Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (727 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (494 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (81 bài viết)
  • Sản phẩm mới (218 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (552 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (155 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (126 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (182 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (71 bài viết)
  • Cùng Học (98 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (74 bài viết)
  • School@net 15 năm (153 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (123 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (360 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1209 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1033 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (276 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (181 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8222 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
    
     
    Giỏ hàng

    Xem giỏ hàng


    Giỏ hàng chưa có sản phẩm

     
    Bản đồ lưu lượng truy cập website
    Locations of visitors to this page
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 10
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 10
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 93393143 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    PGS.TS Trần Ngọc Vương: Làm quan rồi là không "thèm" học

    Ngày gửi bài: 24/10/2011
    Số lượt đọc: 2605

    Bee.net.vn- Là người đã nhiều năm nghiên cứu về văn hoá Việt Nam, PGS.TS Trần Ngọc Vương có những lý giải rất sâu sắc về sự khủng hoảng các giá trị văn hoá, đạo đức cũng như thẳng thắn đưa ra những nguyên nhân của thực trạng này.

    Có nhiều chuyện không ổn

    Nhiều người cho rằng các giá trị đạo đức, văn hoá của ta đang bị đảo lộn?

    Tôi nghĩ chúng ta phải thừa nhận một thực tế là xã hội đang khủng hoảng về các giá trị và có rất nhiều hệ giá trị đang bị lộ ra các bất cập. Chưa nói về "phần cứng", mà ngay những cái có tính chất ứng xử của cá nhân trong đời thường thôi, nghĩa là đạo đức và văn hoá thể hiện ra trong hành vi của đời sống hằng ngày, thì cũng phải thừa nhận là đang có nhiều chuyện không ổn.

    Ông muốn nói tới tính vị kỷ, cá nhân?

    Có những thời gian người ta được (hay phải nói là bị) dopping bằng lý tưởng, thậm chí bằng những ảo tưởng, sáo ngữ. Nhưng ngày nay, dường như không ai còn có thể: Vui vẻ chết như cày xong thửa ruộng, lòng nhẹ khoẻ anh dân quê sung sướng, ngả mình trên liếp cỏ ngủ ngon lành. Không còn tâm lý đó nữa. Không phải vì người ta kém cỏi mà là vì cái nhiệm vụ ấy, giai đoạn ấy, tâm thế ấy nó qua rồi, không lặp lại được nữa. Cái mà người ta quan tâm nhất là: Bao giờ thì tôi ổn? Bao giờ thì tôi đủ tiền để mua nhà, lập gia đình, nuôi con, nuôi được bố mẹ già... Trong thời chiến những câu hỏi kiểu đó không đặt ra một cách ráo riết, nhưng trong thời bình, loại câu hỏi này đặt ra trực diện và ráo riết đấy.

    PGS.TS Trần Ngọc Vương

    Và chính mỗi cá nhân cũng phải tự trả lời?

    Câu hỏi đó phải được trả lời một cách rất thiết thực cụ thể. Vậy hãy cụ thể hoá nó đi. Nếu những người có trách nhiệm không ý thức đầy đủ về việc đó mà cứ chờ đợi một sự tuần tự luỹ tiến nào đó thì mỗi người phải tự tìm cho mình các đáp án, các thủ đoạn, các phương tiện và cách thức để phản ứng lại tình huống, ngoại cảnh, môi trường. Có như vậy mới đáp ứng được các nhu cầu, đòi hỏi của cá nhân. Mà để tự phát, thiếu định hướng và giải pháp cụ thể cho hàng triệu người tức là loạn. Lúc bấy giờ mà lại loay hoay tìm chỗ, tìm nơi quy kết thì muộn rồi, hỏng rồi.

    Cái gọi là hiếu học chỉ là hiếu danh

    Ông đã viết, thách thức lớn nhất với giới trẻ là phải lựa chọn đúng các giá trị văn hóa cho chính mình...?

    Đừng nhìn thanh niên và những người trẻ tuổi nói chung một cách quá siêu hình, thụ động và đánh giá họ một chiều. Nên nhớ rằng, nhân cách cá nhân trong rất nhiều phương diện lại được kiến tạo và tự kiến tạo từ rất sớm. Vì vậy, phải tôn trọng tính tự nhiên ở trong họ.

    Đáng mừng là gần đây có những người trẻ tuổi từ chối nghiệp làm thuê giá cao để lựa chọn lấy một số phận làm chủ khó khăn. Cái đáng biểu dương là quyết tâm tự khẳng định, tự trưởng thành. Chính họ mới là những người có ý chí, có lý tưởng và mục đích rất cụ thể.

    Tiếc là nhiều khi họ lại không được tạo điều kiện bởi xã hội đang cổ vũ cho những chuyện ngược lại, chẳng hạn những nỗ lực vô vọng nhưng lại rất tốn kém để bằng cấp hóa một con người, để có một cái danh. Ở nông thôn, cái tâm lý con đỗ đại học để vênh vang đang rất phổ biến, nhưng có bằng cấp rồi làm gì tiếp nữa thì lại rất thiếu rõ ràng.

    Nhưng đó là truyền thống hiếu học?

    Hoàn toàn không phải vậy. Hiếu học thực là bao giờ anh học thấy vui, thấy thích và quan trọng nhất là anh không quan tâm đến chuyện bằng cấp. Hiếu học ở đây là hiếu tri, ưa chuộng sự biết. Tôi có thể nói chắc chắn rằng người Việt Nam không hiếu học theo tinh thần đó. Nhiều người đỗ, ra làm quan rồi là không "thèm" học nữa cho nên tỷ lệ những người Việt trở thành bác học cực kỳ thấp. Cái mà chúng ta gọi là hiếu học chỉ là hiếu danh.

    Hiếu danh thì cũng tốt chứ, vì nó sẽ thành mục tiêu để phấn đấu?

    Đáng buồn đó lại là cái danh rất sơ đẳng là bằng cấp. Danh thật thì nó có khác. Người ta thích danh hiệu nhà thơ hơn là tác giả của những bài thơ thật hay. Trong khi đọc một bài thơ hay thường là người đọc quên tác giả đi, chỉ biết có bài thơ. Hiếu học thực sự là cái niềm vui bên trong tự nó, vui vì được khám phá, sáng tạo, tìm kiếm, vật vã trăn trở... Vậy thì điều cần giáo dục cho đứa trẻ đó là ý thức mãnh liệt về sự tự khẳng định, tự khám phá.

    Điểm nóng của giáo dục

    Như một số nhà giáo dục vẫn nói, phải tạo cho đứa trẻ tâm lý mỗi ngày đến trường là một ngày vui?

    Học mà không có niềm vui thì sẽ là khổ sở, miễn cưỡng. Cá nhân tôi ngày xưa cũng vậy, thích học, say mê cái sự học. Bố mẹ là nông dân, gia đình từ xa xưa cũng có ít nhiều truyền thống về học vấn, nhưng cái mà nhờ đó tôi trưởng thành lên và trong không khí gia đình còn bảo lưu được, đó là tinh thần giấy rách phải giữ lấy lề và một cái nếp gì đó rất mơ hồ về lòng tự trọng, tự tôn, không cho phép mình tự coi thường bản thân và khát vọng hướng tới cái gì đó là đích thực. Từ nhỏ tôi đã thấy thích đi học và học môn nào cũng thích. Khi vào đại học, ngoài môn học "của mình" rồi còn tìm kiếm đọc đầy hứng thú để hiểu về những lĩnh vực khác. Như là thỏa cơn khát vậy.

    Đó là do tố chất?

    Tố chất thì nhiều người có, nhưng để làm được nhiều việc ra tấm ra món thì không hoàn toàn chỉ nhờ vào tố chất. Tôi quen biết rất nhiều người có tư chất trời sinh là vượt xa ngưỡng trung bình, mà rốt cuộc không có thành tựu gì đáng nói. Có người đáng trách, nhưng có người lại là nạn nhân của hoàn cảnh. Nhìn một cách tổng quát thì con người "được tạo ra" trước khi là "tự trở thành".

    Tức là vẫn phải quay lại với vấn đề giáo dục?

    Phải nói rằng đến thời điểm này việc đi tìm một triết lý giáo dục đang trở thành vấn đề cực nóng. Tôi chọn bàn một "điểm nóng" cụ thể. Đó là mỗi năm chúng ta có trên 1 triệu học sinh tốt nghiệp phổ thông, nhưng chỉ có từ 1/8 - 1/10 số đó vào đại học, cao đẳng, học nghề... Chuẩn bị thế nào cho số còn lại bước vào đời? Chưa nói tới tiêu chí, lý tưởng, mục tiêu, khát vọng phấn đấu... chúng ta chưa có câu trả lời tổng thể cho họ mà còn chưa đáp ứng cái yêu cầu tối thiểu là có việc để làm.

    Hàng triệu người mỗi năm tới 18 tuổi mà không có công ăn việc làm là nguy, là chúng ta đang tạo ra một đội ngũ tội phạm tiềm tàng rất lớn. Bởi vì "Đói ăn vụng, túng làm càn" bởi vì "Thừa thãi chân tay". Định hướng giáo dục và đồng thời cả tiêu chí giáo dục phải trên cơ sở ấy. Cái thiếu lớn nhất của chúng ta là thiếu cụ thể trong các mục tiêu.

    Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện này!

    PGS.TS Trần Ngọc Vương sinh năm 1956 tại Quảng Bình, tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Hà Nội năm 1976, bảo vệ luận án Tiến sĩ tại Viện Đông phương học, Viện Hàn lâm Khoa học Nga 1994. Hiện ông là chủ nhiệm bộ môn Văn học Việt Nam Trung đại, trường Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội.

    Các công trình chính: Loại hình học tác giả văn học - Nhà nho tài tử và văn học Việt Nam; Văn học Việt Nam dòng riêng giữa nguồn chung; Văn học Việt Nam thế kỷ X - thế kỷ XIX những vấn đề lý luận và lịch sử; Di sản văn chương Văn Miếu - Quốc Tử Giám; Thực thể Việt nhìn từ các tọa độ chữ.

    Nhật Minh (Thực hiện)

    School@net (Theo http://bee.net.vn/channel/1988/201110/PGSTS-Tran-Ngoc-Vuong-Lam-quan-roi-la-khong-them-hoc-1814181/)



     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.