Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (727 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (494 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (81 bài viết)
  • Sản phẩm mới (218 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (552 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (155 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (126 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (182 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (71 bài viết)
  • Cùng Học (98 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (74 bài viết)
  • School@net 15 năm (153 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (123 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (360 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1209 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1033 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (276 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (181 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8222 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
    
     
    Giỏ hàng

    Xem giỏ hàng


    Giỏ hàng chưa có sản phẩm

     
    Bản đồ lưu lượng truy cập website
    Locations of visitors to this page
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 8
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 8
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 93334405 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Trời ơi! Nếu thầy em không được chọn là thần tượng giáo dục

    Ngày gửi bài: 13/04/2010
    Số lượt đọc: 2563

    "Khi biết có thể có giải thưởng này, điều em nghĩ đến đầu tiên là những thầy cô không được bình chọn sẽ cảm thấy thế nào?" - Một học sinh chia sẻ. Khi đi tiếp xúc thực tế để hỏi học sinh câu chuyện em sẽ bình chọn"nhà giáo được học sinh yêu quý nhất" ra sao, có nhiều chi tiết làm chúng tôi ấn tượng.

    Các bé lớp 1, lớp 2 khi được hỏi đều kể tên ’con thích thầy cô này nhất" nhưng không nói được tại sao.

    Có học sinh lớp 7 bầu cho thầy giáo yêu thích nhất vì "thầy ấy ném phấn cực siêu".

    Còn trên diễn đàn một trường chuyên cấp 3 ở phía Bắc, "cuộc lên ngôi danh sách thầy cô được "vốt" (vote - bình chọn) nhích dần từng phần trăm một vì tỉ lệ rải đều cho khoảng 20 thầy cô có tên, mà người tạm đứng cao nhất là thầy hiệu phó với hơn 9% phiếu bầu o­nline.

    Trong những cuộc tiếp xúc đó, chúng tôi gặp một học sinh lớp 10 với suy nghĩ đáng ngạc nhiên về câu chuyện này. Bạn bày tỏ:

    "Người lớn luôn cùng nhau ngồi bàn về chuyện học của chúng em, từ nội dung chương trình đến bộ quần áo đang mặc mỗi khi đến trường. Em hiểu rằng, điều đó thể hiện cả gia đình, xã hội và nhà trường chăm lo cho chúng em từng nhu cầu nhỏ nhất. Nhưng trên những bàn tròn ấy, chúng em lại ít khi được ngồi để chia sẻ những gì mình nghĩ. Và chuyện bình chọn “Nhà giáo được học sinh yêu thích nhất” cũng tương tự như vậy.

    Dưới đây, VietNamNet giới thiệu ý kiến của bạn học sinh này.

    Bình chọn đổi tên

    Chúng em vẫn thường hay bình chọn trên tivi, trên đài cho những ca sỹ mà mình yêu thích. Và giải thưởng dành cho ca sỹ được yêu thích đó cũng khiến chúng em cảm thấy hạnh phúc, vì người mình hâm mộ đăng quang.

    Nhưng sao, với một giải thưởng dành cho nhà giáo, những người mà mỗi ngày chúng em tiếp xúc nhiều nhất, yêu và không yêu, thích và không thích thì chúng em là những người rõ hơn ai hết, mà hội động chấm giải lại không phải là chúng em? Lẽ ra, chúng em phải là những vị giám khảo chính chứ?

    Có lẽ, Bộ GD-ĐT cũng có cái lý riêng của mình khi không để học sinh “cầm trịch”. Nhưng nếu vậy thì bản chất giải thưởng đã thay đổi rồi.Giải thưởng nên được thay lại tên là: “Nhà giáo được đồng nghiệp yêu quý nhất” hoặc một cái tên gì đó phù hợp với những người xét duyệt. Vì yêu thích mang ý nghĩa cá nhân rất rõ, nhưng lại không do những cá nhân học sinh bình chọn, thì đâu còn là giải thưởng mang tên của họ nữa?

    Thực ra, em muốn chia sẻ ý kiến của một học sinh về chủ trương này, khi mà lần đầu tiên, em thấy có một giải thưởng mới mẻ như thế trong môi trường học đường của chúng em.

    Em đã tự hỏi, phải chăng ngành giáo dục muốn xây dựng những “thần tượng giáo dục” cho chúng em noi theo? Giống như sân khấu ca nhạc có những ca sỹ khiến cho bao fan hâm mộ điên đảo? Ở sân khấu ca nhạc đó, chúng em cũng có lý do để yêu thích ca sỹ của mình.

    Còn ở trong nhà trường, liệu những lý do khiến chúng em yêu quý một thầy cô nào đó đã được tìm hiểu chưa?

    Vậy em xin chia sẻ những suy nghĩ của thế giới chúng em, thế giới học trò có muôn vàn điều bất ngờ thú vị mà không phải phụ huynh nào cũng biết. Ở thế giới của chúng em, thầy cô luôn là một phần không thể thiếu!

    ’Sẽ chấm thầy chữa bên

    Nếu nói về tiêu chí để được “yêu thích”, ai cũng nghĩ nó mang tính chất tình cảm là chính!

    Nhưng “yêu thích” thầy cô lại khác! Chúng em lại dùng chính lý trí để nói lên sự yêu thích của mình. Và đương nhiên, là học trò ai cũng thích mình học giỏi, cho dù đó là những học sinh hư hay nghịch ngợm thì phần đông các bạn ấy cũng thích mình học giỏi. Vậy nên, người thầy được chúng em yêu thích trước hết là một người thầy giỏi!

    Người lớn thường không tin tưởng khi để học sinh đánh giá thầy cô của mình, vì cho rằng chúng em chưa đủ trình độ.

    Nhưng thực ra, học sinh chúng em vẫn hàng ngày “đánh giá” về thầy cô. Và việc lựa chọn một thầy cô nào đó để học thêm, để ôn luyện thi đại học chẳng hạn, chúng em thường “mách nước” cho nhau rằng thầy cô này dạy tốt, phù hợp hoặc hay lắm, chứ rất ít khi chúng em nghe từ một kênh khác. Vì ai cũng nghĩ rằng, có học thì mới biết thầy cô dạy có phù hợp với cái mình cần học hay không.

    Chúng em đã “đánh giá” về thầy cô từ khi mới bước chân vào mẫu giáo, lớp 1. Và bây giờ, các em của em cũng vậy.

    Đứa em nhỏ của em năm nay mới học lớp 2, nhưng về nhà, kể chuyện trường học, nó khoe: “Cô của em dạy hay lắm, cô giảng bài dễ hiểu, cô dạy em nhiều thứ lắm, cô dạy hát hay, cô dạy múa đẹp!”

    "Cái chuẩn" của chúng em bây giờ không chỉ là thầy cô giảng bài dễ hiểu, kiến thức sâu rộng nữa mà chúng em yêu thích cái chuẩn mới được bổ sung thêm điều: bài giảng của thầy cô nên có thêm nhiều kiến thức thực tế mới mẻ, cập nhật.

    Và nhất là, thầy cô giỏi luôn thấy mình đúng, nhưng hãy tôn trọng cái đúng của chúng em, đó là khi chúng em có ý kiến riêng cho một bài văn, cách làm riêng cho một bài toán, không giống y như thầy cô đã dạy, thầy cô sẽ không nói rằng: “các em không được nghĩ thế”, “các em không được làm thế”.

    Những thầy cô như thế sẽ khiến chúng em vừa yêu quý, vừa nể phục! Chúng em thấy mình được tôn trọng, được đối xử bình đẳng, được “ghi nhận” về công lao. Từ đó, chúng em tự tin hơn, có động lực để học hỏi, tìm tòi và sáng tạo theo suy nghĩ của riêng mình. Thầy cô là những người khơi những nguồn chưa ai khơi và củng cố niềm tin vào bản thân.

    Chúng em yêu những giờ học sôi động, vui vẻ, cô và trò cùng tranh luận, cùng soi sáng kiến thức bằng nhiều ý kiến, kể cả đúng hay sai. Và với những gìơ học như thế hẳn thầy cô sẽ không lo tìm cách chống buồn ngủ cho chúng em, mà chỉ mang kiến thức sâu rộng ra để đáp ứng niềm ham học hỏi của học trò. "Mỗi ngày đến trường sẽ là một ngày vui!".

    Yêu thầy nghiêm khắc

    Cô em gái lớp 2 của em vẫn thường khoe: “Cô của em hiền lắm, cô không hay mắng mỏ, cô thương em như con, cô nhiệt tình chỉ bảo”.

    Có hôm, trong lớp, bé có một bạn bị ốm, và về nhà, bé lại tiếp tục khoe cô: “Cô đưa bạn ấy xuống phòng y tế, cô dỗ bạn ấy không khóc, và mỗi tiết ra chơi, cô lại xuống chăm bạn ấy!”.

    Câu chuyện về một việc làm thường ngày của các cô giáo tiểu học mà bé coi như bảo bối, kể với niềm tự hào như trên đời, cô giáo của bé là tuyệt với nhất.

    Em thầm nghĩ, đối với thế giới chúng em, một cử chỉ yêu thương, quan tâm của thầy cô cũng đã đủ để ghi dấu trong chúng em một tình cảm sâu sắc!

    Cô bạn em xa mái trường cấp 2 hơn một năm. Vậy nhưng, mỗi khi kể về cô giáo chủ nhiệm suốt 4 năm, mắt bạn ấy vẫn ngấn nước vì xúc động.

    Cô giáo của bạn em không còn trẻ trung, nhưng cô phải đứng ra chủ nhiệm một lớp học có nhiều học sinh cá biệt, học sinh hư, học sinh đúp dồn vào. Vậy nhưng, cô luôn hiền từ như một người mẹ, không bao giờ la mắng, chỉ ân cần khuyên nhủ.

    Có nhiều lần, cô phải rơi nước mắt vì bất lực, vì thương những học sinh có hoàn cảnh nghèo khó. Có bạn tiến bộ, nhưng có bạn chẳng thay đổi gì. Nhưng tất cả đều yêu quý cô, thương cô. Cô vẫn kiên trì chủ nhiệm cho đến hết 4 năm, nhiều bạn được cô miễn tiền học thêm, các khoản tiền đóng phí trong trường khác. Cho đến bây giờ, bạn em vẫn nói, đó là niềm hạnh phúc vì được làm học trò của cô!

    Thầy cô vẫn thường sợ rằng, nếu nghiêm khắc sẽ bị chúng em ghét. Nhưng thực ra, từ trong sâu thẳm, chúng em vẫn ngầm “bỏ phiếu” chủa mình cho những người thầy, người cô nghiêm khắc với chúng em. Bởi vì, chúng em yên tâm về việc học của mình hơn!

    Cô em gái nhỏ của em còn ghi công “em thích cô thường giữ cho lớp trật tự” và cũng có lần “chê” cô giáo mà nó vẫn hết lời ca ngợi: “cô hiền quá nên nhiều lúc các bạn vẫn tái phạm lỗi!”.

    Em thích thầy cô vừa dạy giỏi, lại quan tâm giúp đỡ và tâm lý với chúng em. Cả hai cái chuẩn đó không thể thiếu cái nào được!

    Chúng em cũng lo lắng cho thầy cô

    Khi biết có thể có giải thưởng này, điều em nghĩ đến đầu tiên là những thầy cô không được bình chọn sẽ cảm thấy thế nào?

    Cũng như ca sỹ em bình chọn không trúng giải thưởng được khán gải yêu thích nhất, em cũng sẽ rất buồn nếu thầy cô em yêu thích không được giải thưởng. Nhưng em sợ thầy cô buồn hơn, và suy nghĩ nhiều về những gì mình làm nữa!

    Bởi thực ra em thấy, các thầy cô cũng đã cố gắng rất nhiều, cố gắng để chúng em hiểu bài, cố gắng gần gũi chúng em. Thế nhưng nhiều lúc, chúng em làm thầy cô rất buồn, thậm chí bị tổn thương vì cái nong cạn của tuổi ăn chưa no, lo chưa tới của mình!

    Và chính chúng em không chủ động gần gũi, chủ động học hỏi ở thầy cô, khiến trường học và thầy cô trở thành không thân thiện!

    Em nghĩ rằng, danh hiệu đó không đủ để bao quát tất cả tình cảm của chúng em dành cho thầy cô, nó chỉ có ý nghĩa với một số người, còn với chúng em, thầy cô được yêu quý trong lòng mới là thần tượng giáo dục đích thực.

    Em tin rằng, thầy cô được yêu quý thể hiện rất rõ trong thực tế, bởi lúc nào học trò cũng sẽ vây quanh bằng những tình cảm trong sáng nhất mà không cần đến bảng xếp hạng.

    • Nguyễn Hường (Ghi)

    School@net (Theo http://www.vietnamnet.vn/giaoduc/201004/Tam-su-giat-minh-cua)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.