Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (727 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (494 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (81 bài viết)
  • Sản phẩm mới (218 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (552 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (155 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (126 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (182 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (71 bài viết)
  • Cùng Học (98 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (74 bài viết)
  • School@net 15 năm (153 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (123 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (360 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1209 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1033 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (276 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (181 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8222 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
    
     
    Giỏ hàng

    Xem giỏ hàng


    Giỏ hàng chưa có sản phẩm

     
    Bản đồ lưu lượng truy cập website
    Locations of visitors to this page
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 9
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 9
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 93346836 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Sự kết tinh truyền thống giữ nước của dân tộc

    Ngày gửi bài: 11/10/2011
    Số lượt đọc: 2763

    Năm 1954, trên đường về Thủ đô, nói chuyện với các chiến sĩ Đại đoàn Quân tiên phong tại Đền Hùng, Bác Hồ nhấn mạnh: "Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước". Những bài học lịch sử của dân tộc đã được kết tinh trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giữ nước, bảo vệ nền độc lập của dân tộc.

    Việt Nam từ thuở các Vua Hùng dựng nước đến nay đã viết nên bao trang sử vẻ vang dựng nước và giữ nước. Trang sử giữ nước thật oai hùng, nhưng cũng thấm đẫm bao nhiêu máu và nước mắt. Chúng ta hiểu điều đó, và bởi thế không khi nào chúng ta muốn chiến tranh. Chúng ta khát khao hoà bình, và có lẽ không có dân tộc nào muốn có hoà bình lại phải trải qua mất mát, hy sinh to lớn đến như thế! Nhưng chính giữ nước trong hoàn cảnh lịch sử ngàn năm ấy dạy chúng ta biết khoan dung, biết khép quá khứ, hướng tới tương lai, đồng thời cũng cho chúng ta bài học biết cầm vũ khí đánh giặc và thắng giặc, giữ gìn độc lập, tự do cho dân tộc.

    Đoàn đại biểu 54 dân tộc trước bia chủ quyền đảo Song Tử Tây 3

    Không phải chỉ những nhà nghiên cứu nước ngoài về Việt Nam, mà ngay chính chúng ta - những người Việt Nam cũng có lúc tự hỏi : vì sao chúng ta lại phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh giữ nước đến vậy?

    Trước tiên hãy phân tích nguyên nhân khách quan từ bên ngoài qua các thời kỳ.

    Thời trung cổ, các Nhà nước phương Bắc được hình thành và xây dựng trên lưng ngựa, nghĩa là bằng sức mạnh quân sự, tiến hành các cuộc chiến tranh chinh phục, chiếm lãnh thổ, xoá các Nhà nước yếu, sáp nhập vào nước mình, thống nhất thiên hạ. Tần Thuỷ Hoàng thống nhất thiên hạ như thế nào là một ví dụ. Hốt Tất Liệt chiếm Trung Nguyên lập nhà nước Đại Nguyên như thế nào lại là một minh chứng khác. Nhà Thanh chiếm Trung Quốc, sáp nhập vào Mãn Châu lập triều đại Mãn Thanh lại có kết cục lịch sử không còn Nhà nước Mãn Châu! Tuy kết cục có khác nhau, nhưng đánh chiếm đất đai, thâu tóm thiên hạ là trào lưu tư tưởng phổ biến của các triều đại phong kiến phương Bắc, kéo dài hàng ngàn năm hun đúc thành thứ chủ nghĩa nước lớn, chủ nghĩa dân tộc Đại Hán theo hướng tiêu cực mà vẫn có người trong thời hiện đại chưa trút bỏ được. Việc đánh chiếm Đại Việt ( nước Việt Nam xưa), phần nhỏ còn lại của Bách Việt như là yêu cầu tất yếu khẳng định vị thế thiên triều và mục đích mở mang bờ cõi. Hơn nữa, Đại Việt nằm án ngữ con đường xuống vùng Đông Nam Á cả về đường bộ và đường thuỷ, như một vật cản tự nhiên đối với mưu đồ bành trướng của các triều đại phong kiến phương Bắc. Bởi vậy, việc đánh chiếm Đại Việt vừa là mục tiêu trước mắt, vừa là chiến lược lâu dài thực hiện mưu đồ bành trướng của các triều đại phong kiến phương Bắc. Ngoài nguyên nhân trên, còn một nguyên nhân khác là nội bộ các triều đại phong kiến phương Bắc thường diễn ra các cuộc chiến sinh tử giành ngôi vị và quyền lực, để giải quyết nó có một biện pháp tàn độc và ích kỷ đối với các dân tộc khác là giải quyết cuộc chiến nội bộ bằng cuộc chiến bên ngoài. Chính vì thế mà nước Đại Việt xưa luôn phải đương đầu với các cuộc chiến tranh xâm lược từ Bắc phương.

    Thời hiện đại, khi các nước tư bản phương Tây có nền công nghiệp và thương mại phát triển mạnh mẽ, đua nhau tìm kiếm thị trường và tài nguyên vì thế chiếm thuộc địa để có tài nguyên và thị trường là cách thức mới của chủ nghĩa đế quốc. Cách thức ăn cướp đất đai, tài nguyên và thị trường của chủ nghĩa thực dân cũ làm cho những nước đế quốc sinh sau hết phần ăn chia béo bở đã đẻ ra chủ nghĩa phát xít mà mục đích chủ yếu là phân chia lại thị trường thế giới. Các nước kém phát triển ở châu Á, kể cả Trung Quốc lần lượt trở thành miếng mồi ngon của chủ nghĩa thực dân cũ và chủ nghĩa phát xít mới. Trong hoàn cảnh ấy, Việt Nam không thoát khỏi chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp và phát xít Nhật. Vậy là gần một thế kỷ đánh Pháp rồi đứng về phe đồng minh đánh Nhật, tiếng súng không lúc nào ngớt trên dải đất hẹp bên bờ Biển Đông, làm cho nhân dân Việt Nam phải chịu biết bao tổn thất về người và của. Có dân tộc nào vừa thoát khỏi tay phát xít Nhật lại lọt vào tay thực dân Pháp để phải làm cuộc trường kỳ kháng chiến 9 năm mới có hoà bình trên một nửa nước như Việt Nam không?! Tưởng rằng, chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy địa cầu góp phần chấm dứt chủ nghĩa thực dân cũ sẽ đến ngày Tổng tuyển cử Bắc Nam thống nhất, Việt Nam hoà bình, độc lập tự do, nhưng chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ lại làm cho nhân dân Việt Nam phải trải qua một cuộc chiến tranh dài nhất, ác liệt nhất thế kỷ XX. Cuộc chiến tranh này còn có ý nghĩa " ai thắng ai” giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội, nên tính huỷ diệt bởi vũ khí hiện đại của hai phe đã đẩy chiến tranh tàn khốc không kém chiến tranh thế giới lần thứ hai.

    Theo dòng sự kiện ta thấy, với vị trí địa lý đặc biệt của mình, Việt Nam trở thành mục tiêu phải đánh của chủ nghĩa bành trướng, thôn tính các quốc gia nhỏ yếu lân bang thời trung cổ; Mục tiêu phải xâm chiếm của chủ nghĩa thực dân cũ và phát xít mới; Nơi đụng độ giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản, giữa chủ nghĩa thực dân mới và phong trào giải phóng dân tộc.

    Vậy là, chiến tranh từ bên ngoài như tất yếu "định mệnh” cho Việt Nam phải nếm trải. Tuy nhiên, cũng có những nguyên nhân chủ quan của các triều đại phong kiến Việt Nam dẫn đến các cuộc chiến tranh xâm lược.

    Các triều đại phong kiến Việt Nam được lòng dân đã xây dựng nền thái bình thịnh trị, khi ấy địch có mạnh đến đâu cũng không dám phát động chiến tranh. Nếu có liều lĩnh phát động chiến tranh, đều bị đánh bại nhanh chóng, thậm chí còn bị đánh ngay khi chưa kịp châm ngòi chiến tranh xâm lược. Những sự kiện thời Lý, Trần đánh bại mưu đồ xâm lược của Tống, Nguyên minh chứng cho điều đó.Tiếc rằng, vua quan phong kiến khi tha hoá đã bóc lột, đàn áp nhân dân, nội bộ chia bè, kết phái, tranh quyền, đoạt vị... người trung thực vì dân, vì nước không được dùng, kẻ nịnh trên, nạt dân chiếm ưu thế làm cho thế nước suy yếu, kẻ địch lợi dụng mà phát động chiến tranh xâm lược. Lại thêm, trong cuộc chiến giành ngôi vị, có kẻ vì lợi ích riêng của mình đã cam tâm bán rẻ lợi ích dân tộc, " cõng rắn cắn gà nhà” như Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống. Hồ Quý Ly thoán ngôi nên đã mất lòng dân, mặc dù có những cải cách tiến bộ, chuẩn bị quốc phòng chu đáo nhưng vẫn là cái cớ để nhà Minh phát động chiến tranh xâm lược nước ta. Thời Lê – Trịnh, Trịnh - Nguyễn phân tranh là cơ hội tốt cho nhà Thanh xâm lược. Rồi phe chủ hòa nhà Nguyễn hèn nhát, không dám sống chết cùng toàn dân chống ngoại xâm nên mới mất nước vào tay thực dân Pháp để lại tiếng xấu trong lịch sử.

    Nói tóm lại, thế lực cầm quyền thối nát, mâu thuẫn nội bộ, khối đoàn kết toàn dân bị lung lay là nguyên nhân chủ quan tạo cơ hội cho kẻ thù phát động chiến tranh xâm lược.

    Với những nguyên nhân khách quan và chủ quan như đã phân tích, nhân dân Việt Nam không tránh được các cuộc chiến tranh xâm lược, nhưng đã biết chiến đấu ngoan cường viết lên trang sử giữ nước vẻ vang của dân tộc. Từ phá Tống, bình Nguyên, kháng Minh, đạp Thanh đến đánh Pháp, đuổi Nhật, chống Mỹ để giải phóng dân tộc, những chiến công hiển hách đó kết lại thành truyền thống bất diệt của dân tộc Việt Nam. Ôn lại truyền thống đó không chỉ nhắc nhở những ai còn mơ màng về bài học lịch sử ngàn năm nước Việt, mà còn để thế hệ Việt Nam hôm nay hiểu rõ kinh nghiệm xương máu của cha ông trong đấu tranh giữ nước.

    Ta chiến thắng trước tiên bởi ta chính nghĩa. Một dân tộc mà theo đạo lý nhân sinh phải được sống trong hoà bình, độc lập và tự do! Một nước " vốn xưng nền văn hiến đã lâu, núi sông bờ cõi đã chia”, biên giới, lãnh thổ "rành rành định phận tại sách Trời” đứng lên quyết giữ vững độc lập tự do của mình là điều chính nghĩa không thể chối cãi. Một dân tộc có truyền thống lâu đời với ý chí sắt đá " thà làm quỷ nước Nam chứ không làm vương đất Bắc”; " thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lê.”; " Không có gì quý hơn độc lập tự do”! Dân tộc ấy không có sức mạnh nào khuất phục được.

    Ta chiến thắng còn bởi vì ta biết " lấy đại nghĩa thắng hung tàn, đem chí nhân thay cường bạo”. Sức mạnh của người khát khao hoà bình độc lập chống lại kẻ hiếu chiến bạo tàn đã làm nên chiến thắng tưởng như huyền thoại. Huyền thoại ấy là chuyện Thánh Gióng lớn nhanh như thổi với gậy sắt, giáp sắt, ngựa sắt phun ra lửa đánh tan giặc Ân, huyền thoại ấy là chuyện nỏ thần Cổ Loa, gươm thần của Lê Lợi, Quang Trung thần tốc tiến ra Thăng Long hẹn ăn Tết sau đại phá quân Thanh... Và huyền thoại ngay trong thời hiện đại với "Điện Biên Phủ trên không” giữa Thủ đô Hà Nội ta bắn hạ pháo đài bay B52 biểu tượng sức mạnh không lực Hoa Kỳ. Huyền thoại con đường Hồ Chí Minh trên biển với những con tàu không số nhỏ bé và thô sơ đã chở hàng trăm tấn vũ khí từ Bắc vào Nam chi viện cho tiền tuyến. Chiến thắng của người tự vệ phải " lấy ít địch nhiều, lấy yếu thắng mạnh” như huyền thoại vì không thể dùng phép tính thông thường để đo sức mạnh làm nên chiến thắng, mà phải dùng sự thông tuệ của lý trí, sự nhạy cảm của trái tim mới hiểu được sức mạnh thần kỳ làm nên chiến thắng của dân tộc Việt Nam với một nền văn hoá lâu đời. Nhà chiến lược quân sự tài ba một thời của Hoa Kỳ, ngài Mc. Na- ma- ra đã phải thú nhận trong hồi ký của mình về thất bại trong chiến tranh Việt Nam có nguyên nhân từ sự " không hiểu văn hoá Việt Nam”!

    Sức mạnh thần kỳ Việt Nam là bởi sức mạnh ấy được hun đúc và nhân lên gấp bội từ đời này qua đời khác, và vì nó là sức mạnh của chiến tranh nhân dân thần thánh. Nhân dân bao giờ và ở đâu cũng là sức mạnh vô địch. Chiến tranh nhân dân sản sinh ra muôn vạn anh hùng! Chiến tranh nhân dân sáng tạo vô tận cách thức đánh giặc và thắng giặc mà không có sách nào ghi hết được.

    Và cuối cùng ta chiến thắng bởi vì " mỗi khi đất nước bị xâm lăng” thì sức mạnh đại đoàn kết dân tộc sẽ kết lại thành làn sóng có sức nhấn chìm mọi kẻ thù xâm lược.

    Người viết muốn nhấn mạnh điều có ý nghĩa lớn lao và thiết thực đối với chúng ta hôm nay là những bài học lịch sử của dân tộc đã kết tinh trong Tư tưởng Hồ Chí Minh về giữ nước độc lập tự do. Nổi bật hàng đầu và xuyên suốt Tư tưởng ấy là tư tưởng Đại Đoàn Kết. Người khẳng định: "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết! Thành công, thành công, đại thành công!”. Đoàn kết, trước tiên là đoàn kết đồng bào cùng là con cháu Lạc Hồng, không phân biệt giàu nghèo, đảng phái, tôn giáo, nam, nữ... hễ là người Việt Nam yêu nước thì liên kết lại thành một khối thống nhất toàn dân tộc, chống kẻ thù xâm lược. Tinh thần đoàn kết ấy đã tạo nên sức mạnh to lớn đưa cách mạng Việt Nam đến thắng lợi huy hoàng, giành độc lập tự do cho dân tộc. Đại đoàn kết còn là đoàn kết với nhân dân các nước, với các lực lượng hoà bình tiến bộ trên thế giới. Đặc biệt vào các giai đoạn có tính bước ngoặt lịch sử, phải biết đứng về phía chính nghĩa, để có thêm sức mạnh đánh kẻ thù chung. Việt Nam đứng về phe đồng minh chống phát xít là một sự sáng suốt.

    Đối với Đảng, lời cuối cùng Bác căn dặn: "Phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí trong Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình” đủ cho thấy ý nghĩa sâu sắc của tư tưởng Đoàn kết quan trọng đến như thế nào. Đảng là đội tiên phong, là tổ chức lãnh đạo toàn xã hội không thể mất đoàn kết vì mất đoàn kết là mất tất cả. Lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc đã cho ta bài học về điều đó. Những kẻ có dã tâm đánh chiếm nước ta, chỉ chờ nội bộ ta bất hoà là chúng đã có thể khai thác chia rẽ để chèn ép. Nếu có kẻ "cõng rắn cắn gà nhà” kiểu Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống, hay nhu nhược đớn hèn như phái chủ hoà của nhà Nguyễn, các phần tử hiếu chiến sẽ chớp cơ hội phát động chiến tranh xâm lược. Từ bài học xương máu của lịch sử, hơn lúc nào hết chúng ta cần đoàn kết trong Đảng từ Trung ương tới các chi bộ, xây dựng Đảng thực sự trong sạch vững mạnh, kiên quyết loại bỏ những phần tử thoái hoá, tham ô, nhũng nhiễu làm mất lòng dân, xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, mở rộng hợp tác quốc tế, kiên trì chính sách ngoại giao đa phương với tôn chỉ " Việt Nam là bạn đáng tin cậy của cộng đồng quốc tế”, tranh thủ tối đa sự ủng hộ của tất cả các nước, các tổ chức, cá nhân vì độc lập, tự do và toàn vẹn lãnh thổ của chúng ta. Hiện nay tình hình quốc tế và khu vực diễn biến phức tạp, nơi này, nơi kia còn có chiến tranh, cơn khát dầu mỏ và tài nguyên có vẻ đang trỗi dậy khiến cho chạy đua vũ trang như đang được khởi động... Tuy nhiên, tư tưởng dùng sức mạnh quân sự để thôn tính một quốc gia có chủ quyền hay chiếm đất, chiếm tài nguyên bằng sức mạnh quân sự đã quá lỗi thời, nếu còn đọng lại chỉ là số ít những phần tử hủ lậu, hiếu chiến và thiển cận mà thôi. Lãnh đạo các nước trong khối ASEAN, đặc biệt các nước láng giềng của Việt Nam như Trung Quốc, Lào, Campuchia đều đủ sáng suốt để nhận thấy rằng hoà bình, hữu nghị là lợi ích của tất cả các bên, là tiền đề của sự phát triển. Quán triệt Tư tưởng Đại đoàn kết Hồ Chí Minh trước hết phải làm cho dân được tự do, ấm no, hạnh phúc, xã hội dân chủ, công bằng và văn minh. Trong điều kiện ngày nay, đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế sẽ cho ta sức mạnh ngăn chặn ngay từ đầu mưu đồ đen tối, thiển cận, hẹp hòi của những phần tử hiếu chiến, kém hiểu biết lịch sử, tư duy lỗi thời, trái với xu thế hoà bình, dân chủ và phồn vinh chung. Tinh thần Đại đoàn kết vì độc lập tự do là sức mạnh vô địch của dân tộc Việt Nam cho chúng ta niềm tin vào tương lai một Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh.

    TS Nguyễn Viết Chức


    School@net (Theo báo Đại Đoàn Kết)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.