Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (727 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (494 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (81 bài viết)
  • Sản phẩm mới (218 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (552 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (155 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (126 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (182 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (71 bài viết)
  • Cùng Học (98 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (74 bài viết)
  • School@net 15 năm (153 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (123 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (360 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1209 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1033 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (276 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (181 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8222 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
    
     
    Giỏ hàng

    Xem giỏ hàng


    Giỏ hàng chưa có sản phẩm

     
    Bản đồ lưu lượng truy cập website
    Locations of visitors to this page
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 5
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 5
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 93326546 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Tại sao hồ nằm ở trung tâm Hà Nội có tên là Hồ Hoàn Kiếm?

    Ngày gửi bài: 03/12/2010
    Số lượt đọc: 2983

    Thời nhà Minh (1406-1428) đô hộ, trên sông Chu ở Thanh Hóa có một người thuyền chài tên là Lê Thận. Một đêm kia, Thuận kéo lưới, thấy nằng nặng, mừng thầm ăn chắc mẻ cá đây. Tuy nhiên, Thận chỉ thấy một mảnh sắt như con dao cùn mất chuôi.

    “Khổ thân tôi.” Thận thở dài. “Cả đêm mới được một mẻ lưới, thế mà hóa ra lại là một mẩu sắt vô giá trị.” Nói rồi Thận vứt thanh sắt đó đi.

    Một đêm khác, Thận thả lưới ở khúc sông khác. Sau một hồi, thấy nước nổi bong bóng, Thận kéo lưới, nhưng vẫn là miếng sắt đó. Tức giận, Thận lại quẳng nó đi.

    Lại một đêm khác, Thận thả lưới khuya. Gà gáy sáng, Thận kéo lưới, khoắng tay ôm đống chân lưới lên, lại sờ thấy thanh sắt mắc trong lưới. Nhưng lần này Thận quyết định không ném thanh sắt đi. Thận bỏ thanh sắt vào khoang, thổi lửa để xem kỹ thanh sắt. Dưới ánh lửa, Thận có thể nhìn rõ hơn.

    Thận mừng rỡ: “A! Một lưỡi gươm!”

    Lúc này, khắp các cõi, người người đi theo nghĩa quân Lê Lợi đánh đuổi quân xâm lược. Ngay hai bên bờ sông Chu, suốt đêm, tiếng hô ba quân thượng hạ trảy quân cùng với tiếng tù và rúc không ngớt. Thận nhìn lưỡi gươm, nghĩ: “Thần đã giục ta phen này đi cứu nước”.

    Thận bỏ thuyền, lên bờ, gia nhập nghĩa quân Lê Lợi. Một đêm, trú quân giữa rừng. Thận được cắt cử canh gác doanh trại. Lê Lợi đi tuần qua, thấy có một vật gì đó sáng quắc. Lê Lợi tò mò bước vào trạm canh của Lê Thận. Lê Thận đưa lưỡi gươm cho Lê Lợi xem. Lê Lợi ngắm nghía rồi nói: “Gươm thần đây. Nhưng phải có được cái chuôi của lưỡi gươm thần này thì mới xứng”.

    Sau đêm đó không lâu, Lê Lợi và nghĩa quân thất trận, phải tản vào rừng tìm chỗ ẩn nấp. Lê Lợi trèo lên nằm trên một cành cây đa cổ thụ. Bỗng nhìn sang cành bên cạnh, thấy nhiều vệt sáng nhấp nhoáng như đom đóm hay là con trăn, con rắn ban đêm cũng hay tỏa sáng các vảy trên mình như thế. Lê Lợi trèo sang nhìn cho rõ hơn. Thoạt tiên, tưởng miếng gỗ mục có con giời leo lân tinh. Nhưng cầm lên nhìn kỹ, thì hóa ra là một cái chuôi gươm bằng sừng. Những hạt ngọc nạm chuôi gươm phát sáng.

    Nhớ cái lưỡi gươm ở trại quân của Lê Thận, Lê Lợi quyết định phải mang về lắp vào lưỡi gươm, giắt chuôi gươm vào thắt lưng.

    Đến hôm đoàn quân nghĩa tập hợp lại được, Lê Lợi kể chuyện bắt được cái chuôi gươm trong rừng. Rồi lấy chuôi gươm ra, lắp vào lưỡi gươm của Lê Thận. Lưỡi và chuôi gươm khít ngay như một. Lê Thận và mọi người quỳ xuống, đồng thanh: “Trời đã trao gươm thần cho chủ tướng”.

    Từ đấy, nghĩa quân Lê Lợi càng đánh càng mạnh, buộc quân Minh phải rút chạy. Với thanh gươm thần, Lê Lợi giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác. Cuối cùng, quân Minh phải ra hàng. Sau mười năm chinh chiến, nghĩa quân Lê Lợi đại thắng vào năm 1427. Lê Lợi lên ngôi vua, giang sơn về một mối. Người dân hưởng thái bình từ đấy.

    Một ngày đẹp trời, nhà vua giong thuyền thưởng ngoạn hồ Lục Thủy giữa kinh thành. Bấy giờ vào đầu mùa thu, những chòm lá sen xanh xanh như mặt nước hồ. Bỗng trong đám lá sen, một con rùa lớn nổi lên, lưng gồ đen nhẫy như chiếc thuyền thúng. Con rùa từ từ bơi đến trước thuyền nhà vua thì nổi mình lên, hai chân trước chắp lại, cúi đầu vái: “Bây giờ bốn phương đã yên bình. Xin Hoàng thượng trả lại gươm báu cho Long Vương”.

    Nhà vua liền rút thanh gươm vẫn đeo ở đai áo bào, kính cẩn nâng lên cao quá đầu. Con rùa đón ngậm lấy thanh gươm, rồi lặn xuống. Ánh gươm còn tỏa rạng một vùng trên mặt nước. Từ đấy, hồ được đặt tên là Hồ Gươm hay Hồ Hoàn Kiếm - hồ trả gươm.


    Schoolnet (Theo Phố cổ Hà Nội - NXB Thế Giới)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.