Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (727 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (494 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (81 bài viết)
  • Sản phẩm mới (218 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (552 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (155 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (126 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (182 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (71 bài viết)
  • Cùng Học (98 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (74 bài viết)
  • School@net 15 năm (153 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (123 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (360 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1209 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1033 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (276 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (181 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8222 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
    
     
    Giỏ hàng

    Xem giỏ hàng


    Giỏ hàng chưa có sản phẩm

     
    Bản đồ lưu lượng truy cập website
    Locations of visitors to this page
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 6
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 6
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 93314566 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Thay đổi hệ thống giáo dục: 12 hay 10 năm?

    Ngày gửi bài: 01/02/2010
    Số lượt đọc: 2457

    Rút ngắn 2 năm để từ 12 năm chỉ còn 10 năm là một cách ngành giáo dục tiết kiệm thời gian...Thế nhưng, trong 10 năm đó, còn phải thay đổi cách dạy và cách học, sao cho học ít đi song chất lượng lại cao lên nhiều nữa. Sao cho năng lượng chi phí bớt đi nhưng cả người dạy và người học đều giỏi lên nhiều nữa, đó mới là yêu cầu nữa của hiện đại hóa. Và đó cũng là nội dung của thay đổi hệ thống.

    Từ chuyện "đọc thông viết thạo" tiếng Việt

    Đố bạn biết: Có bao nhiêu luật chính tả ghi ngữ âm tiếng Việt?

    Câu hỏi này gây lúng túng cho không ít người. Nhiều người bị hỏi nhưng chẳng trả lời. Nhiều người không biết. Nhiều người không để ý. Nhiều người ngờ ngợ, không dám nói. Lâu nay mấy ai để ý chuyện "vặt vãnh" đó!

    Việc ghi âm tiếng Việt chỉ tuân thủ có 1 luật chính tả và 3 ngoại lệ thôi. Đơn giản quá chăng?

    Với các ngôn ngữ có biến hóa hình thái thì hễ thay nghĩa là thay cả cách ghi. Nó bắt buộc người học phải đạt tới một trình độ cú pháp nào đó thì mới viết đúng chỉnh tả. Bao lâu thì học xong cú pháp, khi chính người Pháp vẫn nói vui rằng "các ngoại lệ cú pháp tạo thành một điều luật"?!

    Học sinh nói ngôn ngữ Ấn-Âu cần học ít nhất 5 năm mới tạm "sạch" về chính tả. Người học tiếng Trung Hoa tuy chỉ cần học thuộc lòng mặt chữ là được, thế nhưng học bao lâu để nhớ và nhớ bao nhiêu nghìn chữ là đủ? Học tiếng Nhật Bản còn khó hơn nữa: Người Nhật Bản đã vào đời lúc nào cũng kè kè cuốn từ điển để tra cứu cách ghi chính tiếng mẹ đẻ của mình!

    Ấy thế mà tiếng Việt lại chỉ có một luật chính tả và ba ngoại lệ!

    Đây là luật duy nhất bao trùm tất cả: nghe thế nào, phát ra thế nào, ghi như thế. Một người Nam bộ phát âm chuẩn: [tổ] [quốc] sẽ ghi đúng là tổ quốc, còn một người phát âm sai thành [tổ] [guốc] vẫn cứ có quyền ghi là tổ guốc.

    Một người Bắc bộ phát âm chuẩn [hà] [nội] sẽ ghi đúng là Hà Nội, còn một người phát âm sai [hà] [lội] vẫn cứ có quyền ghi là Hà Lội.

    Còn khi học ở nhà trường, khi chúng ta yêu cầu và rèn luyện cho cả giáo viên lẫn học sinh phát âm đúng [tổ] [quốc] và [hà] [nội], thì mọi người đều nói đúng và ghi đúng - đơn giản vậy thôi.

    Ngoài điều luật ấy, tạm đặt tên là luật ngữ âmhoặc luật ghi theo ngữ âm, cách ghi tiếng Việt còn có ba ngoại lệ.

    Ngoại lệ thứ nhất: âm [k] đứng trước [e], [ê] và [i] thì ghi bằng con chữ k thành ke, kê, ki. Ngoại lệ thứ nhất này được áp dụng mở rộng sang ghe, ghê, ghinghe, nghê, nghi. Mở rộng ngoại lệ ghi âm [k] này sang tiếng có phần vần có âm đệm như [wa], [we], [wê], [wơ], [wy] thì được ghi bằng con chữ q và âm đệm [w] ghi bằng con chữ u và ta có qua, que, quê, quơ, quy. Dĩ nhiên, mở rộng ra, ta cũng sẽ có quan, quang, quăn, quanh ... vì đều là trường hợp âm đầu [k] đứng trước vần có âm đệm [wan], [wang], [wăn], [wanh], ...

    Ngoại lệ này chỉ cần dặn dò người học, và sau vài ba lần áp dụng tất cả học sinh lớp 1 đều thành thạo.

    Ngoại lệ thứ hai: âm [z] tùy theo nghĩa của từmà có khi ghi bằng chữ d như trong da thịt, khi ghi bằng chữ rnhư trong đi ra đi vô, khi ghi bằng chữ gi như trong gia tộc, giá trị.

    Đây là sự phân biệt rất tinh tế của các nhà ngữ âm học khi lần đầu tiên các vị đó ghi âm tiếng Việt cho chúng ta dùng như ngày nay. Đối xử với ngoại lệ ghi âm này như sau: Người lớn khi ngờ ngợ cách ghi tiếng có âm [z] thì tra từ điển, trẻ em cũng có quyền tra từ điển, và ở lớp học, cuốn "từ điển sống" sẵn đó chính là giáo viên. Khi viết đến tiếng có âm [z], ta cho trẻ em quyền hỏi giáo viên cách gi. Đơn giản vậy thôi.

    Ngoại lệ thứ ba cũng liên quan đến luật ghi theo ngữ âm, nhưng đây là ghi nguyên âm đôi [iê], [uô], [ươ]. Khi nào tiếng có âm cuối khép lại thì ghi bằng iê, uôươ, thí dụ: Điện Biên, luống cuống, tưởng tượng. Trái lại, nếu tiếng không có âm cuối, thì ghi bằng ia, ua, ưa, thí dụ: bia đá, vua chúa, lưa thưa...

    Ta nên sử dụng ưu thế học tiếng Việt đó như thế nào?

    Trước hết, cần biết cách tổ chức cho trẻ em tự phân tích ngữ âm và tự ghi âm tiếng Việt ngay từ lớp 1 theo phương pháp công nghệ giáo dục. Theo cách này, chỉ cần từ 5 đến 7 tháng là các em đọc thông viết thạo chắc chắn.

    ...Đến chuyện hệ thống giáo dục: 12 năm hay 10 năm?

    Nếu ta tiếp tục tổ chức lại việc học tiếng Việt ở các lớp trên, cũng theo phương pháp CNGD, chắc chắn ta sẽ rút ngắn được thời gian học tiếng Việt, và như vậy cũng có thể rút ngắn được thời gian học ở trường phổ thông nói chung. Lập luận một cách đơn giản: Trẻ em Việt Nam học tiếng Việt dễ hơn trẻ em các nước tiếng nước họ nhiều lần; vậy thì, hà cớ gì ta vẫn cần một hệ phổ thông kéo dài những mười hai năm như của họ?

    Nhưng, việc thay đổi hệ thống mà chỉ dựa trên lập luận về tiếng Việt như là một điều thuận lợi trời cho người Việt Nam so với tất cả các dân tộc khác, thì đó mới chỉ là một lý lẽ. Chúng ta còn cần thay đổi hệ thống giáo dục vì bản thân nó và theo cách thức phù hợp với chính nó.

    Bản thân nền giáo dục cần phải phục vụ bằng được công cuộc hiện đại hóa đất nước. Rút ngắn hai năm để từ 12 năm chỉ còn 10 năm là một cách ngành giáo dục tiết kiệm thời gian, cũng chính là một tiêu chuẩn của hiện đại hóa. Thế nhưng, trong 10 năm đó, còn phải thay đổi cách dạy và cách học, sao cho học ít đi song chất lượng lại cao lên nhiều nữa. Sao cho năng lượng chi phí bớt đi nhưng cả người dạy và người học đều giỏi lên nhiều nữa, đó mới là yêu cầu nữa của hiện đại hóa. Và đó cũng là nội dung của thay đổi hệ thống.

    Hệ thống mới trước hết phải có một bậc học làm nền tảng, bậc giáo dục phổ thông cơ sở bắt buộc cho toàn dân. Bậc học đó trong hệ thống mới nên là sáu năm. Trải qua sáu năm đầu đời sống nhà trường, một thiếu niên Việt Namphải học được phương pháp học rồi sẽ dùng cả đời. Ta sẽ gọi nhiệm vụ của bậc học cơ sở này là bậc chiếm lĩnh phương pháp. Cái "phương pháp" ở đây không phải là "cách dạy" của giáo viên; phương pháp chính là nguyên lý tồn tại của cái nội dung học.

    Bậc phổ thông cơ sở này khác với bậc tiểu học xưa. Mục tiêu của bậc tiểu học xưa cao thấp gì thì cũng chỉ là "ba R": đọc (Reading), viết (Writing), tính toán (Arithmetic). Bậc phổ thông cơ sở sẽ phải đem đến cho thiếu niên một hành trang vào đời khác hẳn: Một lối sống có lý tưởng, một tư duy lô-gich, một ngữ pháp nghệ thuật, một kỹ năng hoạt động ngôn ngữ hiện đại, một năng lực ngoại ngữ để hội nhập được với nền văn minh đương thời, một phương pháp khảo sát và nghiên cứu các môn khoa học tự nhiên và xã hội.

    Cái năng lực cơ bản được tạo ra ở bậc phổ thông cơ sở đó sẽ giúp người thiếu niên học lên bậc cao hơn theo các định hướng khác nhau: Lên bậc phổ thông hướng nghiệp và lên bậc phổ thông chuyên khoa. Ở hai bậc học này, người học sẽ có cách học tập khác hẳn: một cách học hành dụng để đi vào trường dạy nghề, và một cách học nghiên cứu để đi vào bậc đại học.

    Một sơ đồ diễn tả như sau tạm tóm tắt những điều đề xuất xoay quanh việc thay đổi hệ thống trong cuộc cải cách giáo dục sắp diễn ra - một cuộc cải cách đích thực thay vì một cuộc chữa sách giáo khoa qua loa, tàm tạm.

     Tác giả: Phạm Toàn

    School@net (Theo http://www.tuanvietnam.net/2010-02-01-thay-doi-he-thong-giao)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.