Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (727 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (494 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (81 bài viết)
  • Sản phẩm mới (218 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (552 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (155 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (126 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (182 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (71 bài viết)
  • Cùng Học (98 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (74 bài viết)
  • School@net 15 năm (153 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (123 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (360 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1209 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1033 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (276 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (181 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8222 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
    
     
    Giỏ hàng

    Xem giỏ hàng


    Giỏ hàng chưa có sản phẩm

     
    Bản đồ lưu lượng truy cập website
    Locations of visitors to this page
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 3
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 3
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 93337477 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    100 Khám Phá Khoa Học Vĩ Đại Nhất Trong Lịch Sử: Khám phá số 44.

    Ngày gửi bài: 28/12/2010
    Số lượt đọc: 4431

    SỰ PHÂN CHIA CỦA TẾ BÀO

    - Thời gian phát hiện: năm 1882.
    - Nội dung phát hiện: quá trình tế bào phân chia để tạo ra tế bào mới dưới tác động của sự phân chia nhiễm sắc thể.
    - Người phát hiện: Walther Flemming.

    Tại sao sự phân chia của tế bào lại có tên trong 100 phát hiện khoa học vĩ đại nhất?

    Nhiễm sắc thể mang theo gien, các gien này nắm giữ bản thiết kế của việc xây dựng, điều khiển và duy trì các tế bào trong cơ thể chúng ta. Chỉ có cách phát hiện và nghiên cứu cấu tạo vật lý bên trong nhân của tế bào mới có thể thúc đẩy di truyền học và lĩnh vực nghiên cứu cấu tạo vật lý bên trong nhân của tế bào mới có thể thúc đẩy di truyền học và lĩnh vực nghiên cứu về di truyền phát triển. Ở một mức độ nhất định, nắm vững được vô số lần xảy ra hoạt động sao chép và phân chia tế bào trong vòng đời của cơ thể hữu cơ sẽ quyết định đến sự lý giải cơ bản của chúng ta về sinh học.

    Hai khái niệm mang tính then chốt này đều được phát hiện ra trong quá trình thí nghiệm và Flemming là người đầu tiên phát hiện ra chúng. Phát hiện đó của ông đã đặt nền móng cho ngành sinh học hiện đại. Rất nhiều những kiến thức ngày nay chúng ta được biết về phân chia tế bào (còn được gọi là sự phân bào có tơ) đều bắt nguồn từ phát hiện này của Flemming.

    Sự phân chia tế bào đã được phát hiện ra như thế nào?

    Trong phần lớn thời gian suốt thế kỷ XIX, những nghiên cứu bằng kính hiểm vi về tế bào, chức năng của tế bào cùng cấu trúc tế bào đã gặp không ít trở ngại do thành tế bào và thành phần bên trong của nó đều mờ và rất khó quan sát. Bất luận sử dụng loại kính hiểm vi có độ phóng đại lớn đến đâu thì những tổ chức bên trong tế bào vấn có mập mờ, hư ảo. Mặc dù không phải là hoàn toàn không thể quan sát được, nhưng để phân ra một cách rõ ràng thì quả thật là một vấn đề vô cùng nan giải.

    Sau đó, các nhà khoa học đã dùng mua để nhuộm cho tế bào với hy vọng có thể quan sát rõ hơn các bộ phận bên trong. Tuy nhiên, chất nhuộm nào cũng đều làm cho tế bào bị chết và thế là họ đành bó tay.

    Walther Flemming sinh năm 1843 tại Sachssenberg nước Đức. Ông vốn theo học ngành y với ước mơ làm một bác sĩ, nhưng sau đó lại làm giảng viên trong trường đại học suốt thời gian từ năm 1873 (30 tuổi) đến năm 1905 (62 tuổi). Flemming tự coi mình là nhà giải phẫu học, ông chủ yếu nghiên cứu tế bào bằng kính hiểm vi.

    Năm 1879, Flemming khám phá ra một loại chất nhuộm (sản phẩm phụ của dầu mỏ), chất nhuộm mới (sản phẩm phụ của dầu mỏ), chất nhuộm này có thể kết hợp rất tốt với những chất dạng sợi đặc biệt bên trong nhân tế bào mà hầu như không hề làm bẩn các tế bào khác. Cuối cùng Flemming đã tìm ra một loại chất nhuộm tuyệt hảo giúp ông tập trung nghiên cứu một số tổ chức đặc biệt trong nhân tế bào.

    Flemming đã đặt tên cho vật chất nhuộm này là “chất nhiễm sắc” (chromatin), từ nay trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là màu sắc. Flemming đã tiến hành một loạt thí nghiệm trên phôi của loài kỳ nhông; ông tiến hành cắt những tế bào phôi mang trứng và tinh trùng thành lát mỏng, sau đó ông nhuộm màu cho chúng.

    Nhuộm màu sẽ khiến cho các tế bào bị chết và làm ngưng hoạt động cùng sự phân chia của chúng. Vì vậy, những gì mà Flemming nhìn thấy qua kính hiểm vi là một loạt những hình ảnh “đứng yên” trong các giai đoạn khác nhau của quá trình phân chia tế bào. Một thời gian sau, qua nghiên cứu một số lượng lớn những tiêu bản, Flemming đã liệt kê thành công từng bước cụ thể trong quá trình phân bào.

    Khi quá trình bắt đầu, những chất nhiễm sắc sẽ tập trung thành các hình sợi ngắn. Flemming đã sửa “chất nhiễm sắc” thành “ nhiễm sắc thể” (chtomosomes), từ này trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là “cơ thể mang màu sắc”. Flemming nhanh chóng hiểu ra rằng những loại nhiễm sắc thể hình sợi này chính là một đặc trưng quan trọng của sự phân chia tế bào. Do đó Flemming đã gọi quá trình này là quá trình “phân bào có tơ” (mistosis, tiếng Hy Lạp có nghĩa là sợi tơ). Và cho đến ngày nay, hai thuật ngữ nhiễm sắc thể và phân bào có tơ này vẫn được sử dụng.

    Flemming tiếp tục quan sát thấy mỗi sợi nhiễm sắc thể lại phân chia thành hai sợi có hình dạng giống hệt nhau và như vậy đã làm số lượng nhiễm sắc thể tăng lên gấp đôi. Sau đó, hai nhóm nhiễm sắc thể tương đồng này chia ra một nửa trong số đó đi về một đầu này của tế bào, nửa còn lại sang đầu kia của tế bào. Và thế là quá trình phân chia tế bào bắt đầu diễn ra, cứ hai tế bào được sinh ra sẽ có một bộ nhiễm sắc thể hoàn toàn tương đồng với cơ thể mẹ.

    Flemming đã công bố những thành quả nghiên cứu của mình vào năm 1882. Nhưng suốt 18 năm sau đó, không có ai hiểu được giá trị đích thực trong phát hiện này của Flemming. Cho đến năm 1900, Hugo de Viries đã kết hợp phát hiện này của Flemming với phát hiện di truyền của Gregor Mendel và đã ông nhận ra Flemming đã phát hiện ra các đặc trưng di truyền được truyền từ cơ thể mẹ sang con và truyền từ tế bào sang tế bào theo phương thức nào.

    schoolnet@



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.