Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (727 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (494 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (81 bài viết)
  • Sản phẩm mới (218 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (552 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (155 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (126 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (182 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (71 bài viết)
  • Cùng Học (98 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (74 bài viết)
  • School@net 15 năm (153 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (123 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (360 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1209 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1033 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (276 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (181 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8222 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
    
     
    Giỏ hàng

    Xem giỏ hàng


    Giỏ hàng chưa có sản phẩm

     
    Bản đồ lưu lượng truy cập website
    Locations of visitors to this page
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 5
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 5
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 93335344 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Kém tài, háo danh nên phải sao chép!

    Ngày gửi bài: 17/03/2010
    Số lượt đọc: 2575

    Nếu sâu nhiều quá thì người ta có nên ăn bát canh đó nữa hay không và nếu ăn thì ăn như thế nào?

    LTS: Góp ý chuyên đề “Vấn nạn “luộc” sách - Đạo đức nhà giáo”, số đông bạn đọc cho rằng đạo đức học đường đang xuống cấp nghiêm trọng. Báo Pháp Luật TP.HCM xin khép lại chuyên đề này bằng bài viết của PGS-TS Nguyễn Minh Hòa.

    Trước hết, tôi chia sẻ quan điểm của GS-TS Trần Ngọc Thơ là nạn sao chép sách hiện nay là một “dịch bệnh” đáng lên án. Tuy nhiên, tôi cho rằng hiện tượng đó chỉ là cái nhọt xì ra trong một cơ thể đang ốm yếu. Do vậy, trong bài viết này tôi không đi vào trường hợp cụ thể mà muốn bàn đến nó từ khía cạnh vĩ mô và muốn nói về những cái lỗi mang tính hệ thống mà mỗi cá nhân chỉ là cái đinh ốc nhỏ bé.

    Lỗi hệ thống

    Theo quy định, muốn được phong GS, PGS thì các tiến sĩ (TS) phải có sách giáo trình. Mà giáo trình là những vấn đề khoa học rất cơ bản và thường là cổ điển liên quan đến quy luật, nguyên lý… nên chỉ có ít người uyên thâm mới viết được và phạm vi được đề cập cũng không quá rộng để cho mọi người cùng tham gia “thị phần”. Nhưng vì giáo trình là tiêu chuẩn “cứng” để xét phong học hàm nên mọi TS muốn trở thành GS, PGS đều cố sống cố chết qua được cửa ải này. Và chính từ yêu cầu này mà xuất hiện hàng trăm thợ lắp ghép, sao chép. Người thạo việc thì biết cách làm cho tác phẩm của mình có vẻ khác đi so với nguyên bản bằng cách thay đổi thứ tự các chương, thêm vào các “rằng, thì, là, mà” và sơn phết thật khéo sao cho chỗ ghép khó nhìn thấy; còn người vụng về (hoặc ngớ ngẩn) thì cứ thế mà bê nguyên si, chẳng thèm thay đổi, hay nói đúng hơn là chỉ thay đổi mỗi tên tác giả.

    Chúng ta sản xuất ra quá nhiều TS mà trong số đó có rất nhiều người thực sự dỏm (không dưới 30%) nhưng oái oăm là ở chỗ khi trót mang danh là TS mà không có cái gì trình làng thì cũng khó coi. Điều này cũng giống như những người bất tài trong làng nhạc được công chúng gán cho (hay tự gán) là “nhạc sĩ” mà không sáng tác được bài nào thì kỳ quá nên mới phải đạo nhạc. Tương tự như thế, các TS phải đạo văn mà thôi.

    Muốn chấn hưng giáo dục thì phải có nhiều người tài giỏi và đức độ

    Đạo đức nghề nghiệp xuống cấp

    Khổng Tử từng nói có hai thứ cứ dính vào tiền bạc là xã hội hỏng bét, đó là dạy người và cứu người. Ở Việt Nam, hiện nay cả hai thứ đó đúng là đang bị tiền bạc vật cho tơi tả, những mặt tiêu cực của kinh tế thị trường đang đổ bộ ào ạt vào trường học. Hiểu một cách đúng nhất thì trường đại học giống như là một nhà máy sản xuất ra các máy cái cho xã hội, do vậy nó phải là môi trường của những người tài giỏi và đức độ. Thật sự thì chúng ta có rất nhiều thầy cô mẫu mực, yêu thương học sinh, có lòng tự trọng nghề nghiệp cao, có cả đức lẫn tài năng.

    Nhưng cũng có nhiều người thật tệ. Hiện tượng mua bán bằng cấp, bán đề thi, bán điểm khống để nhận tiền, quà biếu và những bữa nhậu với hai, ba tăng không còn là chuyện hiếm. Nhiều người bảo vệ xong thạc sĩ, TS mà sợ bạc đầu đến già vì cái giá phải trả bằng tiền mặt cho mảnh bằng cao quá, học trò phải đi lễ cho thầy, vợ thầy, con thầy và cả người đã mất của nhà thầy vào mọi lúc, mọi nơi. Nhiều người thầy không giỏi nhưng lại háo danh và đã vận vào mình tất thảy những thứ nhặt nhạnh được.

    Hầu hết các luận văn tốt nghiệp đại học, luận văn thạc sĩ, TS là sao chép của nhau, chuyện đó không trách được trò, vì nói cho cùng học trò cũng là bản sao của thầy. Tệ hơn nữa thầy không chỉ sao chép của đồng nghiệp mà còn của cả học trò nữa. Thật ra đạo văn là một dạng chôm chỉa nhưng ở mức thấp, cao hơn và tinh vi hơn là ăn cắp ý tưởng và tư tưởng của người khác biến thành của mình với cách trình bày khác.

    Nhiều người có trách nhiệm cho rằng muốn chấn hưng giáo dục Việt Namthì phải có nhiều tiền, phải có yếu tố ngoại, phải có nhiều bằng cấp cao. Tất thảy đều đúng hết nhưng rồi tất thảy sẽ vô nghĩa và vô dụng nếu đạo đức học đường xuống cấp đến đáy. Làm thế nào để khắc phục tình trạng này? E là một câu hỏi khó vì xung quanh nó là cả đám dây mơ rễ má lùng nhùng.

    Ai đó sẽ nói những hiện tượng đó chỉ là số ít như những con sâu làm rầu bát canh. Nhưng đã khi nào chúng ta tự hỏi nếu sâu nhiều quá thì người ta có nên ăn bát canh đó nữa hay không và nếu ăn thì ăn như thế nào?

    NGUYỄN MINH HÒA

    Namcd (Theo http://www.phapluattp.vn/Kem-tai-hao-danh-nen-phai-sao-chep)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.