Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (727 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (494 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (81 bài viết)
  • Sản phẩm mới (218 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (552 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (155 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (126 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (182 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (71 bài viết)
  • Cùng Học (98 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (74 bài viết)
  • School@net 15 năm (153 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (123 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (360 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1209 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1033 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (276 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (181 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8222 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
    
     
    Giỏ hàng

    Xem giỏ hàng


    Giỏ hàng chưa có sản phẩm

     
    Bản đồ lưu lượng truy cập website
    Locations of visitors to this page
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 12
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 12
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 93333017 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Vòng quanh thế giới: Tìm hiểu về Châu Á

    Ngày gửi bài: 23/08/2010
    Số lượt đọc: 8230

    Lịch sử

    Châu á, theo các bằng chứng tìm thấy ở giữa thế kỷ 20, không phải là cái nôi của loài người mà đó là vùng Tiểu sa mạc Sahara Châu phi. Tuy nhiên, người Homo erectus xuất hiện ở vùng Đông á ddã di cư đến từ Châu phi ít nhất là 1 triệu năm trước đây. Những người nhập cư này có lẽ là tổ tiên của người Châu á hiện đại.

    Một trong các nền văn hóa lâu đời nhất sử dụng chữ viết đã phát triển từ vùng thung lũng sông Tigris và Euphrates trong khoảng từ 3500 và 3000 năm trước Công nguyên. Nền văn minh thung lũng Indus và miền bắc Syria ra đời năm 2500 trước Công nguyên.

    Châu á là châu lục lớn nhất thế giới, nó bao phủ khoảng 30% tổng diện tích đất liền trêntrái đất. Lục địa Châu á dài từ đông sang tây là 9.700 km và từ bắc xuống nam là 6.500 km. Phía bắc lục địa giáp Bắc Băng Dương; phía đông giáp Thái Bình Dương; phía nam giáp ấn Độ Dương; đường biên giới phía tây giáp, với lục địa Châu âu, chạy từ bắc xuống nam dọc theo sườn phía đông dãy núi Ural, con sông Zhem, biển Caspia, thung lũng Kuma-Manych, biển Đen, biển Aegea, biển Địa Trung Hải, kêng đào Suez và biển Đỏ. Bờ biển lục địa Châu á dài 62.750 km. Các hòn đảo Sri Lanka và Đài Loan cùng các quần đảo Indonesia, Philippines và Nhật bản cũng là các phần của lục địa Châu á.

    Đất đai

    Về mặt địa lý, Châu á là lục địa non trẻ nhất. Lục địa này gồm rất nhiều lớp địa tầng đã tích tụ với số lượng rất lớn theo thời gian và chịu đựng những lần va chạm với các phiến địa tầng khác làm cho đất đai ở các vùng có va chạm được nâng cao lên. Lần va chạm lớn nhất xảy ra giữa phiến địa tầng ấn độ với cạnh phía nam của lục địa cách đây 50 triệu năm đã hình thành nên dãy núi Himalaya và cao nguyên Tây tạng.

    Độ cao ở lục địa Châu á từ 8.848 m ở đỉnh núi Everest xuống còn 400 m ở biển Chết. Núi non và cao nguyên chiếm hầu hết lãnh thổ lục địa; khoảng 2/3 diện tích đất đai nằm ở độ cao trên 500 m và khoảng 1/5 diện tích lãnh thổ ở độ cao trên 3.000 m. Đỉnh núi cao nhất nằm trên một vùng diện tích 2.200.000 km2 ở vùng Trung á. Một trong những vành đai núi lớn nhất trải rộng từ bán đảo Chukchi ở phía bắc đến dãy núi ở phía nam Siberia.

    Đồng bằng đất thấp chiếm khoảng 1/4 lãnh thổ Châu á. Các vùng bình nguyên và cao nguyên cũng rất rộng lớn với cao nguyên A rập ở phía tây, cao nguyên Deccan ở phía nam và cao nguyên Indo-Pacific ở phía đông. Trên lục địa cũng có một số vùng sa mạc lớn trong đó sa mạc lớn nhất là sa mạc Thar ở ấn độ và Pakistan, sa mạc Takla Makan ở Trung quốc, sa mạc Rub' al-Khali ở A rập Xê út, sa mạc Gobi ở Mông cổ và Trung quốc.

    Châu á có các con sông lớn nhất thế giới. Các con sông Euphrates, Tigris, Indus, Ganges, Brahmaputra và Irrawaddy cung cấp nước tưới cho gần một nửa diện tích đất đai trên lục địa. Vùng lòng chảo sông lớn nhất trên lục địa là Tarim ở Trung quốc rộng 951.500 km2, các lòng chảo khác nằm ở Afghanistan, Iran và Jordany. Biển Caspia là vùng biển nội địa lớn nhất thế giới với diện tích là 386.400 km2.


    Đất đai ở Châu á có thể chia thành nhiều vùng. Vùng Bắc cực đang trong qua trình hình thành đất dai ban đầu. Lui về phía nam là một vành đai chuyển tiếp với đất đai vùng lãnh nguyên. Vùng rừng nằm ở toàn bộ đới khí hậu cận nhiệt đới. Đất đai ở các vùng rừng và thảo nguyên rất màu mỡ và giàu chất mùn. Đất đai ở các vùng sa mạc và bán sa mạc nghèo chất mùn. Đất màu nâu kim loại ở vùng Địa trung Hải và đất màu vàng đỏ ở các vùng khí hậu cận nhiệt đới gió mùa là các bằng chứng xác đáng về sự tích tụ sắt và nhôm ôxít.

    Hệ thực vật ở Châu á rất phong phú với các loài thực vật ở các vùng lãnh nguyên Bắc cực đến các loại thực vật vùng thảo nguyên dọc bờ biển phía bắc và ở Siberia đến thực vật trong rừng mưa nhiệt đới ở phía đông nam. Hệ thực vật ở phía bắc Châu á cũng tương tự như ở Châu âu trong đó có rất nhiều loại có chung nguồn gốc. Vùng lãnh nguyên rộng lớn ở Siberia còn có rất nhiều loại cây có hoa. Phía nam vùng này là các khu rừng trên đầm lầy và các cánh rừng tùng bách. Nam và Đông nam á là nơi có rất nhiều các cánh rừng mưa nhiệt đới gió mùa..

    Hệ động vật ở Châu á cũng rất phong phú, trải dài theo vĩ độ và độ cao. Các loài chim di cư, tuần lộc, cáo Bắc cực, thỏ Bắc cực và hải cẩu xuất hiện khắp bờ biển Bắc cực; nai sừng tấm, tuần lộc rừng, gấu nâu, mèo rừng, chồn và thỏ rừng sống rất nhiều trong rừng Taiga; linh dương, cừu hoang và dê là các loài vật đặc trưng của các thảo nguyên và sa mạc Châu á; ...

    Dân tộc

    Cho đến cuối thế kỷ 20, Châu á là nơi sinh sống của khoảng 3/5 dân số thế giới. Mật độ tăng dân số bình quân là 2%. Với tốc độ tăng này, cho đến năm 2000 Châu á sẽ có 3,7 tỉ người.

    Châu á là lục địa có sự phân bố dân cư rất khác biệt. Tât cả vùng Siberia, Trung á và một số vùng ở Đông Nam á có rất ít người sinh sống nhưng tiểu lục địa ấn độ và vùng Đông á lại có mật độ dân số rất cao, chiếm tới 2/3 dân số toàn Châu lục.

    Người dân Châu á thường sống bên các thung lũng sông đất đai màu mỡ. Khoảng 70% người dân Châu á tham gia sản xuất nông nghiệp nhưng trong thế kỷ 20 có một xu hướng di cư từ nông thôn ra thành thị rất lớn, xu hướng này đang gây nên rất nhiều khó khăn về hạ tầng cơ sở.

    Các hệ ngôn ngữ chính ở Châu á là Sino-Tây tạng, Indo-Aryan, Nhật bản, Austronesian, Austro-Asiatic, Semitic, Turkic, Iran và Triều tiên. Vùng Trung và Bắc Siberia cùng vùng Trung á là nơi sinh sống của người Tungusic, Mongol, Paleo-Siberia và Turkic nhưng khi Liên xô cũ và Trung quốc mở rộng vị thế chính trị và kinh tế đến vùng này thì các bộ tộc nhỏ lần lượt xát nhập vào họ. Đông á là vùng có mật độ dân cư cao nhất với ba nhóm dân tộc chính là Trung quốc, Nhật bản và Triều tiên trước đây thuộc ngữ hệ Sino-Tây tạng.

    Tiếng Nga và tiếng Trung quốc đang ngày càng lan rông và tiếng Trung quốc là ngôn ngữ có số người dùng lớn nhất thế giới.

    Châu á là cái nôi của tât cả các tôn giáo lớn nhất trên thế giới và hàng trăm tôn giáo nhỏ khác. Đạo Hindu là tôn giáo lâu đời nhất và bắt nguồn từ Nam á; đạo Phật xuất hiện trong khoảng thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên. Tây nam á là cái nôi của đạo Do thái, đạo Cơ đốc và đạo Hồi. Đạo Lão và đạo Khổng cũng ra đời trong thế kỷ 6 và 5 trước Công nguyên đã có ảnh hưởng rất mạnh đến văn hóa Trung quốc và các nền văn hóa bắt nguồn từ văn hóa Trung quốc.

    Trừ một số nước phát triển như Nhật bản, Israel và hầu hết các nước xã hội chủ nghĩa, các nước còn lại đều không có hệ thống trựo cấp xã hội hoàn chỉnh. Điều kiện chăm sóc sức khỏe cũng rất nghèo nàn trừ Nhật bản, Israel, Cyprus, Singapore, Hàn quốc, Đài loan, Brunei, Hong Kong và Nga. Các nước còn lại đều thiếu các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng và không có điều kiện tiếp xúc với y học hiện đại. Những khoản đầu tư rất lớn vào y tế ở các nước nhiều dầu mỏ và các nước xã hội chủ nghĩa cũng đang cải thiện đáng kể điều kiện chăm sóc sực khỏe ở đây. Tuổi thọ trung bình ở các nước trải từ 40 đến 70 tuổi.

    Kinh tế

    Dù có các vùng sa mạc, vùng bằng hà và núi non rộng lớn nhưng khoảng 15% diện tích lục địa có thể dùng cho canh tác. Khoảng 3/4 diện tích đất đó được dùng cho trồng cây lương thực. Khoảng 1/4 lục địa là đồng cỏ và núi thấp là nơi chăn thả khoảng 1/3 tổng đàn gia xúc của thế giới, khoảng 1/4 đàn ngựa và cừu, một nửa đàn lợn và gần 3/4 đàn dê. Diện tích rừng trên lục địa cũng đang giảm sút dù cho các quốc gia đang rất nỗ lực bảo vệ.

    Châu á còn rất giàu các nguồn tài nguyên phục vụ cho phát triển kinh tế. Các mỏ quạng kim loại, hoá chât và dầu mỏ xuất hiện ở rất nhiều nơi đặc biệt trữ lượng dầu mỏ chiếm 2/3 tổng trữ lượng của thế giới nhưng phân bố không đều: lượng dầu mỏ tập trung 80% ở vùng vịnh Persia, một nửa lượng khí thiên nhiên ở Nga và 2/3 lượng than nằm ở Trung quốc.

    Châu á có khoảng cách giàu nghèo rất lớn giữa các nước giàu và nước nghèo, chỉ một số vùng như Nhật bản, Singapore, các nước Đông á có quá trình công nghiệp hóa nhanh và các nước nhiều dầu mỏ là có đời sống cao. các phần còn lại như Bangladesh, Indonesia, Việt nam và Myanmar đều có mực sống rất thấp và phần lớn người dân sống trong nghèo khó. Nằm giữa hai cực này là Nga và các quốc gia vùng Trung á có nền kinh tế phát triển dựa trên công nghiệp nặng nhưng đời dống không cao.

    nền kinh tế hầu hết các nước Châu á chưa được công nghiệo hoá toàn diện và mức thu nhập cũng không cân bằng. Nền kinh tế các nước Tây Nam á dựa chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp truyền thống và xuất khẩu dầu thô, công nghiệp chế biến và hoá dầu cũng bị hạn chế. Đông Nam á là nơi xuất khẩu nông phẩm khá lớn; hầu hết các ngành công nghiệp chế biến thì tập trung vào sơ chế nghuyên liệu thô và lắp rắp hàng tiêu dùng.

    Nông nghiệp thu hút khoảng 50% lực lượng lao động ở Châu á; số người tham gia nông nghiệp thấp hơn ở các nước Nhật bản, Singapore, Lebanon, Israel và Kuwait tương tự như ở các nước công nghiệp phát triển ở Châu âu. Lực lượng lao động rẻ ở hầu hết các nước Châu á làm cho máy móc thiết bị và phân bón đầu tư vào đây cũng rất ít.

    Sản xuất nông nghiệp về cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu nội địa ở hầu hết các quốc gia Châu á nhưng không đến được với tất cả mọi người dân vì hệ thống đường xá ở nông thôn quá yếu kém. Gạo là sản phẩm chủ yếu của vùng Nam á; lúa mỳ được trồng nhiều ở vùng Tây ấn, Đông nam á, Trung á và bắc Trung quốc.

    Cá là nguồn cung cấp chất đạm chủ yếu cho người dân Châu á và đó cũng chủ yếu là ngành đánh bắt gần bờ, đánh bắt cá xa bờ mới chỉ phát triển ở Nhật bản, Trung quốc, ấn độ, Hàn quốc và Thái lan nơi có các đội tàu đánh bắt lớn. Nghề nuôi trồng thủy sản cũng phát triển mạnh ở Trung quốc, ấn độ, Nhật bản, Hàn quốc, Indonesia, Philippines, Malaysia, Singapore, Thái lan và Bangladesh. Chỉ có một số ít nước ở Châu á có dây chuyền đóng hộp và làm đông lạnh cá.

    Kazakstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Turkmenistan, Uzbekistan, các quốc gia vùng vịnh Persia, Trung quốc và Indonesia sản xuất một nửa lượng dầu thô và 1/3 lượng khí thiên nhiên của toàn thế giới. Than được khai thác chủ yếu ở Trung quốc, Trung á, ấn độ, Bắc Triều tiên và Nhật bản. Malaysia, Thái lan và Indonesia là các nước sản xuất rất nhiều thiếc. Trung quốc là quốc gia đứng đâu thế giới về sản lượng vonfram.

    Công nghiệp ở hầu hết các quốc gia Châu á vẫn chưa phát triển và chủ yếu là công nghiệp nhẹ. Nhật bản và Trung á là các nước đã công nghiệp hóa toàn diện còn Hàn quốc và Đài loan đang trong quá trình tiếp cận công nghiệp hóa. Sản xuất hàng tiêu dùng và từ liệu sản xuất ở Trung quốc và ấn độ đã cơ bản đáp ứng nhu cầu trong nước. Nhật bản, Hàn quốc, Đài loan, Hong Kong, Singapore và Philippines thì đặc biệt chú trọng vào sản xuất hàng tiêu dùng để xuất khẩu.

    Nền tảng văn hóa

    Về mặt lịch sử, nền văn hóa Châu á là sự tác động lẫn nhau của 5 nền văn hóa lớn là Trung quốc, ấn độ, Hồi giáo, Châu âu và Trung á.

    Nền văn hóa Trung quốc đã tạo nên các nền văn hóa ở các quốc gia Đông á như Nhật bản, Triều tiên và Việt nam đồng thời có ảnh hưởng quyết định đến văn hóa Mông cổ, Tây tạng, Thái lan, Cambodia và Myanmar.

    ảnh hưởng của văn hóa ấn độ chủ yếu thể hiện qua sự phát triển của đạo Hindu và đạo Phật. Những tôn giáo này mang theo văn học và nghệ thuật ấn độ đến Tây tạng, một phần Indonesia và Cambodia. ảnh hưởng của văn hoá ấn độ còn xuất hiện ở Trung á, Đông nam á và đạo Phật thậm chí còn lan đến cả Trung quốc và Nhật bản.

    Đạo Hồi cũng từ cái nôi của nó là A rập lan đi tất cả các hướng. Nó chinh phục vùng Trung đông và Tây Nam á đồng thời nó duy trì ảnh hưởng ở miền đông bắc và tây bắc tiểu lục địa ấn độ. Bên cạnh đó nó còn lan rộng đến Indonesia và Malaysia. Đạo Hồi còn đến cả vùng Trung á.

    Tên vùng và
    lãnh thổ cùng quốc kỳ

    Diện tích
    (km²)

    Dân số
    (Thống kê 1 tháng 7, 2008)

    Mật độ dân số
    (theo km²)

    Thủ đô

    Trung Á:

    Kazakhstan

    2.724.927

    15.666.533

    5,7

    Astana

    Kyrgyzstan

    198.500

    5.356.869

    24,3

    Bishkek

    Tajikistan

    143.100

    7.211.884

    47,0

    Dushanbe

    Turkmenistan

    488.100

    5.179.573

    9,6

    Ashgabat

    Uzbekistan

    447.400

    28.268.441

    57,1

    Tashkent

    Đông Á:

    Nhật Bản

    377.835

    127.288.628

    336,1

    Tokyo

    Mông Cổ

    1.565.000

    2.996.082

    1,7

    Ulaanbaatar

    Triều Tiên

    120.540

    23.479.095

    184,4

    Bình Nhưỡng

    Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

    9.640.821

    1.322.044.605

    134,0

    Bắc Kinh

    Đài Loan

    35.980

    22.920.946

    626,7

    Đài Bắc

    Hàn Quốc

    98.480

    49.232.844

    490,7

    Seoul

    Bắc Á:

    Nga

    17.075.400

    142.200.000

    26,8

    Moskva

    Đông Nam Á:

    Brunei

    5.770

    381.371

    66,1

    Bandar Seri Begawan

    Myanma

    676.578

    47.758.224

    70,3

    Naypyidaw

    Campuchia

    181.035

    13.388.910

    74

    Phnôm Pênh

    Đông Timor

    15.007

    1.108.777

    73,8

    Dili

    Indonesia

    1.919.440

    230.512.000

    120,1

    Jakarta

    Lào

    236.800

    6.677.534

    28,2

    Viêng Chăn

    Malaysia

    329.847

    27.780.000

    84,2

    Kuala Lumpur

    Philippines

    300.000

    92.681.453

    308,9

    Manila

    Singapore

    704

    4.608.167

    6.545,7

    Singapore

    Thái Lan

    514.000

    65.493.298

    127,4

    Bangkok

    Việt Nam

    331.690

    86.116.559

    259,6

    Hà Nội

    Nam Á:

    Afghanistan

    647.500

    32.738.775

    42,9

    Kabul

    Bangladesh

    147.570

    153.546.901

    1040,5

    Dhaka

    Bhutan

    38.394

    682.321

    17,8

    Thimphu

    Ấn Độ

    3.287.263

    1.147.995.226

    349,2

    New Delhi

    Maldives

    300

    379.174

    1.263,3

    Malé

    Nepal

    147.181

    29.519.114

    200,5

    Kathmandu

    Pakistan

    803.940

    167.762.049

    208,7

    Islamabad

    Sri Lanka

    65.610

    21.128.773

    322,0

    Sri Jayawardenepura Kotte

    Tây Á:

    Armenia




    Yerevan

    Azerbaijan

    86.660

    8.845.127

    102,736

    Baku

    Bahrain

    665

    718.306

    987,1

    Manama

    Síp

    9.250

    792.604

    83,9

    Nicosia

    Gruzia



    64,06

    Tbilisi

    Iraq

    437.072

    28.221.181

    54,9

    Baghdad

    Iran

    1.648.195

    70.472.846

    42,8

    Tehran

    Israel

    20.770

    7.112.359

    290,3

    Jerusalem

    Jordan

    92.300

    6.198.677

    57,5

    Amman

    Kuwait

    17.820

    2.596.561

    118,5

    Thành phố Kuwait

    Liban

    10.452

    3.971.941

    353,6

    Beirut

    Oman

    212.460

    3.311.640

    12,8

    Muscat

    Palestine

    6.257

    4.277.000

    683,5

    Ramallah

    Qatar

    11.437

    928.635

    69,4

    Doha

    Ả Rập Saudi

    1.960.582

    23.513.330

    12,0

    Riyadh

    Syria

    185.180

    19.747.586

    92,6

    Damas

    Thổ Nhĩ Kỳ




    Ankara

    Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất

    82.880

    4.621.399

    29,5

    Abu Dhabi

    Yemen

    527.970

    23.013.376

    35,4

    Sanaá

    Tổng cộng

    43.810,582

    4.162.966.086

    89,07

    Schoolnet



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.