Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (727 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (494 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (81 bài viết)
  • Sản phẩm mới (218 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (552 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (155 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (126 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (182 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (71 bài viết)
  • Cùng Học (98 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (74 bài viết)
  • School@net 15 năm (153 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (123 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (360 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1209 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1033 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (276 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (181 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8222 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
    
     
    Giỏ hàng

    Xem giỏ hàng


    Giỏ hàng chưa có sản phẩm

     
    Bản đồ lưu lượng truy cập website
    Locations of visitors to this page
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 7
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 7
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 93369223 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Tại sao nhiều giáo sư Việt Nam không ở chùa?

    Ngày gửi bài: 02/03/2011
    Số lượt đọc: 2565

    Lời tòa soạn: Đầu tháng 2/2011, PGS Ngô Tử Thành (Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông) gửi tới VietNamNet bài viết có tựa đề "tìm lời giải cho thực quyền của giáo sư Việt Nam trong bối cảnh hội nhập". TS Thành phân tích một số nội dung mà ông cho rằng bất cập với hy vọng các GS, PGS tương lai nhanh chóng được hưởng quyển lợi từ đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính của Chính phủ (Đề án 30).

    Do bài viết có dung lượng khá dài (hơn 3.000 từ) nên được chia ra thành 4 phần.

    Năm 2009, theo quyết định mới nhất (gọi là quyết định 174), Việt Nam bắt đầu coi GS/PGS là chức vụ khoa học và thực hiện bổ nhiệm GS/PGS.

    Trong phần 1, từ so sánh các quan niệm về giáo sư, ở châu Âu và Mỹ, tác giả phân tích ưu nhược điểm để “nhìn người mà ngẫm đến ta”.

    Ở phần 2, tác giả đã lập luận để khẳng định, quy trình xét công nhận và bổ nhiệm theo quyết định mới 174/2008/QĐ-TTg thiếu cơ sở khoa học.

    Sau khi phân tích nghĩa của các từ "bổ nhiệm, miễn nhiệm", phần 3 của bài viết nêu các lập luận, cho rằng với cách bổ nhiệm nhưng không miễn nhiệm, GS/PGS ở Việt Nam có chức nhưng không có thực quyền.

    Trong phần viết cuối cùng, tác giả giới thiệu mô hình hệ thống GS/PGS chức vụ và chức danh khi áp dụng vào Việt Nam.

    Tính đến nay, Việt Nam có 9.000 GS/PGS nhưng gần 2/3 đã nghỉ hưu, đã chết hoặc chuyển sang công việc không liên quan đến giảng dạy, chỉ còn hơn 1/3 GS/PGS đang trực tiếp dạy học.

    "Như thế, tạo ra cảnh nhiều GS/PGS lại không còn là thầy, hay nói khôi hài "sư" nhưng lại không ở chùa" - PGS Ngô Tử Thành viết.

    Dưới đây là bài viết chi tiết:




    (I) Giáo sư Việt Nam: Nhìn người mà ngẫm đến ta

    Giáo sư ở Việt Nam có thực quyền không?

    Mỗi nước khác nhau có cách tấn phong Giáo sư (GS) khác nhau. Ví dụ ở Đức & Pháp, GS/PGS là một chức vụ khoa học còn gọi tắt là GS/PGS chức vụ. Một trường đại học chỉ có một hiệu trưởng thì mỗi bộ môn chỉ có một GS, khi GS này nghỉ hưu hoặc chuyển công tác khác thì bị miễn nhiệm và bổ nhiệm GS khác thay thế. Những người bị miễn nhiệm thì không được gọi là GS/PGS nữa.

    Trái lại, ở Mỹ nếu giảng dạy ở các trường đại học đủ tiêu chuẩn qui định được phong là GS, những GS có trình độ cao như GS Ngô Bảo Châu được vinh danh là giáo sư cao cấp, gọi chung là GS/PGS chức danh và chức danh này được tôn vinh suốt đời.

    Chúng ta hãy phân tích ưu nhược điểm của hai hệ thống này:

    GS, PGS chức danh:

    Ưu điểm: Nếu coi GS/PGS là một chức danh thì không có sự so sánh giữa chức danh GS/PGS trong nước với GS/PGS ở nước ngoàì mà chủ yếu xét mặt bằng chung GS/PGS trong một nước.

    Việc xét phong được thực hiện ở cấp nhà nước nên trình độ GS/PGS tương đối đồng đều trong một quốc gia và khuyến khích nguời làm khoa học phấn đấu cho các chức danh này. Số lượng GS/PGS được tôn vinh không cần hạn chế, người được phong chức danh GS/PGS có thể không nhất thiết phải làm công tác giảng dạy, nghiên cứu, đào tạo sau khi đã được phong chức danh.

    Nhược điểm: Vì GS/PGS không phải là chức vụ nên không có sự gắn kết trách nhiệm và những công việc cụ thể phải tiến hành của một GS/PGS trong hệ thống chức vụ.

    GS, PGS chức vụ:

    Ưu điểm: Các trường ĐH nắm quyền chủ động trong việc lựa chọn người phù hợp nhất cho chức vụ GS/PGS. GS/PGS có trách nhiệm và nghĩa vụ đối với công việc được giao. Giảm gánh nặng của nhà nước đối với yêu cầu đãi ngộ thích đáng dành cho các chức danh GS/PGS cũng như không cần duy trì Hội đồng chức danh GS nhà nước.

    Nhược điểm: Chấp nhận sự không đồng đều về trình độ của các GS/PGS trong các trường ĐH khác nhau. Một chức vụ GS của trường ĐH nhỏ có thứ hạng thấp không tương đương với một chức vụ GS trong các trường ĐH lớn. Điều này cũng giống như chức vụ giám đốc một xí nghiệp sản xuất tăm tre không thể tương đương với giám đốc điều hành Microsoft.

    Tóm lại, mỗi hệ thống GS/PGS khác nhau có những ưu và nhược khác nhau, nó phù hợp đối với từng nước và giá trị truyền thống văn hóa của từng nước. Không nên vội vàng lớn tiếng ca tụng cách làm của nước này mà phê phán cách làm trước đây của Việt Nam mà cần có tổng kết, nghiên cứu để đánh giá nghiêm túc những gì bất hợp lý và những gì là hợp lý trước khi đưa ra quyết định mới.

    Từ năm 1975 đến 2007, hơn 30 năm, Việt Nam coi GS/PGS là một học hàm, một chức danh.

    Năm 2009 theo quyết định mới 174/2008/QĐ-TTg Việt Nam bắt đầu coi GS/PGS là chức vụ khoa học và thực hiện bổ nhiệm GS/PGS.

    Vậy thực chất của việc bổ nhiệm GS/PGS ở Việt Nam là gì? Mô phỏng lại cách làm của Đức, của Pháp . . . hay của Mỹ ? Có phù hợp với truyền thống văn hóa người Việt không? Chúng ta đã sáng tạo gì trong việc vận dụng cách tấn phong GS/PGS của các nước? Cách tấn phong GS/PGS nước nào phù hợp Việt Nam nhất?


    (II) Quy định mới về giáo sư đã khoa học chưa?

    Tại các Điều từ 11-17 Chương III quyết định 174 quy định: Thủ tục“công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS/PGS” và thủ tục “Bổ nhiệm chức danh GS/PGS” là 2 thủ tục độc lập, trong vòng 2 năm kể từ khi có quyết định công nhận mà không được bổ nhiệm thì cá nhân lại phải thực hiện bước công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS/PGS như một quy trình mới.

    Việc quy định như vậy là thiếu cơ sở khoa học và thiếu tính pháp lý vì:

    Quy trình xét duyệt chức danh từ năm 2009 chặt chẽ chẽ hơn, khó khăn hơn và yêu cầu chất lượng cao hơn rất nhiều so với các năm trước đây, nhưng giấy chức nhận chức danh GS/PGS năm 2009 chỉ có giá trị trong 2 năm, trong khi đó, các GS/PGS trước 2008 lại có giá trị suốt đời.

    Nếu cho rằng, sau khi ứng viên được công nhận chức danh GS/PGS, Bộ trưởng Bộ giáo dục & đào tạo mới xét bổ nhiệm GS/PGS nhằm mục đích gắn GS/PGS với công việc giảng dạy tại cơ sở đào tạo là hoàn toàn không đúng.

    Bởi vì trong quy trình công nhận chức danh GS/PGS, khi xét hồ sơ, các cơ quan chủ quản ứng viên và hội đồng chức danh GS cơ sở phải có nhiệm vụ rà soát rất kỹ hồ sơ.

    Những ứng viên nào có nhiều công trình khoa học cấp Quốc tế, Quốc gia, có đủ các tiêu chí trở thành GS/PGS, thậm chí đã là GS của các trường đại học danh tiếng trên thế giới, nhưng không có cơ sở giáo dục đại học nào trong nước có nhu cầu bổ nhiệm chuyên ngành của ứng viên đó thì sẽ bị loại ngay từ khâu thẩm định hồ sơ và không được đề nghị đưa hồ sơ lên Hội đồng cấp trên xét.

    Việc xét bổ nhiệm GS/PGS phải được xem là trách nhiệm của Hội đồng chức danh GS cơ sở, của cơ quan chủ quản ứng viên, của trường đại học nơi sử dụng GS/PGS chứ không phải là trách nhiệm của Bộ trưởng.

    Quy trình bổ nhiệm sau khi xét công nhận theo quyết định 174 vừa thừa vừa thiếu tính khoa học lại sinh ra nhiều thủ tục hành chính rờm rà đến vô lý. Được công nhận chức danh nhưng không được bổ nhiệm GS/PGS là việc làm phủ định công nhận. GS/PGS không được bổ nhiệm thì đề án đào tạo 20.000 Tiến sĩ để làm gì ?

    Để đơn giản, hồ sơ ứng viên chỉ được xét khi có một cơ sở giáo dục đại học nào đó xác nhận sẽ bổ nhiệm nếu đạt tiêu chuẩn chức danh GS/PGS.

    Hội đồng chức danh GS NN và Bộ giáo dục & đào tạo nghiên cứu hồ sơ, nếu thấy cơ sở giáo dục đại học đó có quá nhiều GS/PGS thì có thể không xét ứng viên đó nữa. Tránh tình trạng xét đủ tiêu chuẩn GS/PGS rồi, ứng viên lại phải “chạy” bổ nhiệm, gây phản cảm trong xã hội.


    (III) GS Việt Nam có chức nhưng không có thực quyền

    Trước hết cần làm rõ danh từ “bổ nhiệm” là gì? Theo từ điển tiếng Việt, “bổ nhiệm” là giao phó quyền hạn cho một ai đó giữ trọng trách một công việc cụ thể nào đó.

    Còn “bổ nhiệm” chức vụ là đặt ai đó vào một vị trí lãnh đạo để thực hiện nhiệm vụ quản lý. “Bổ nhiệm” phải đi kèm với “miễn nhiệm”, “bổ nhiệm” và “miễn nhiệm” là 2 cặp phạm trù đi liền nhau, không tách rời nhau, nếu không miễn nhiệm sẽ không tồn tại bổ nhiệm.

    Nếu không miễn nhiệm mà vẫn bổ nhiệm thì việc bổ nhiệm mang tính hình thức.

    Ví dụ: Chỉ khi Quốc hội miễn nhiệm chức Bộ trưởng Bộ GD-ĐT của ông Nguyễn Thiện Nhân thì việc bổ nhiệm ông Phạm Vũ Luận vào chức Bộ trưởng bộ giáo dục & đào tạo mới thực sự có ý nghĩa.

    Theo Quyết đinh số1954/QĐ-BGDĐT và số 1955/QĐ-BGDĐT, ngày 17/5/2010, Bộ GD-ĐT đã bổ nhiệm 670 GS/PGS, kèm theo quyết định này không miễn nhiệm ai (từ năm 1975 đến nay chỉ mới tước bỏ chức danh 1 PGS).

    Như vậy cách bổ nhiệm GS/PGS của Việt Nam không giống ai trên thế giới. Do có quyết định bổ nhiệm nên về hình thức cách phong GS/PGS của Việt Nam giống cách làm của một số nước, coi GS/PGS là chức vụ khoa học nhưng lại không miễn nhiệm (vinh danh suốt đời) nên phải xếp GS/PGS của Việt Nam là chức danh, một danh hiệu.

    Sau khi "bổ nhiệm" GS/PGS theo Quyết đinh số1954/QĐ-BGDĐT và số 1955/QĐ-BGDĐT, người được bổ nhiệm cũng chẳng quản lý được ai, vì không ai giao quyền quản lý cho GS/PGS nếu vị đó không phải là người lãnh đạo. Trừ một số ít chuyển sang làm quản lý còn phần lớn GS/PGS được bổ nhiệm năm 2010 chẳng có nhiệm vụ gì mới.

    Những tân GS/PGS sau bổ nhiệm vẫn làm chuyện mình đã và đang làm.

    Do đó, việc "bổ nhiệm" GS/PGS chức vụ chỉ mang tính hình thức, vừa không đúng với bản chất của công việc vừa gây nhiều thủ tục hành chính, mất thời gian và tốn kém. Vì GS/PGS không có quyền, không có nhiệm vụ mới, không có hệ số lương mới nên cho dù có dùng rất nhiều danh từ mỹ miều gán tặng cho GS/PGS chức vụ thì thực chất GS/PGS của Việt Nam cũng chỉ là danh.

    Tính đến 20/11/2010 Việt Nam có 9.000 GS/PGS nhưng gần 2/3 đã nghỉ hưu, đã chết hoặc chuyển sang công việc không liên quan đến giảng dạy, chỉ còn hơn 1/3 GS/PGS đang trực tiếp dạy học, và như thế tạo ra cảnh nhiều GS/PGS lại không còn là thầy, hay nói khôi hài "sư" nhưng lại không ở chùa.


    (IV) GS Việt Nam: Hệ thống nào phù hợp?

    Trong xu thế hội nhập hiện nay, Việt Nam phải chọn một trong 2 hệ thống: GS/PGS chức danh và GS/PGS chức vụ. Chúng ta hãy mô phỏng 2 hệ thống này để xem hệ thống nào phù hợp với Việt Nam?

    Hệ thống GS/PGS chức danh

    Từ 1945 đến nay, trong tiềm thức của mọi người dân đất Việt từ Bắc đến Nam, coi việc xét GS/PGS giống như dạng đặc biệt của danh hiệu "nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú"... nhằm tôn vinh, công nhận trình độ của nhà giáo và nhà khoa học giảng dạy đại học.

    Tương tự như xét danh hiệu nhà giáo nhân dân, trong tư duy và quán tính của người Việt, GS/PGS còn là một sự “recognition” hay tưởng thưởng cho công trạng thành tích cống hiến của ứng viên trong thời gian qua.

    Theo quan niệm đó, có ứng viên đủ các tiêu chuẩn về chuyên môn nhưng khi bỏ phiếu tín nhiệm vẫn bị trượt vì các ủy viên của Hội đồng chưa muốn “tôn vinh” các ứng viên giỏi chuyên môn nhưng chưa có thành tích đóng góp cho xã hội.

    Coi GS/PGS là chức danh,danh hiệu có tác dụng kích thích lành mạnh mọi tầng lớp trong xã hội phấn đấu học tập nghiên cứu và phục vụ xã hội để đạt danh hiệu cao quí.

    Phần đông các quan chức, mọi người dân đều có nguyện vọng muốn nhà nước thừa nhận GS/PGS là một danh hiệu được tôn vinh suốt đời.

    Hàm giáo sư sở dĩ phải được công nhận và tôn vinh bởi những cống hiến của những người này cho xã hội, và công lao đó phải được ghi nhận suốt đời.

    Điều này có ý nghĩa to lớn ở chỗ nó có tính cổ vũ mọi trí thức trong xã hội yêu thích nghiên cứu khoa học xây dựng được những giá trị cho xã hội.... GS/PGS chức danh phù hợp trong mọi trường hợp và mọi biến động của các nền giáo dục nước nhà và quốc tế.

    Theo hệ thống GS/PGS chức danh, chúng ta sẽ “bảo toàn” tên gọi của các GS/PGS đã được phong tặng từ 1975 đến nay mà không cần bổ nhiệm.

    Hệ thống GS/PGS chức vụ

    Nếu Việt Nam muốn xây dựng hệ thống GS/PGS chức vụ một cách bài bản phù hợp với thông lệ quốc tế (theo quyết định174/2008/QĐ-TTg), việc đầu tiên là làm thủ tục bổ nhiệm cho tất cả các GS/PGS từ năm 1975 đến nay.

    Nếu GS/PGS nào không được một cơ sở giáo dục đại học trong nước bổ nhiệm thì không được mang danh GS/PGS nữa và từ đây trở đi, danh từ GS/PGS của các vị đó chỉ còn trong hồ sơ lý lịch và trong ký ức.

    Còn các GS/PGS được bổ nhiệm sẽ nhận nhiệm vụ mới ngay tại trường đại học của mình. Nếu chuyển sang nơi khác sẽ bị miễn nhiệm.

    Những quan chức khi được bổ nhiệm GS/PGS cũng phải “gương mẫu” tham gia giảng dạy nghiên cứu khoa học ở chính nơi được bổ nhiêm mới được gọi là GS/PGS.

    Bên cạnh những ưu điểm như đã phân tích trên, hệ thống GS/PGS chức vụ bộc lộ một số mặt không phù hợp với truyền thống khoa bảng, truyền thống văn hóa của người Việt vốn “trọng nghĩa khinh tài”.

    Nếu GS/PGS chỉ gắn với chức vụ của giảng viên đại học ... thì vô tình làm cho chức danh GS/PGS có chức năng hành chính hạn hẹp trong bốn bức tường của trường đại học, nên kém phần giá trị thực tiễn của nó cho đời sống.

    Việt Nam theo hệ thống GS/PGS chức vụ, chúng ta bắt buộc phải loại bỏ không xướng danh hàng nghìn GS/PGS quan chức đã rời bỏ trường đại học, loại bỏ những GS/PGS không được bổ nhiệm và loại bỏ tên gọi GS ở mỗi đầu tên của rất nhiều vị nhân sĩ tiền bối như: Trần Văn Giàu, Trần Đức Thảo, Tạ Quang Bửu, Vũ Đình Hòe, Ngụy Như Kontum, Nguyễn Xiển, Nguyễn Lân, Trần Văn Giáp, Trần Văn Khang, Nguyễn Thúc Hào, Nguyễn Thạc Cát, Ngô Thúc Lanh ..v.v.

    Những người nguyên là GS/PGS đã bị miễn nhiệm khi tham gia các hội đồng khoa học, hội đồng đánh giá cao học, nghiên cứu sinh chỉ được mang danh học vị như Tiến sĩ, tiến sĩ khoa học.

    Một số GS/PGS được phong tặng trước đây không có học vị tiến sĩ nếu không được bổ nhiệm sẽ trở về “tay trắng”.

    Đã là GS/PGS chức vụ, phải có nhiệm vụ mới, công việc mới, đây là một áp lực công việc cho một số trí thức muốn yên phận thuần túy nghiên cứu khoa học không muốn tham gia “chính trị chính em”.

    Hơn thế nữa, vì GS/PGS chức vụ cũng chỉ có thời hạn không được mang danh suốt đời nên chưa hẳn đã kích thích mọi người phấn đấu.


    Kết luận

    Bài viết đã phân tích các hệ thống GS/PGS chức vụ và GS/PGS chức danh trên thế giới và mô hình các hệ thống này khi áp dụng ở Việt Nam để trả lời câu hỏi: Hệ thống nào phù hợp với Việt Nam?

    Chúng ta đều biết rằng, đội ngũ GS/PGS Việt Nam (được phong theo nghị định 20/2001) đang phát huy tốt năng lực của mình trong công tác giảng dạy, bồi dưỡng cán bộ trẻ và nghiên cứu khoa học tại các trường ĐH, CĐ và một số viện, trung tâm nghiên cứu khoa học trong điểm.

    Theo quan điểm chúng tôi, Việt Nam không nên “chạy” theo hệ thống GS/PGS chức vụ các nước để áp dụng máy móc vào thực tế, làm đảo lộn cách tấn phong GS/PGS truyền thống. Mọi cách làm thiếu cơ sở khoa học sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm tư tình cảm của đội ngũ trí thức Việt Nam.

    Khi đưa ra một quyết định mới có tính nhạy cảm rất cần có nghiên cứu nghiêm túc trên mọi phương diện, không nên chỉ dựa vào dư luận, dựa vào một số bài báo của một cá nhân mà đưa ra cách giải quyết vội vàng.

    Nếu Việt Nam áp dụng hệ thống GS/PGS chức vụ như các nước, hàng nghìn GS/PGS trong quá khứ sẽ bị loại bỏ.

    Có ý kiến cho rằng: GS/PGS được phong theo nghị định 20/2001 sẽ mang danh suốt đời, còn GS/PGS theo quyết định 174 là GS/PGS chức vụ chỉ có thời hạn.

    Như vậy là hoàn toàn thiếu công bằng, trong một đất nước “nghìn năm văn hiến” như Việt Nam không thể tồn tại 2 kiểu GS/PGS như vậy.

    Vì vậy, Bộ GD-ĐT và cơ quan trực tiếp phụ trách công việc này cần nghiên cứu kỹ hơn thông lệ quốc tế để có quy định rõ ràng, nhất quán về những chức danh khoa học (trước đây còn gọi là học hàm) nhằm góp phần thiết thực vào việc không ngừng nâng cao trình độ của đội ngũ giảng dạy đại học cũng như bảo đảm những chuẩn mực cần thiết của giáo dục đại học.

    PGS Ngô Tử Thành (Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông)

    schoolnet



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.