Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (727 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (494 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (81 bài viết)
  • Sản phẩm mới (218 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (552 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (155 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (126 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (182 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (71 bài viết)
  • Cùng Học (98 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (74 bài viết)
  • School@net 15 năm (153 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (123 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (360 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1209 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1033 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (276 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (181 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8222 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
    
     
    Giỏ hàng

    Xem giỏ hàng


    Giỏ hàng chưa có sản phẩm

     
    Bản đồ lưu lượng truy cập website
    Locations of visitors to this page
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 14
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 14
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 93344016 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    101 điều thú vị về trái đất(tiếp)

    Ngày gửi bài: 28/09/2010
    Số lượt đọc: 4331

    Cơ quan cảm giác của hà mã mọc ở đâu?

    Quan sát kỹ hình dạng của hà mã bạn sẽ thấy một hiện tượng thú vị, đó chính là mắt, mũi và tai của nó hầu như đều mọc trên đỉnh đầu, khác với dã thú thông thường.

    Hà mã tuy là động vật cạn, nhưng lại rất thích ngâm mình trong nước, thường đợi đến đêm khuya mới bò lên bờ kiếm ăn. Để phù hợp với thói quen sống trong nước, cơ quan cảm giác của nó đã chuyển dần lên trên đỉnh đầu. Bởi vì khi toàn bộ thân hình to lớn ngâm trong nước, chỉ cần hơi nhô đầu lên, các giác quan sẽ vừa vặn vượt ra khỏi mặt nước một chút. Như vậy, hà mã vừa có thể ẩn mình rất tốt, vừa có thể thông qua mắt, mũi, tai để hít thở không khí trong lành, nghe được tiếng động xung quanh.

    Cá sấu, cá trắm đen sống ở dưới nước cũng có điểm tương tự với hà mã về phương diện này.

    Gấu Bắc cực - loài vật ngủ tự do nhất

    Hầu như mọi động vật đều ngủ trong một tư thế cố định và đều có ý đồ nhất định. Chẳng hạn chó hướng đầu ra phía ngoài để thường xuyên theo dõi các biến động, ngựa ngủ đứng để dễ bề chạy trốn, thú ăn kiến thì cong cái đuôi chổi lên để che mình, riêng gấu Bắc cực chẳng theo khuôn phép nào cả.

    Có lúc chúng cắm mõm và bốn chân vào trong tuyết, hoặc nằm ngang giữa hai đống băng. Đôi khi chúng lại ngủ ngồi trên tuyết, nửa chân trên duỗi thẳng về phía trước trông giống như một chiếc cần cẩu, hoặc là cuộn tròn toàn thân lại như một quả cầu lông trắng lớn.

    Các nhà khoa học khi quan sát thói quen sinh hoạt của gấu Bắc cực còn phát hiện thấy chúng thường gác đầu lên một đống băng cao ngất, còn thân thì nằm ngang trong tuyết ngủ một cách ngon lành, hoặc nằm ngửa bốn chân chổng lên trời và nằm sấp dán bụng xuống đất.

    Tại sao gấu Bắc cực lại ngủ khác lạ như vậy? Các nhà khoa học cho rằng gấu Bắc cực là chúa tể của vùng này, không có bất kỳ kẻ địch nào, do vậy hành vi của chúng thường được biểu hiện một cách tuỳ tiện. Ngoài ra, gấu Bắc cực dùng nhiều tư thế ngủ đa dạng, rất có lợi cho việc giảm bớt mỏi mệt

    Rắn không chân bò bằng cách nào?

    Đa số các loài rắn hiện tại đều không có chân, chỉ trừ số ít loài, như trăn, là còn có dấu vết của chi sau. Tuy vậy, với các cơ quan vận động và phương thức vận động đặc biệt, nhóm bò sát này vẫn có thể lao vun vút qua các sa mạc hay cánh đồng.

    Toàn thân rắn bao phủ một lớp vảy, nhưng những vảy này hoàn toàn khác với vảy cả: vảy rắn là do tầng sừng ở phía ngoài cùng của da biến thành, cho nên cũng được gọi là vảy sừng. Còn vảy của đại đa số các loài cá là tầng chân bì phía trong cùng của da biến thành. Vảy rắn khá dẻo dai, không thấm nước. Sự lớn lên của vảy cũng không tương ứng với sự lớn lên của cơ thể. Rắn lớn lên đến một thời gian nào đó cần phải lột xác một lần. Sau khi lột xác, vảy vừa mới mọc ra sẽ lớn hơn vảy cũ một chút. Vảy rắn, không chỉ có tác dụng chống sự bốc hơi của nước và giúp cơ thể khỏi bị tổn thương, mà còn là cấu tạo chủ yếu giúp rắn bò được.

    Vảy trên thân rắn có 2 loại: một loại ở chính giữa bụng tương đối lớn và có hình chữ nhật, được gọi là vảy bụng; loại thứ hai nằm ở hai bên vảy bụng kéo dài đến mặt lưng, hình nhỏ hơn, gọi là vảy thân. Vảy bụng thông qua cơ sườn nối với xương sườn.

    Rắn không có xương mỏ ác, nên xương xường của nó có thể cử động tự do trước sau. Khi cơ sườn co bóp, làm cho xương sườn di động về phía trước, nhờ đó vảy bụng hơi vểnh lên, đầu nhọn của vảy vệnh lên giống như bàn chân giẫm lên mặt đất hoặc vào vật thể khác, đẩy cơ thể tiến về phía trước.

    Ngoài ra, xương sống của rắn trừ khớp xương thông thường lồi ra, còn có một đôi xương cung lồi của đốt trước với xương cung lõm của đốt sau xương sống trước tạo thành khớp, như vậy không chỉ làm cho xương sống của rắn nối với nhau vững chắc, mà còn làm tăng thêm khả năng uốn lượn sang trái phải của cơ thể, làm cho thân rắn vận động theo hình sóng. Như vậy, mặt bên cơ thể rắn không ngừng gây áp lực với mặt đất, sẽ đẩy nó tiến lên phía trước. Sự vận động này kết hợp với hoạt động của vảy bụng sẽ làm cho rắn bò nhanh hơn.

    Da của rắn rất nhão, khi vảy tiếp xúc với mặt đất, trước hết trong cơ thể chuyển động trượt về phía trước, động tác này không những giúp cho rắn bò, mà còn là nguyên nhân để rắn có thể trèo cây. Nếu đặt rắn trên sàn nhà nhẵn bóng thì nó sẽ “khó nhọc bò từng tí một”.


    Cá nhà táng biết đỡ đẻ

    Khi có con cái nào sắp chuyển dạ, những con cá cái khác bơi quanh để "đỡ đẻ". Chúng giúp cá con ngoi lên mặt nước hít hơi thở đầu tiên. Tinh thần "tương thân tương ái" ấy thật hiếm thấy ở loài vật.

    Cá nhà táng (tên khoa học Physeter catodon) nặng trung bình trên dưới 30 tấn, lớn nhất trong họ hàng nhà cá voi có răng. Nó có cái đầu chiếm tới 1/3 chiều dài cơ thể. Trong cái đầu to đó lại chứa dung lượng rất lớn một loại chất thường được gọi là dầu cá nhà táng (Spermacati).

    Dù chúng ta hay gọi loài này là cá nhưng chúng được xếp vào loài động vật có vú, cũng đẻ con (chứ không phải trứng) và cho con bú sữa. Mỗi lần sinh nở, cá nhà táng chỉ cho ra một con, nhưng thỉnh thoảng cũng có trường hợp sinh đôi. Cá mẹ cho con bú đến khi con được 2 tuổi.

    Cá nhà táng có khả năng lặn sâu đến 1.000 m và thậm chí khi cần có thể lặn xuống gấp đôi độ sâu này để bắt mực ống loại lớn làm thức ăn. Ở độ sâu như vậy, chúng được thiên nhiên "trang bị" một hệ thống phát sóng siêu âm (giống loài dơi) để tìm mồi trong môi trường tối đen dưới đáy đại dương.

    Mùa giao phối của chúng diễn ra vào khoảng tháng 4. 16 tháng sau, cá con chào đời. Cá cái trưởng thành sau 9 năm, còn cá đực 25 năm.

    Hàm dưới cá nhà táng có răng nhưng không dùng để làm gì cả. Chiều dài cơ thể con đực khoảng 18 m. Cá cái bằng khoảng 80% chiều dài và nặng khoảng 50-60% trọng lượng cá đực. Cá nhà táng sống trong các đại dương từ khoảng 70 vĩ độ bắc đến khoảng 70 vĩ độ nam.

    Schoolnet (Theo st)



    Bài viết liên quan:
    Giải đố vui iQ giữa tuần - Câu 97 (26/12/2012)
    101 điều thú vị về trái đất(tiếp) (29/09/2010)
    101 điều thú vị về trái đất(tiếp) (27/09/2010)
    101 điều thú vị về trái đất(tiếp) (25/09/2010)
    101 điều thú vị về trái đất(tiếp) (21/09/2010)
    101 điều thú vị về trái đất(tiếp) (20/09/2010)
    101 điều thú vị về trái đất(tiếp) (17/09/2010)
    101 điều thú vị về trái đất(tiếp) (15/09/2010)
    101 điều thú vị về trái đất(tiếp) (14/09/2010)
    101 điều thú vị về trái đất(tiếp) (13/09/2010)

     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.