Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (727 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (494 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (81 bài viết)
  • Sản phẩm mới (218 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (552 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (155 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (126 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (182 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (71 bài viết)
  • Cùng Học (98 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (74 bài viết)
  • School@net 15 năm (153 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (123 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (360 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1209 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1033 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (276 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (181 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8222 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
    
     
    Giỏ hàng

    Xem giỏ hàng


    Giỏ hàng chưa có sản phẩm

     
    Bản đồ lưu lượng truy cập website
    Locations of visitors to this page
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 5
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 5
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 93338732 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    ‘Tấm bằng tiến sĩ không làm tôi thông minh hơn...’

    Ngày gửi bài: 25/09/2010
    Số lượt đọc: 2628

    Những người có trách nhiệm cầm cân nảy mực trong đánh giá cán bộ hãy bớt coi trọng bằng cấp đi một chút. Hãy chú tâm hơn nữa tới việc xem xét hiệu quả việc làm của từng cán bộ, khả năng lẩy ra được vấn đề từ thực tiễn, khả năng giải quyết và tổ chức xử lý những nhiệm vụ từ thực tiễn.

    Xin bớt coi trọng bằng cấp!

    Tôi xin bắt đầu bằng một câu chuyện vui về nhà vật lý Xô viết nổi tiếng Abram lôffê (1880 - 1960).

    Vào khoảng cuối những năm 20 thế kỷ trước, lôffê có dịp đi thực tập khoa học ở Berlin và đã bảo vệ công trình nghiên cứu của mình một cách xuất sắc. Ngay ngày hôm sau, ông từ biệt các đồng nghiệp người Đức để ra ga trở về nước. Một vị ngạc nhiên: "Công trình của anh xứng đáng là luận án tiến sĩ. Anh không chờ làm thủ tục lấy bằng tiến sĩ (TS) rồi hãy về sao?".

    lôffê trả lời:"Xin lỗi anh, tấm bằng tiến sĩ chắc không làm tôi thông minh hơn chút nào, tôi không cần nhận bằng đâu!"

    lôffê đã trở về nước Nga và mãi mãi sau đó trong "hồ sơ cán bộ" của ông không hề có tấm bằng TS nhiều người mơ ước ấy.

    Cũng may các vị làm tổ chức - cán bộ trực tiếp quản lý Lôffê cũng không câu nệ bắt ông phải xuất trình bằng gốc (!). Họ vẫn đề bạt lôffê vào chức vụ Viện trưởng đầu tiên của Việt Vật lý kỹ thuật, Viện Chất bán dẫn của Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô. Và ông đã làm rạng danh trường phái vật lý Xô viết với những phát minh góp phần làm thay đổi diện mạo nền vật lý hiện đại. Ông được phong danh hiệu Anh hùng lao động XHCN (1955) và được Nhà nước Liên bang Xô viết truy tặng Giải thưởng Lênin (1961).

    Có thể coi trường hợp lôffê là ngoại lệ, bởi ông là một thiên tài, đám "người trần mắt thịt" như chúng ta cũng khó lòng bắt chước, (nếu không muốn trở thành lố bịch).

    Tuy vậy, câu chuyện hy hữu trên đây ít ra cũng cho phép chúng ta đi tới một kết luận (chẳng lấy gì làm mới mẻ cho lắm): Trình độ không nhất thiết gắn với bằng cấp (không có bằng chưa chắc đã không giỏi, có bằng chưa chắc đã là có tài năng).

    Đánh giá cán bộ công tâm, dân chủ và công khai

    Từ đây, tôi muốn bày tỏ một mong muốn (có thể là hơi viển vông quá chăng trong điều kiện "chuẩn hóa" nghiêm ngặt một cách tràn lan đội ngũ cán bộ hiện nay?), rằng những người có trách nhiệm cầm cân nảy mực trong đánh giá cán bộ hãy bớt coi trọng bằng cấp đi một chút. Hãy chú tâm hơn nữa tới việc xem xét hiệu quả việc làm của từng cán bộ, khả năng lẩy ra được vấn đề từ thực tiễn, khả năng giải quyết và tổ chức xử lý những nhiệm vụ từ thực tiễn.

    Điều này đòi hỏi sự lắng nghe ý kiến của quần chúng bên cạnh thái độ công tâm dám chịu trách nhiệm cá nhân về những đánh giá của mình.

    Nói những điều này khi bàn tới đào tạo sau đại học không phải là chuyện lạc đề. Bởi chính sự đánh giá chính xác cán bộ thông qua thực tiễn công tác, không câu nệ vào các tiêu chí bề ngoài (như bằng cấp...) sẽ có tác động rất lớn tới tâm lý những ai đang đứng trước sự lựa chọn: Tiếp tục chuyên tâm làm việc hay đi học lấy bằng thạc sĩ, TS?

    Bằng cấp lúc đó sẽ bớt đi tính hấp dẫn với tư cách là "giấy thông hành bắt buộc" cho sự thăng tiến cá nhân sau này. Sẽ giảm bớt số người dự thi theo học sau đại học với toan tính có bằng cấp để dễ bề tiến thân - mà không thực sự đam mê nghiên cứu khoa học, nâng cao trình độ hiểu biết của mình. (Không còn là điều bí mật gì với xã hội ta, khi tình trạng "học rởm" mà được cấp bằng thật phổ biến nhiều nơi. Không ít vị cán bộ bận trăm công ngàn việc lãnh đạo quản lý đơn vị mà chỉ trong vài ba năm học tại chức đã lấy được vài ba cái bằng thật đủ các cấp học và sau đó lại lên chức cao hơn!).

    Một cách đánh giá cán bộ đúng đắn, dân chủ và công khai được thực thi nghiêm minh trong thực tế sẽ là một đảm bảo tốt cho chất lượng đầu vào của đào tạo sau đại học.

    Tích lũy tri thức và phương pháp

    Từ nhỏ, khi cắp sách tới trường, chúng ta đều đã làm quen với môn "Học thuộc lòng" - thuộc lòng bản cửu chương, thuộc lòng các bài thơ, ca dao, tục ngữ... Đó là giai đoạn cần thiết, không thể thiếu trong quá trình thu thập kiến thức của mỗi người.

    Tuy nhiên, cùng với thời gian, cùng với sự trưởng thành của mỗi con người, vốn kiến thức "có sẵn", "đóng hộp" ấy ngày càng tỏ ra không đủ.

    Chủ tịch Hồ Chí Minh hay nhắc đến lời dạy của cổ nhân: "Dĩ bất biến, ứng vạn biến". Nghĩa là phải biết dựa vào các nguyên tắc bất biến, dựa vào vốn tri thức đã được tích lũy mà vận dụng vào thực tiễn thiên biến vạn hóa một cách sáng tạo. Đó mới chính là chìa khóa thành công của việc xử lý thực tiễn.

    Những vấn đề mới mẻ luôn nảy sinh trong thực tiễn hầu như không mấy khi có lời giải đáp sẵn. Nó luôn bắt chúng ta phải "tùy cơ ứng biến" mà tìm ra được hướng giải quyết tối ưu, được kiểm nghiệm đúng sai bằng chính thực tiễn.

    Đào tạo sau đại học, theo tôi, cũng cần được suy nghĩ trên hướng này. Một mặt là cung cấp cho các học viên những tri thức có sẵn, được tích lũy từ trước, thông qua các giáo trình cơ bản, các chuyên đề. Nhưng cái đó cũng chỉ nên coi như là một thứ "bản cửu chương" nâng cao mà thôi. Mặt khác, điều nhiều lần quan trọng hơn là cung cấp cho họ phương pháp, công cụ tự nâng cao trình độ sau này.

    Điểm qua lịch sử nghiên cứu chỉ riêng một ngành ngữ văn ở nước ta chủ yếu từ giữa thế kỷ 20, chúng ta có thể gặp nhiều tên tuổi lớn, vì nhiều lý do, đã không có học vị cao, phần lớn chỉ có bằng tú tài, một số ít có bằng cử nhân.

    Xin nhắc tới (chắc không đầy đủ) một số cái tên quen biết như Dương Quảng Hàm, Đào Duy Anh, Đặng Thai Mai, Hoài Thanh, Vũ Ngọc Phan, Nguyễn Đổng Chi, Trương Chính... Những công trình họ đã viết đáng để cho thế hệ hậu sinh với đầy đủ những học hàm, học vị phải vị nể. Bởi họ có đam mê và tư chất nghiên cứu, tinh thông ngoại ngữ, suốt đời miệt mài đào sâu, mở rộng vốn hiểu biết của mình từ sách vở cổ kim đông tây, từ các chiêm nghiệm của riêng mình trước cuộc đời...

    Biển học, biển kiến thức là vô cùng. Những ai say mê đi vào con đường trau dồi học vấn "sau đại học" xin hãy trang bị cho mình phương pháp học, ý chí học chuyên cần, công cụ học (ngoại ngữ, kỹ năng truy cập Internet...) sao cho trong hành trang của mình không chỉ có tấm bằng (cũng rất cần và đáng tự hào!) mà còn có vốn kiến thức, năng lực xử lý thực tiễn ngày càng được nâng cao.

    Đấy mới thực là cái đích cuối cùng của sự nghiệp đào tạo sau đại học.

    Tác giả: Phan Hồng Giang

    Schoolnet (Theo Nguồn: http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2010-09-23-tam-bang-tien-si-khong-lam-toi-thong-minh-hon-)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.