Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (727 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (494 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (81 bài viết)
  • Sản phẩm mới (218 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (552 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (155 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (126 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (182 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (71 bài viết)
  • Cùng Học (98 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (74 bài viết)
  • School@net 15 năm (153 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (123 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (360 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1209 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1033 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (276 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (181 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8222 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
    
     
    Giỏ hàng

    Xem giỏ hàng


    Giỏ hàng chưa có sản phẩm

     
    Bản đồ lưu lượng truy cập website
    Locations of visitors to this page
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 12
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 12
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 93346750 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Tìm hiểu Vật lý trong thế giới sinh vật (tiếp)

    Ngày gửi bài: 17/08/2010
    Số lượt đọc: 4899

    21. Người ta đã xác định được là cá heo bơi rất nhanh, ví dụ: trong 10 giây chúng bơi được 100 m. Qua tính toán thấy tỷ khối của nước lớn gấp 800 lần tỷ khối không khí. Giải thích thế nào về sự bơi nhanh của cá heo?

    - Từ lâu nhiều người đã cố gắng tìm hiểu tại sao cá heo và cá voi lại bơi được nhanh, nhưng chỉ gần đây mới xác định được là vận tốc của các loài này phụ thuộc vào hình dạng cơ thể của chúng. Các chuyên gia đóng tàu sau khi nghiên cứu đã tiến hành đóng một con tàu vượt đại dương có dạng không giống hình con dao, như hình dáng các con tàu hiện đại thường có, mà trông nó giống con cá voi. Chiếc tàu loại mới này đỡ tốn kém hơn, công suất của động cơ giảm 25%, nhưng vận tốc và trọng tải lại bằng các tàu bình thường.

    Ngoài ra, vận tốc của những con vật này còn phụ thuộc vào lớp da của chúng. Lớp da ngoài rất dày và đàn hồi (mức đàn hồi không kém loại cao su tốt nhất), gắn với một lớp khác có nhiều mũi lồi nằm lọt vào những hốc của lớp da ngoài, và da cá heo trở thành đàn hồi nhiều hơn.

    Khi vận tốc tăng lên đột ngột, trên lớp da của cá heo xuất hiện "những nếp nhăn vận tốc" và "dòng chảy tầng" (dòng chảy các lớp nước), không biến thành dòng xoắn (lộn xộn). Sóng chạy trên da cá heo sẽ làm cho dòng xoáy tắt.


    22. Như mọi người đều biết, một số loài chim khi di cư xa đã bay thành từng chuỗi hay từng đàn có hình góc nhọn. Nguyên nhân gì lại sắp xếp như thế?

    - Con chim khoẻ nhất sẽ bay trước. Không khí trườn quanh thân chim, giống như nước biển trườn quanh mũi và sống tàu. Điều này giải thích rõ tại sao đàn chim lại xếp thành góc nhọn khi bay. Trong giới hạn của góc này các con chim trong đàn bay được dễ dàng về phía trước. Theo bản năng, chúng đoán được những lực cản nhỏ nhất, và chúng cảm thấy ngay là mỗi con có bay đúng vị trí hay không so với con chim đầu đàn. Ngoài ra, sự sắp xếp của chim thành một dây xích còn được giải thích bằng một nguyên nhân quan trọng nữa. Sự vỗ cánh của con chim đi đầu tạo nên một sóng không khí, sóng này mang theo năng lượng và làm cho đôi cánh của những con chim yếu nhất, thường bay ở phía sau, vận động dễ dàng hơn. Chính vì thế mà chim bay thành từng đàn hoặc từng chuỗi, gắn với nhau chặt chẽ bằng sóng không khí và hoạt động của những cánh chim tạo ra sự cộng hưởng. Điều này được xác nhận như sau: nếu nối liền bằng một đường tưởng tượng các phần chót của cánh chim trong một thời điểm nhất định thì ta có một đường hình sin.


    23. Tại sao cá măng bơi trong nước nhanh hơn nhiều so với các loài cá khác?

    - Hình dạng thuôn nhọn của đầu cá măng ít bị lực cản của nước, vì vậy cá măng bơi rất nhanh.


    24. Màng bơi ở chân vịt hay ngỗng có tác dụng gì?

    - Muốn chuyển dịch được nhanh về phía trước, cần phải đẩy lại phía sau một lượng lớn nước, do đó các chi bơi hầu như bao giờ cũng rộng và phẳng. Khi chân chuyển động về phía trước thì màng bơi bị uốn cong, nên chân chịu một lực cản nhỏ. Khi chân chuyển động về phía sau thì con vật dang rộng bàn chân để đẩy đủ nước và do đó tiến nhanh lên phía trước.


    25. Giẫm lên hạt đậu Hà Lan khô người ta có thể bị trượt ngã. Tại sao?

    - Ma sát tạo điều kiện cho sự chuyển dịch của con người. Hạt đậu khô, giống như hòn bi, làm giảm sự ma sát giữa chân người và điểm tựa.


    26. Về mùa thu, đôi khi người ta treo một tấm biển: "Cẩn thận! Có lá rụng" ở chỗ có đường xe điện chạy bên các vườn cây và công viên. Ý nghĩa của việc báo trước này là thế nào?

    - Những chiếc lá khô rụng xuống đường ray làm giảm ma sát, vì vậy khi đã hãm phanh, toa xe điện có thể còn trôi một đoạn đường dài nữa.


    27. Tại sao về mùa hè gió mạnh thường làm gãy nhiều cây hơn về mùa đông?

    - Mùa hè cây cối xum xuê. Lá làm tăng đáng kể diện tích tán cây, nên lực tác động của gió lên cây cũng tăng lên đáng kể.


    28. Tại sao lúa kiều mạch ít bị gió làm hư hại và hầu như không khi nào dập gãy hoặc đổ rạp xuống?

    - Bông lúa kiều mạch có tư thế này là để cho lúa có một lực cản gió bé nhất, các bông lúa quay theo chiều gió và hướng gốc về phía gió.


    29. Mầm cây ngô cần một lực bằng bao nhiêu để chui được lên mặt đất?

    - Chiếc mầm xinh xắn phải chịu lực cản lớn nhất ở gần lớp đất phủ. Muốn xuyên thủng lớp đất này, mầm cây cần tạo ra một lực bằng 2,5N.


    30. Tại sao sự vung tay, do vận động viên thực hiện lúc nhảy, làm tăng thêm độ cao và độ dài bước nhảy?

    - Vung tay đã truyền cho cơ thể một vận tốc phụ, góp phần đưa toàn bộ vận tốc của nhà thể thao tăng lên.

    Schoolnet (Theo vietsciences)



    Bài viết liên quan:
    Tìm hiểu Vật lý trong thế giới sinh vật (tiếp) (01/09/2010)
    Tìm hiểu Vật lý trong thế giới sinh vật (tiếp) (31/08/2010)
    Tìm hiểu Vật lý trong thế giới sinh vật (tiếp) (30/08/2010)
    Tìm hiểu Vật lý trong thế giới sinh vật (tiếp) (28/08/2010)
    Tìm hiểu Vật lý trong thế giới sinh vật (tiếp) (27/08/2010)
    Tìm hiểu Vật lý trong thế giới sinh vật (tiếp) (26/08/2010)
    Tìm hiểu Vật lý trong thế giới sinh vật (tiếp) (25/08/2010)
    Tìm hiểu Vật lý trong thế giới sinh vật (tiếp) (23/08/2010)
    Tìm hiểu Vật lý trong thế giới sinh vật (tiếp) (19/08/2010)
    Tìm hiểu Vật lý trong thế giới sinh vật (tiếp) (18/08/2010)

     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.