Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (727 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (494 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (81 bài viết)
  • Sản phẩm mới (218 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (552 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (155 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (126 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (182 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (71 bài viết)
  • Cùng Học (98 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (74 bài viết)
  • School@net 15 năm (153 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (123 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (360 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1209 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1033 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (276 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (181 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8222 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
    
     
    Giỏ hàng

    Xem giỏ hàng


    Giỏ hàng chưa có sản phẩm

     
    Bản đồ lưu lượng truy cập website
    Locations of visitors to this page
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 4
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 4
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 93328010 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Giáo dục Việt Nam nhìn từ ngã tư... Bảy Hiền (kỳ 4)

    Ngày gửi bài: 18/08/2010
    Số lượt đọc: 2982

    Trong hơn 20 năm qua, không thể nói gì khác là sự đi xuống đáng kể của nền giáo dục nước nhà. Bên cạnh các hệ quả khác, nó để lại một hậu quả lãng phí cực kỳ lớn.

    Xin nêu hai ví dụ:
    Khó có thể tìm ra một học sinh sau khi tốt nghiệp phổ thông, khi tham gia một giao lưu quốc tế mà nói và nghe được tiếng Anh mặc dù, phần lớn các em đã được học 6 năm trời đằng đẵng môn học này với tần xuất mỗi tuần năm sáu tiết học (có nơi các cháu phải học từ lớp 1, ở tp HCM còn có nơi khi tổ chức “thi tuyển” vào lớp 1 có xét đến cả năng khiếu học ngoại ngữ!). Tổng số giờ học môn ngoại ngữ này cao hơn số giờ học toàn bộ chương trình từ ABC đến khi nghe nói viết thành thục ngoại ngữ của một trường ngoại ngữ danh tiếng ở quận 12 là trường Saigontech có liên kết với một đại học ở Hoa Kỳ. Số tiền của nhà nước đầu tư từ khâu tạo nguồn giáo viên đến lương bổng giáo viên cho môn học này trên phạm vi cả nước, ở khung thời gian 20 năm qua, không ít hơn hàng ngàn tỷ đồng. (ở Philippin, Ấn Độ, học sinh học đến cỡ PTCS của ta là có thể nói sõi bằng tiếng Anh được rồi).
    Một ví dụ khác ở khu vực giáo dục thể chất: Hơn 12 năm học phổ thông, các em được học gần 600 tiết học thể dục. Nguồn tiền bạc cho “đầu vào” cũng tương tự như môn ngoại ngữ, cũng là hàng ngàn tỷ đồng nhưng bây giờ, ta quan sát hình ảnh dưới đây để thấy rằng: Ta đã đổ xuống sông xuống biển nguồn tiền ấy.
    Một là: 12 năm “học” thể dục là cả 12 năm vặn mình, uốn lườn, rập gót theo thầy cho hết giờ. Sau 12 năm ấy, nếu phải “đấu” với một em cùng tuổi, thất học, sống ở môi trường không có “giáo dục thể chất” ngoài đời như các em ở nhà trường là biết nhau ngay, các em đang đi học yếu đi rất nhiều, thua là cái chắc.
    Hai là: Trong toàn bộ nội dung dạy môn thể dục của tuyến phổ thông không có môn bơi lội.
    Ở một đất nước có vài chục ngàn km sông suối, hơn hai ngàn km bờ biển, trong ba năm từ năm 2005 - 2007, đã có hơn 20.000 người chết đuối. Chỉ ba năm ta đã mất đi số nhân mạng bằng hơn 20 trung đoàn bộ binh, con số này cao hơn tổng số người chết vì thiên tai của Trung Quốc từ đầu năm đến nay, một thời khắc kinh hoàng của Trung Quốc 10 lần!
    Việt Nam đang chiếm giữ một kỷ lục: Số trẻ em chết đuối cao gấp 10 lần các nước đang phát triển nhưng bởi từ cấp vĩ mô, từ cung cách giáo dục hiện thời ta “quên” mất món bơi này nên sau gần một ngàn giờ học thể dục ấy, ta không thể loại bỏ nguy cơ mất mạng sống như nói trên khi gặp nạn sông nước. Hình như ta đã quá quen với một khái niệm bất thành văn “Dạy thể dục là dạy các vận động cơ thể ngoài việc dạy bơi”.
    Cần chỉ ra rằng, thời gian để một em nhỏ học bơi lẫn nhau ở vùng ven sông Hồng, khỏi cần thầy thợ, từ lúc không biết đến khi tự nổi được, tự xoay sở được để khỏi chết đuối chỉ cỡ hai buổi chiều!
    Trên toàn quốc hiện nay, hàng ngàn ngôi trường được đóng dấu “đạt chuẩn quốc gia” nhưng hình như trong bộ “chuẩn” ấy không có việc xây dựng bể bơi, chuẩn bị cho các em có thể tập bơi, để sau khi học phổ thông 95% học sinh có thể biết bơi như giáo dục Úc làm được.
    Còn ở ta, trong gần nửa ngàn cuốn sách cho tuổi học, chỉ có một cuốn duy nhất này chỉ cách học bơi, nhưng đó là sách của Nhà xuất bản… Phụ nữ.


    Cần phải nói rõ rằng, về mặt kinh phí, trừ quỹ đất, để có một bể bơi đơn giản, an toàn rộng lối 400 mét vuông, sâu cỡ 1,0m - 1,4 mét dành cho mục tiêu dạy bơi, ở khu vực giá cả Hà Nội và tp HCM không quá 300 triệu bạc trong khi nhiều ngôi trường được đầu tư xây dựng bề thế như trường đại học, trị giá vài chục tỷ đồng.
    Một đợt huy động công trái giáo dục, chỉ vài ngày là có hai ngàn tỷ bạc nhưng tình hình này có vẻ còn kéo dài chưa biết đến bao lâu!
    Với cái “chuẩn” hiện nay, chưa có bất kỳ khả năng nào chặn đứng sự thất thoát… nhân mạng trẻ trong những năm tới.
    Những hình ảnh đau thương như ở Nghệ An, Nông Sơn khó có thể chấm dứt.
    Đó, chỉ lấy hai ví dụ, một cái thuộc tinh thần, một nét thuộc thể chất để coi thì thấy, ngành giáo dục của ta là một ngành cái gì cũng làm được, cái gì cũng có đủ bộ cả nhưng không có mấy cái thấu đáo và có kết quả xứng với đồng tiền bát gạo bỏ ra cả.
    Sự lãng phí này, còn mang một ý nghĩa khác là, đây là thời điểm các cháu dễ tiếp thu nhất các môn học cần thiết như ngoại ngữ, âm nhạc, thể thao nhưng nó bị “bốc hơi” âm thầm hết quỹ thời gian 12 năm trời, khi học xong, vào đời rồi thì rất khó để “làm lại từ đầu”.
    Trên đây là những tóm tắt về một loại hậu quả vật chất, loại có thể đo đếm được, nhưng khi xét đến giáo dục Việt Nam, phải nhìn lại hậu quả của nó ở mặt bằng dài rộng hơn, đó là thành quả của nền giáo dục này.
    Có hai cách quan sát:
    Cách thứ nhất, nhìn vào kết quả các kỳ thi thách quốc tế: Toán, Vật Lý, Cờ Vua , Robotcom v.v… số huy chương, bảng vàng thành tích cá nhân, đồng đội của ta ở ngay top đầu của thế giới.
    Cách thứ hai: Năm 2001 ngân hàng thế giới có một cách xem xét nguồn lực của các quốc gia khi xét các đề án viện trợ, cho vay, phát triển bằng chỉ số: Số lần đăng ký phát minh đề tài KHKT của công dân nước đó trong năm gần nhất. Chỉ số này, năm 2000 ở Nhật là 2,7%, Đức là: 0,69%, Mỹ là 0,41%, Pháp 0,29%, Nga 0,12%, cuối cùng là Trung Quốc cũng được 1 phần ngàn trên tỉ lệ dân số. Ở Việt Nam thì như phân tích ở phần trên, gần bằng 1.
    Sáu năm sau, đến 2008, có một tổng hợp làm rung động dư luận được bày tỏ:
    Viện Thông tin khoa học (Institute for Scientific Information – ISI, website: www.isinet.com), có trụ sở tại Mỹ đã tiến hành các thống kê trên cơ sở gần 10.000 tạp chí khoa học tiêu biểu được chọn lọc trong tổng số hơn 100.000 tạp chí đủ loại trên thế giới với một tiêu chí thực chất là thấp hơn ngưỡng “phát minh - sáng chế” như ý kiến vừa nêu trên, mà chỉ lấy số bài báo khoa học có giá trị được viết độc lập bởi các nhà khoa học Việt Nam mỗi năm được công bố trên thế giới thì có một con số giật mình: “nó” bằng một phần rất nhỏ theo tỉ lệ dân số. Nghĩa là, mỗi năm các nhà khoa học của ta viết được dưới 80 bài (80 triệu dân, bình quân mỗi triệu dân “đạt” một bài!).

    Trước đó mỗi năm nhà nước còn chi hẳn hơn 400.000.000 USD (bốn trăm triệu đô la Mỹ) cho việc nghiên cứu KHKT, triển khai những dự án khả thi. Vậy là cứ chi 5 triệu USD ta thu về được 01 bài báo. Không hơn! Trong khi đó, con số công bố của ISI thì các nhà KH Thái Lan mỗi năm công bố hơn 20.000 bài báo; Malaysia: 13.000; Hàn Quốc: 203.000. Riêng Trung Quốc, trong khoảng thời gian nói trên, các nhà khoa học nước này đã công bố tới hơn nửa triệu bài báo khoa học trên phạm vi thế giới. Nếu cần phải so sánh thì xin nêu một tỉ lệ: Số bài báo khoa học của ta thấp hơn Singapore 11 lần (trong khi dân số của họ chỉ bằng một nửa dân số tp HCM). Còn về phát minh, sáng chế thì vào năm 1997, số bằng sáng chế được cấp ở Mỹ đối với người Mỹ là 80.300, Nhật: 30.800, Hàn Quốc: 2.350, Singapore: 120, Trung Quốc: 3.100, Malaysia: 23. Trong khi đó, số bằng sáng chế của người Việt chỉ là 01. Trong năm 2002, Việt Nam chỉ đăng ký có 2 bản quyền với Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO).
    Đáng kể nhất là hình ảnh chụp nhanh từ năm 2006. Các nhà khoa học Viiệt Nam chỉ công bố được 41 bài báo khoa học, một tỉ lệ bằng 1/55 số bài nghiên cứu khoa học của một trường đại học ở Trung Quốc.
    Có phải từ cái nền này mà hôm nay, 2010 ta vẫn “làm chủ" và sử dụng công nghệ này.

    Còn Trung Quốc đang xuất khẩu ồ ạt sang ta những chiếc ô tô nếu xếp hạng, chỉ ở top cuối của ngành ô tô thế giới.

    Buồn hơn, đã có thời gần đây thôi, một đất nước đã từng sản xuất đại bác DKZ trong rừng, đã từng cải tiến tên lửa để bắn B52 nhưng nhập hàng triệu chiếc xe đạp mini phẩm cấp thấp của Trung Quốc, dùng một thời gian ngắn hư hỏng lại “tái xuất” về bên đó, họ “luộc” sơ rồi lại tuồn sang ta cho dân ta “hưởng”.

    Một thống kê tin cậy cho thấy rằng, có tới 80% tác giả Việt Nam “đứng chung” tên với các nhà khoa học quốc tế trong cái gọi là “hợp tác” mới có được thành quả như trên. (Báo cáo của nhóm công tác về Việt Nam của đại học Havard), họ chỉ ra đó là một thất bại. Còn trong những đề tài mà các nhà KH Việt Nam đề cập thì phần lớn các đề tài không được thẩm định khách quan qua các bài báo công bố quốc tế.
    Báo Thanh niên đã có một bài viết về tình hình này, đã nêu một câu nói của cổ nhân “Phi trí bất hưng”. Vâng, đã đành là một xã hội phi trí thức thì làm sao hưng thịnh được nhưng một xã hội đa trí thức theo kiểu của ta thì giàu sao được, hưng sao được khi cứ mỗi năm, gần như quăng tùm một nửa tỉ USD xuống Thái Bình Dương.
    Cái sự hạn hẹp năng lực, để không có những thành quả tốt hơn, không gì khác là từ kết quả học tập, từ kỷ cương học tập ở cơ sở từ phổ thông đến đại học.
    Và “nó” chính là một trong những nguyên nhân triệt tiêu nội lực, gây hao tổn kinh tế tài chính quốc gia.
    Đã đến lúc, trong những tư duy phục hưng giáo dục, phải chứa đựng trong đó ý thức chống lãng phí, chống những biểu hiện như vài ví dụ nêu trong bài này.

    Schoolnet (Theo http://tamnhin.net/Diemnhin/3170/Giao-duc-Viet-Nam-nhin-tu-nga-tu-Bay-Hien-ky-5.html)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.