Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (727 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (494 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (81 bài viết)
  • Sản phẩm mới (218 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (552 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (155 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (126 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (182 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (71 bài viết)
  • Cùng Học (98 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (74 bài viết)
  • School@net 15 năm (153 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (123 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (360 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1209 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1033 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (276 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (181 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8222 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
    
     
    Giỏ hàng

    Xem giỏ hàng


    Giỏ hàng chưa có sản phẩm

     
    Bản đồ lưu lượng truy cập website
    Locations of visitors to this page
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 12
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 12
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 93344843 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    “Chống tham nhũng trong giáo dục - có muốn làm thật không?”

    Ngày gửi bài: 05/06/2010
    Số lượt đọc: 4658

    Tác giả: Mai Lan (Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần) http://www.tuanvietnam.net/2010-06-05-chong-tham-nhung-trong-giao-duc-co-muon-lam-that-khong-

    Ở đâu có cơ chế xin - cho, ở đó phát sinh và phát triển tham nhũng; Nghiêm trọng, nguy hiểm hơn nữa khi xã hội coi những hành vi tham nhũng trở nên bình thường. Rối loạn hết mọi thang giá trị. Rối loạn nhân cách lớp trẻ tương lai; Người tử tế trong giáo dục còn nhiều lắm, nhưng hiện nay họ không có được sự ủng hộ mà họ xứng đáng nhận được từ công luận cũng như Nhà nước - TS. Bùi Trân Phượng chia sẻ.

    LTS: Xung quanh vấn đề khá nhạy cảm là tham nhũng trong giáo dục, để rộng đường dư luận, Gặp gỡ & Đối thoại giới thiệu cuộc trò chuyện của TS Bùi Trân Phương, Hiệu trưởng Trường đại học Hoa Sen và Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần. Phóng viên: Thưa, bà có sẵn lòng cùng chúng tôi bàn luận về một vấn đề khá nhạy cảm: "Tham nhũng trong giáo dục"? TS. Bùi Trân Phượng: Tôi nghĩ, nếu đặt vấn đề trên tinh thần yêu nước, vì sự phát triển tri thức của cả một thế hệ trẻ, có gì chúng ta phải ngại ngùng.

    Vấn nạn đã đến mức nghiêm trọng!

    Vâng. Chúng tôi xin bắt đầu câu chuyện bằng một nghiên cứu về "tham nhũng trong giáo dục" của các nước thuộc nhóm Utstein (gồm Anh, Canada, Đức, Hà Lan, Na Uy, Thụy Điển), đã gọi nạn chạy trường, chạy lớp, học thêm, xin điểm, mua đề thi... là tham nhũng. Là người trong ngành giáo dục, theo bà các "tội danh" trên của giáo dục Việt Nam ở mức độ nào?

    Tôi không đánh giá được mức độ theo nghĩa số tiền. Vì, vừa qua Ủy ban Phòng chống Tham nhũng Trung ương, và một tổ chức của Thụy Điển đã mở một cuộc điều tra trong phụ huynh học sinh, ai cũng thừa nhận là có tham gia ít nhiều vào các "tội danh" trên, nhưng không ai chịu nói mức độ "cúng" là bao nhiêu. Song, tôi thấy những vấn nạn trên là cực kỳ nghiêm trọng. Bởi lẽ, mức độ phổ quát lớn, đa phần ai có con đi học đều dính líu; các vấn nạn trên, có vẻ trở nên bình thường trong xã hội, đến mức người ta không cảm nhận được mình đang tham gia vào việc tham nhũng; và cũng không ai dám nói sự thật.

    Tôi nhấn mạnh: muốn chống tham những trong giáo dục, phải phi thiêng liêng hóa giáo dục.

    Bà có thể giải thích rõ hơn cụm từ "phi thiêng liêng hóa giáo dục"?

    Chúng ta hay nói ra rả về truyền thống "tôn sư trọng đạo". Bây giờ nên bớt thiêng liêng hóa truyền thống này. Bởi, bây giờ người ta chỉ hay bày tỏ "tôn sư" bằng hình thức quà cáp, chạy chọt, học thêm..., chứ không hiểu suy nghĩ thật của học trò về thầy cô giáo của chúng, kinh khủng lắm. Hằng ngày các em đối diện với sự thật "tầm thường" trong quan hệ thầy - trò, các em sẽ bị rối loạn trong nhận thức giữa cái hư ảo và thực tế. Gia đình tôi cũng 5, 6 đời làm giáo dục. Tôi hiểu, rất nhiều giáo viên đáng kính trọng, nhưng trong cái nhiễu nhương hôm nay họ bị trộn lẫn, bị mờ khuất, đau lòng lắm. Việc thể hiện tình nghĩa thầy trò, dù chỉ bằng một món quà dễ "lập lờ đánh lận con đen" giữa sự kính trọng biết ơn thật với sự hối lộ. Thế giới không ai kính trọng thầy cô giáo kiểu như mình cả.

    Tức là, bà cho rằng tham nhũng trong giáo dục Việt Nam là có thật, và nó ngày càng trở nên tinh vi hơn?

    Tham nhũng có trong hầu hết các ngành, tại sao giáo dục lại miễn nhiễm? Nguyên nhân cơ bản, bắt nguồn từ cơ chế xin - cho. Nếu nói quyền đi học là quyền trẻ em, song thực tế không phải vậy. Chúng ta phải cung ứng cho các em các trường có chất lượng đồng đều - tôi nhấn mạnh - ở mọi địa phương. Chí ít, phải phấn đấu để chất lượng giáo dục (và chi phí, nếu có) ở các trường phổ thông công lập là tương đối đồng đều nhất có thể; nền giáo dục lành mạnh nào cũng phải nhằm tạo tối đa công bằng cơ hội học tập cho dân, vì lợi ích của cả cộng đồng. Song, giáo dục phổ thông đã sai lầm, nhất là ở TP. Hồ Chí Minh, cố tình có trường hay trường dở, cố tình có lớp chọn lớp chuyên, trách gì phụ huynh không phải chạy trường. Chính cơ chế tạo ra tham nhũng. Khi con tôi bắt đầu vô cấp 1 trường công, giáo viên đưa một biểu mẫu hỏi thăm dò hoàn cảnh phụ huynh, nào là con thứ mấy...

    Tôi vui lắm, vì ngỡ nhà trường quan tâm đến từng học sinh. Cuối biểu mẫu là câu hỏi: Phụ huynh có thể đóng góp gì cho trường? Tôi hớn hở ghi vào: hứa tham gia cùng trường dạy con học tốt. Con nộp cho cô, cô nói tôi ghi sai ý, thiếu ý rồi. Đóng góp này là... vật chất mà. Tôi chống lại xu thế này không hề dễ chịu chút nào, con tôi đã phải chịu áp lực lớn. Ngay trong Trường đại học Hoa Sen này, tôi bảo đảm sự trung thực, ai sai sẽ bị xử lý, nhưng tôi cũng biết giữ được kỷ luật này là cực khó, khi xã hội tràn lan điều tệ hại.

    Đâu có cơ chế xin - cho, đó có tham nhũng!

    Trong những năm gần đây, học phí các trường liên tục tăng, thế nhưng có vẻ sự chuyển biến không rõ nét. Cụ thể Bộ GD-ĐT vừa kiểm định chất lượng 20 trường đại học top đầu Việt Nam và "không có đại học nào đạt chất lượng". Theo nghiên cứu của các nước Utstein, "Nếu ngân sách giáo dục tăng, mà xã hội, trước hết là học sinh - giáo viên không được hưởng trực tiếp thì sẽ là thất thoát, tham nhũng". Có mối liên hệ nào giữa thực trạng Việt Nam và nhận định trên?

    Tôi hiểu cảm nhận đó của xã hội. Tôi cũng không đồng ý với chất lượng giáo dục hiện nay. Nhưng, tôi không hoàn toàn đồng ý đánh giá: tiền tăng, chất lượng không tăng. Cơ sở vật chất trường lớp những năm sau này khá hơn chứ. Điều đó, cách nào đó cũng giúp phần nào cho chất lượng dạy học. Còn Nhà nước, nhân dân đầu tư bao nhiêu cho giáo dục, ai đó có "ăn" không, mức độ nào, tôi không biết được.

    Một câu hỏi tế nhị: Vừa qua, hàng loạt đại học tư mở ra, với những "nhếch nhác" về cơ sở vật chất cũng như chất lượng giảng dạy. Dư luận xã hội đặt ra nhiều nghi vấn: có hay không "nạn đút lót" để mở trường. Bà nghĩ sao?

    Tôi trả lời không cần dè dặt: ở đâu có cơ chế xin - cho, ở đó phát sinh và phát triển tham nhũng. Chừng mực nào đó, xã hội kinh hoàng với nghi vấn "anh mở trường chắc phải đút lót". Ủa, ngành nào mà không phải đút lót. Xin chỗ học cho con, còn phải hối lộ, huống chi... Công luận chỉ cần quan sát thì khắc hiểu tại sao có những nghịch lý như "ba không" (không trường, không thầy, và cả... không trò, vì một số trường được cấp chỉ tiêu mà có tuyển sinh được đâu!) vẫn được cấp phép. Mình phải hiểu "phận" làm dân! Muốn chống tham nhũng phải sửa từ cơ chế, đi tra gạn người dân thì có giải quyết được gì.

    Tham nhũng trong giáo dục sẽ dẫn tới nhiều hệ lụy: dân nghèo bỏ học, chất lượng giảng dạy thấp, làm sâu thêm bất bình đẳng giàu - nghèo, một xã hội không còn dựa trên cơ sở tài năng... Những nội dung này, tùy mức độ đều có tại Việt Nam, phải không thưa bà?

    Đúng. Và nghiêm trọng, nguy hiểm hơn nữa khi xã hội coi những hành vi tham nhũng trở nên bình thường. Rối loạn hết mọi thang giá trị. Rối loạn nhân cách lớp trẻ tương lai.

    Người làm giáo dục tử tế còn nhiều lắm

    Nguyên nhân của vấn nạn tham nhũng trong giáo dục?

    Như tôi nói ở trên, do cơ chế xin - cho, do chính sách sai lầm trong giáo dục. Giáo dục phổ thông phải đem lại tri thức đồng đều cho mọi học sinh, nhưng chúng ta đã kéo dài thời gian quá lâu tình trạng chất lượng trường này hơn trường kia, với lập luận: nhu cầu của phụ huynh học sinh và sự đóng góp của họ.

    Nghiên cứu của nhóm nước Utstein đã chỉ ra rằng: nguyên nhân đưa tới tham nhũng trong giáo dục thuộc về sự thiếu năng lực (bất tài) của các tác nhân chủ chốt (lãnh đạo) và sự không thích hợp của hệ thống giáo dục. Bà nghĩ sao về nhận định này?

    Tôi đồng ý.

    School@net



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.