Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (727 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (494 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (81 bài viết)
  • Sản phẩm mới (218 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (552 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (155 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (126 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (182 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (71 bài viết)
  • Cùng Học (98 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (74 bài viết)
  • School@net 15 năm (153 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (123 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (360 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1209 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1033 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (276 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (181 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8222 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
    
     
    Giỏ hàng

    Xem giỏ hàng


    Giỏ hàng chưa có sản phẩm

     
    Bản đồ lưu lượng truy cập website
    Locations of visitors to this page
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 7
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 7
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 93335133 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Nếu chỉ loay hoay chương trình - GD tiếp tục vào ngõ cụt

    Ngày gửi bài: 22/10/2009
    Số lượt đọc: 2939

    Đặt trong bối cảnh tư duy cũ, năng lực quản lý, chỉ đạo và tổ chức của ngành hạn chế, tiêu dùng tiền bạc của dân quá tốn kém, người ta có quyền nghi ngờ tính hiệu quả của chủ trương đổi mới chương trình (CT) , sách giáo khoa (SGK) lần này không?

    Bất luận ai trong ngành giáo dục, từ nhà nghiên cứu khoa học, quản lý GD đến người thầy trực tiếp đứng lớp, đều hiểu- chương trình là yếu tố quan trọng đầu tiên ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng GD. Cũng vì thế, động đến GD, dường như bao giờ CT cũng chịu “thân phận” đầu tiên được người ta mổ xẻ, cắt chỗ nọ, xẻo chỗ kia như đã từng diễn ra trong quá khứ, trong hiện tại và nay mai cả…tương lai.

    Cải cách GD: Luẩn quẩn hệ thống với chương trình

    Hãy thử nhìn vào các cuộc cải cách, hoặc đổi mới GD phổ thông, từ những năm 50 của thế kỷ XX đến nay để thấy vị thế quan trọng của chương trình.

    CCGD 1950: Tập trung xây dựng hệ thống GD mới, từ 12 năm (chế độ thuộc địa) chuyển sang hệ thống GD (mới) 9 năm

    CCGD 1956: Tập trung 2 nội dung

    1) Hệ thống GD: Chuyển từ 9 năm sang 10 năm.

    2) Chương trình, SGK: Chủ yếu sao chép lại từ các nước XHCN (Liên Xô cũ là chủ yếu).

    Năm 1975, có một bước ngoặt lớn- đất nước thống nhất. Quan điểm chỉ đạo của nhà nước không thể “thua chị kém em” trên thế giới về tri thức. Quan điểm đó đã chi phối và xuyên suốt toàn bộ việc viết CT, SGK cho học sinh theo kiểu càng nhiều tri thức càng tốt, và được ‘quán triệt” rõ nhất trong  xây dựng CT, SGK chuẩn bị cho cuộc CCGD mới- 1980.

    CCGD 1980: Một lần nữa vẫn chỉ tập trung vào 2 nội dung 

    1) Hệ thống GD: Lại chuyển từ 10 năm sang 12 năm.

    2) Xây dựng CT, SGK mới và “cải tiến chữ viết”.

    Nhưng đây cũng là cuộc CCGD đầy cam go. Chính cách nghĩ duy ý chí, phi thực tiễn, học càng nhiều càng tốt bất kể điều kiện tương ứng, nên CT, SGK bị các nhà trường kêu “quá tải” trước tiên. Vì thế, dù chỉ còn một năm nữa là tiến hành đổi mới GD phổ thông, năm 1999, ngành GD lại phải tập trung lực lượng mổ xẻ, “giảm tải” CT, SGK.

    Đổi mới GDPT 2000: Tập trung 2 nội dung

    1)Đổi mới CT, SGK. Tư tưởng đổi mới trong xây dựng CT còn chưa rõ, thì ngay chính trong ngành đã có sự tranh luận quyết liệt về thứ tự chữ a hay chữ e, chữ viết thường hay chữ viết hoa…

    2) Đổi mới phương pháp giảng dạy. Đây được coi là mục tiêu lớn nhất của công cuộc này. Hàng nghìn tỷ đồng vì thế được đầu tư cho thiết bị GD.

    Khác với các cuộc CCGD trước, việc xây dựng CT, SGK của công cuộc đổi mới GDPT lần này triển khai bằng vốn vay nước ngoài hàng trăm triệu USD thông qua các dự án. Nhưng cơ chế “quyền lực dự án+ tiền” rút cục cũng chỉ đưa ra được bộ CT, SGK mà khi triển khai, xã hội thấy ngay là bất ổn. 

    Đến thời điểm này có thể nói về thực chất, công cuộc đổi mới GD phổ thông với 2 mục tiêu: Đổi mới CT, SGK và đổi mới phương pháp giảng dạy đều thất bại. Hàng nghìn tỷ đống thiết bị GD “ném ra gió”. Chất lượng GD vẫn là vấn đề nhức nhối, đáng lo ngại nhất.

    Trước thực tế ấy, tại hội nghị tổng kết về CT, SGK mới đây, Bộ GD và ĐT cho biết: Từ 2010, ngành sẽ bắt tay nghiên cứu, xây dựng CTGD PT mới, áp dụng sau năm 2015, theo hướng tích hợp ở những lớp dưới, phân hóa mạnh ở những lớp trên…

    Đương nhiên, sai thì phải sửa. Đó cũng là điều cần thiết.

    Thế nhưng, một câu hỏi cần đặt ra, CT, SGK được viết với tư duy nào? Cần nói thêm rằng, trước năm 2000, khi chuẩn bị tiến hành đổi mới GDPT, ngành đã phải giảm tải CT, SGK. Năm 2000, đổi mới CT, SGK, chưa đầy chục năm sau, ngành lại tiếp tục “con đường mòn” ấy, lại sửa sai.

    Xem xét các cuộc CCGD dưới cái nhìn hệ thống, người ta giật mình, cuộc CCGD nào cũng chỉ luẩn quẩn hệ thống với CT, SGK, và do không có được các giải pháp đồng bộ, không thay đổi nổi tư duy, GD vẫn không thoát khỏi vòng kim cô khắc nghiệt: “Chất lượng yếu kém”. Để lại cho xã hội một tâm lý thường trực, phổ biến chuyển từ quan tâm lo lắng, đến bức xúc phẫn nộ.

    Đặt trong bối cảnh tư duy cũ, năng lực quản lý, chỉ đạo và tổ chức của ngành còn hạn chế, tiêu dùng tiền bạc của dân quá tốn kém, người ta có quyền nghi ngờ tính hiệu quả của chủ trương đổi mới CT, SGK lần này không?

    Tư duy mới và giải pháp tổng thể

    Vì sao ở các nước châu Á, như Sinhgapor, người ta có thể thành công, có thể phát triển và bay lên từ đôi cánh GD? Còn ở ta, bao năm qua, GD chỉ loay hoay hết hệ thống đến CT, SGK mà vẫn không ra khỏi vòng luẩn quẩn, khủng hoảng và “rối như canh hẹ”?

    Có lỗi của “hệ thống mẹ”- của cơ chế quản lý xã hội đất nước còn đầy rẫy khuyết tật.

    Nhưng không thể chối bỏ, có lỗi của chính GD- “hệ thống con” với tư duy GD xơ cứng, phát triển cũng đầy khuyết tật, vừa có “gien” của “hệ thống mẹ” vừa có sự đột biến, tạo nên ung nhọt của chính nó.

    Cái lỗi đó là tư duy GD sai lầm: Nền GD vì lợi ích của …người lớn, của người làm GD. Chính tư duy GD “tội lỗi” này chi phối các chủ trương, chính sách và kéo theo sự “nhào trộn” thành tích của người thầy tại cơ sở, tạo nên số lượng thực, chất lượng ảo.

    Liệu có cần một con đường khác?

    Ngành GD không thể không thay đổi tư duy, thay đổi triết lý GD. Đây là điều cơ bản nhất, xuyên suốt các giải pháp.

    Tư duy GD mới là gì? Chỉ xin gói gọn: “Vì lợi ích người đi học”.

    Đây không phải câu khẩu hiệu kiểu phát động phong trào. Đây chính là bản chất nhân văn cao đẹp nhất của một nền GD mà mọi chủ trương, chính sách GD nếu thật sự vì lợi ích quốc gia đều phải thấm đẫm tinh thần này, tư tưởng này.

    Với tư duy mới: “Vì lợi ích người đi học”, ngành GD không thể chỉ chạy theo, vá víu CT theo kiểu tình thế lâu nay vẫn làm, và lại sắp sửa làm, mà phải đặt chủ trương sửa đổi CT, SGK trong một tổng thể giải pháp GD có tính chiến lược và đồng bộ.

    Dũng cảm “chặt” cây cầu thi đua để tiến lên. Thi đua, với các chỉ tiêu, trường tiên tiến, lớp tiên tiến…từ lâu thực chất chỉ còn là “cây cầu” cho một số ít người làm GD tiến thân. Dưới áp lực các chỉ tiêu thi đua, người thầy trở thành “tòng phạm” nhào trộn điểm số, bán điểm, nâng điểm.

    Thay thế cho “cây cầu tiến thân”, ngành cần quyết liệt cải tiến cách đánh giá, thi cử; đưa công tác kiểm định chất lượng GD khách quan vào GD các địa phương, các trường ĐH một cách thực chất, công bằng, công bố công khai và minh bạch trước xã hội. Điều này, vừa kích thích các trường sáng tạo nhiều giải pháp chất lượng, vừa tạo ra uy tín, thương hiệu mỗi trường, mỗi địa phương.

    Đổi mới cơ chế quản lý GD, giải phóng năng lượng sáng tạo cơ sở. Đã có rất nhiều ý kiến về giải pháp này. Nhưng giải pháp này cần có mô hình, thiết chế cụ thể, không phải chỉ lý thuyết chung chung, để rồi quản lý GD, từ cơ chế xin- cho kiểu này lại núp bóng cơ chế xin- cho kiểu khác, rút cục vẫn chỉ có một số cá nhân có quyền lực, hưởng lợi.

    Nếu chỉ loay hoay vá víu CT, SGK một cách tình thế, GD sẽ chỉ tiếp tục vào ngõ cụt.

    Và không đất nước, quốc gia nào có thể thăng hoa bởi một nền GD chỉ vì lợi ích người…làm GD

    • Kỳ Duyên

    School@net (Theo http://www.tuanvietnam.net/2009-10-11-neu-chi-loay-hoay-chuo)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.