phải học lại văn phạm của tiếng mẹ đẻ cả”. Cô Nguyễn Ngọc Hà, giáo viên trường THPT Đa Phước (Bình Chánh) cho biết, không chỉ học sinh cấp ba mới: “Em không thích uống gụ (rượu – PV)…” mà trong một số cơ quan hành chính, bà từng đi liên hệ công việc cũng thường nghe: “Giấy tờ đã gồi (rồi – PV)”. “Lên đến cấp hai rồi mà nhiều em đọc chưa thông, viết chưa thạo, không phân biệt nổi chữ u và chữ n. Viết bản tự kiểm thành bản tự kỉm…”, bà Hà kể. Thầy Nguyễn Văn Hà, giảng viên trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM cho biết, mỗi lần chấm thi tuyển sinh, chấm khoảng 500 bài thì có 1/3 số bài viết sai chính tả trầm trọng. “Nhiều em viết chữ, viết câu còn tệ hơn cả học sinh cấp hai. Không viết hoa danh từ riêng, dùng dấu câu loạn xạ hoặc cả bài không có một dấu chấm…”

    PGS.TS Lê Trung Hoa, giảng viên trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM cho biết, không ít lần tham quan các khu di tích, bảo tàng, triển lãm... nhìn vào các sổ ghi cảm tưởng, ông thấy ngỡ ngàng khi nhiều người, trong đó có cả những cán bộ quản lý có chức vụ quan trọng trong các cơ quan nhà nước, vô tư viết sai chính tả: xúc động viết thành súc động, chân thành viết thành trân thành, trân trọng viết là chân trọng, nhân dịp khai trương viết thành nhân dịp khai trươn... “Thậm chí có người sắp nhận bằng thạc sĩ ngôn ngữ học mà luận văn 132 trang thì có tới 138 lỗi chính tả”, ông Hoa kể.

    Báo chí, cơ quan nhà nước cũng viết sai

    PGS.TS Đặng Ngọc Lệ, phó chủ tịch hội Ngôn ngữ học Việt Nam, chủ tịch hội Ngôn ngữ học TP.HCM cho biết, những khảo sát thực trạng về lỗi chính tả của học sinh, sinh viên và những giáo viên đi học lớp tại chức cho thấy sự vi phạm quy tắc chính tả nhìn chung vẫn khá trầm trọng. “Tôi nghĩ, hổng kiến thức về tiếng Việt không phải là nguyên nhân của sai chính tả. Nếu hổng kiến thức về tiếng Việt thì tại sao có không ít giáo viên dạy văn THCS, THPT vẫn viết sai chính tả giữa n với ng; t với c; s với x; r với gi và d; dấu hỏi, dấu ngã… Trong khi giáo viên toán THCS, THPT không viết sai, trình bày bảng đẹp”, ông Lệ nói. Cũng theo ông Lệ, trên báo chí, băng rôn tuyên truyền các chủ trương, chính sách nhà nước gần đây tình trạng viết sai chính tả cũng rất nhiều: “Doanh nghiệp công nghệ thông tin TP.HCM: Nóng nòng (nóng lòng – PV) chờ hỗ trợ”, “Ngăn ngặn (ngăn chặn – PV) tham nhũng”…

    Theo PGS.TS Lê Trung Hoa, viết sai chính tả không phải mới xảy ra mà đã xuất hiện từ lâu. “Một người ít học nếu viết sai có thể chấp nhận được nhưng một cử nhân, thạc sĩ hay cán bộ nhà nước mà viết sai chính tả, ngay cả những lỗi chính tả cơ bản thì đúng là tình trạng đáng báo động”, ông Hoa nói. Trong thời gian TP.HCM thực hiện cao điểm tuyên truyền thực hiện nếp sống văn minh đô thị, không ít lần ông Hoa thấy hỡi ôi khi đọc được những băng rôn kiểu như: Sông sâu chớ nội (lội), sẽ chia (sẻ chia), lạn lách (lạng lách)…“Khi lỡ viết sai một câu tiếng Anh nhiều người mang nặng mặc cảm dốt nát. Trong khi viết sai tiếng Việt thì họ lại xem đó không có gì. Tiếng Việt là linh hồn dân tộc Việt, văn hoá Việt. Vì vậy viết đúng, nói chuẩn tiếng Việt là việc cần làm, phải làm ngay”.

     

    bài và ảnh Trung Dũng

     

    “Thực tế thì ngôn ngữ chat đang đi vào đời sống như một thói quen và gây nên những nhầm lẫn. Không phải ai cũng hiểu ngôn ngữ chat, có hiểu cũng không dễ chấp nhận. Trong ngôn ngữ chat, người ta có thể chấp nhận những từ viết tắt theo quy ước. Tuy nhiên việc lạm dụng và biến tướng nó tới mức làm biến dạng, xấu xí ngôn ngữ, gây phản cảm hơn là thiện cảm, thì không nên”.

    Hương Giang (gianghuong_...@yahoo.com)

    “Hồi xưa khi bị ảnh hưởng của Tàu, ông cha mình đã dùng nhiều chữ Hán và bây giờ những chữ này đã thành tiếng Việt như: hiệu quả, phản cảm... Hiện nay, với xu hướng toàn cầu hoá, tiếng Anh không chỉ là ngôn ngữ của riêng dân Anh nữa mà là ngôn ngữ quốc tế, vậy tại sao chúng ta lại phê phán những người dùng tiếng Anh trong giao tiếp? Ngôn ngữ là sinh ngữ, cái gì sáng tạo mà hợp với quần chúng thì nó tồn tại, cái gì không hợp thì sẽ đào thải nên đừng quá khắt khe về cách sử dụng, nếu nó không khiếm nhã hay gây phiền phức về ngữ nghĩa”.

    Phu Quoc (phamphuquoc…@yahoo.com)

    “Tôi thấy những báo động của các thầy, các giáo sư là chính đáng. Tiếng Việt là ngôn ngữ riêng của dân tộc mình mà lại nhẫn tâm đi bôi bẩn như thế. Làm ơn trả lại sự trong sáng cho tiếng Việt!”

    Hoàng Yến (yen_...@yahoo.com)

     

    Phản hồi từ bạn đọc

    "Lỗi hệ thống" trong tiếng Việt

    Có thể thấy, nhiều trường hợp vay mượn các yếu tố tiếng nước ngoài vào tiếng Việt đều không có lí do chính đáng: Chúng không có tác dụng bổ sung những từ ngữ đang thiếu cho tiếng Việt trở nên chính xác hơn hay phong phú hơn, cũng không làm cho nó sang trọng hơn. Một điều chắc chắn rằng, sự vay mượn lộn xộn và cẩu thả các yếu tố nước ngoài đang tạo ra những biệt ngữ xã hội. Chỉ có điều những biệt ngữ xã hội đó lại đang hoạt động trong chức năng của ngôn ngữ toàn dân. Đó thật sự là một "lỗi hệ thống" trong tiếng Việt hiện nay của chúng ta. Thạc sĩ Nguyễn Thanh Hương(khoa Luật dân sự, Đại học Luật TP.HCM)

    Đừng "chế" tiếng

    Sử dụng tiếng Anh kết hợp tiếng Việt cũng được, vì tiếng Anh có đa số từ ngữ ngắn hơn tiếng Việt, nhưng xài loạn thế này thì bó tay. Ai cảm thấy tiếng Anh mình đã đủ vốn thì hãy xài, nhưng cũng phải cẩn thận nếu không sẽ bị cười vào mặt vì tội tài lanh mà ghi sai tiếng Anh, với lại đừng có “chế” tiếng Anh mới. (thanhtrung_bb@...)

    Ngôn ngữ chat không nên dùng rộng rãi

    Nói chung cái "ngôn ngữ" chat này chỉ nên dùng cho bạn cùng lứa tuổi teen, thân quen và biết nhau, thì được và chỉ dùng chơi cho vui thôi. Và với dân teen thì bảo đảm là teen sẽ hiểu bạn viết gì. Còn với những chuyện quan trọng, hay nghiêm túc thì không nên, và không nên dùng nó với người lớn tuổi, đứng tuổi, vì sẽ tạo cảm giác thiếu nghiêm túc trong chuyện hay vấn đề mình nói, và những người lớn tuổi thì sẽ có cảm giác là bạn không tôn trọng họ. và nhiều khi gây hiểu nhầm và không hiểu bạn đang viết cái gì. Ngọc Lan(lantinpl@...)

    Nói đến ngôn ngữ là phải gắn với môi trường, cộng đồng sử dụng nó, hiểu nó. Ngôn ngữ "chat" là một loại ngôn ngữ giao tiếp mới (được biến thể từ các ngôn ngữ truyền thống và có phần riêng (các emotion, ký hiệu tượng hình...) và đang liên tục phát triển bởi các chatters. Chẳng có lý do gì mà chê bai nó. Tuy nhiên nếu ai sử dụng ngôn ngữ này không đúng chỗ, đúng người thì tự lĩnh hậu quả. Võ Thế Linh (thelinh_ng@...)

    Tránh chêm tiếng nước ngoài vào tiếng Việt

    Từ căn-tin , hay cà-vẹt... là những từ mượn đã được Việt hóa và dùng quen từ rất lâu, những từ này làm giàu thêm nguồn tiếng Việt vốn rất phong phú. Thậm chí có những từ như internet hay email nếu dịch ra tiếng Việt thì chỉ thêm rắc rối. Những từ này cũng được các ngôn ngữ khác vay mượn, nhưng được bản địa hóa cách đọc. Vi rút là một ví dụ điển hình của vay mượn và bản địa hóa. Cách thức vay mượn và bản địa hóa rất phổ biến. Cái tôi phản đối là sự lai căng giữa tiếng nước ngoài và tiếng Việt. Chêm tiếng nước ngoài một cách không cần thiết vào tiếng Việt là điều nên tránh. (mynttboy@...)

    Người Việt phải giữ gìn tiếng Việt

    Người Việt dù trong nước hay ở nước ngoài đều cần giữ gìn tiếng Việt, vì đó là cái hồn của dân tộc. Không thể nào có một dân tộc Việt mà không biết nói, viết hoặc toàn nói, viết sai tiếng Việt. Bảo vệ tiếng Việt cũng là bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc. Bản sắc văn hóa Việt Nam trường tồn mãi mãi, và mỗi chúng ta có thể góp phần bằng cách cố gắng, có ý thức không viết sai tiếng Việt. Lê Võ Nguyên Đan

    Rất bực bội

    Hồi nhỏ học ở trường, tôi vẫn thường được thầy giáo kêu lên bảng để viết các bài tập chính tả. Hiếm khi tôi được 10 điểm cho bài tập chính tả. Lúc nào cũng phải vướng một hai lỗi, để được 8 - 9 điểm mà thôi. Sau này lớn lên, đọc sách nhiều, viết nhiều, và sẵn có từ điển, nên chịu khó tra cứu bất cứ lúc nào thấy nghi ngờ, nhờ vậy mà lỗi chính tả cũng giảm đi. Vậy mà thỉnh thoảng vẫn cứ bị mắc phải một vài lỗi trong tác phẩm, khi phát hiện được, rất bực bội, ấm ức... Và dĩ nhiên mình cũng ít kiên nhẫn để đọc những bài báo hay sáng tác văn thơ nào quá nhiều lỗi chính tả. Lê Minh (leminh...@yahoo.com)

    Xin đừng vô trách nhiệm

    Trong ngôn ngữ nói, và trong một hoàn cảnh nào đó thì sai chính tả khả dĩ thông cảm được; còn đi vào văn tự, để lại đời đời, xin đừng vô trách nhiệm như thế. Nhất là đừng ghi thứ ngôn ngữ sai ấy vào từ điển rồi bắt người ta theo. Tội nghiệp lắm! Phan Hòa (hoa...@gmail.com)

    School@net (Theo http://www.sgtt.com.vn/Detail55.aspx?ColumnId=55&newsid=5781)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.