Hotline: 024.62511017

024.62511081

  Trang chủ   Sản phẩm   Phần mềm Dành cho nhà trường   Phần mềm Hỗ trợ học tập   Kho phần mềm   Liên hệ   Đăng nhập | Đăng ký

Tìm kiếm

School@net
 
Xem bài viết theo các chủ đề hiện có
  • Hoạt động của công ty (727 bài viết)
  • Hỗ trợ khách hàng (494 bài viết)
  • Thông tin tuyển dụng (57 bài viết)
  • Thông tin khuyến mại (81 bài viết)
  • Sản phẩm mới (218 bài viết)
  • Dành cho Giáo viên (552 bài viết)
  • Lập trình Scratch (3 bài viết)
  • Mô hình & Giải pháp (155 bài viết)
  • IQB và mô hình Ngân hàng đề kiểm tra (126 bài viết)
  • TKB và bài toán xếp Thời khóa biểu (242 bài viết)
  • Học tiếng Việt (182 bài viết)
  • Download - Archive- Update (289 bài viết)
  • Các Website hữu ích (71 bài viết)
  • Cùng Học (98 bài viết)
  • Learning Math: Tin học hỗ trợ học Toán trong nhà trường (74 bài viết)
  • School@net 15 năm (153 bài viết)
  • Mỗi ngày một phần mềm (7 bài viết)
  • Dành cho cha mẹ học sinh (123 bài viết)
  • Khám phá phần mềm (122 bài viết)
  • GeoMath: Giải pháp hỗ trợ học dạy môn Toán trong trường phổ thông (36 bài viết)
  • Phần mềm cho em (13 bài viết)
  • ĐỐ VUI - THƯ GIÃN (360 bài viết)
  • Các vấn đề giáo dục (1209 bài viết)
  • Bài học trực tuyến (1033 bài viết)
  • Hoàng Sa - Trường Sa (17 bài viết)
  • Vui học đường (276 bài viết)
  • Tin học và Toán học (220 bài viết)
  • Truyện cổ tích - Truyện thiếu nhi (181 bài viết)
  • Việt Nam - 4000 năm lịch sử (97 bài viết)
  • Xem toàn bộ bài viết (8222 bài viết)
  •  
    Đăng nhập/Đăng ký
    Bí danh
    Mật khẩu
    Mã kiểm traMã kiểm tra
    Lặp lại mã kiểm tra
    Ghi nhớ
     
    Quên mật khẩu | Đăng ký mới
    
     
    Giỏ hàng

    Xem giỏ hàng


    Giỏ hàng chưa có sản phẩm

     
    Bản đồ lưu lượng truy cập website
    Locations of visitors to this page
     
    Thành viên có mặt
    Khách: 7
    Thành viên: 0
    Tổng cộng: 7
     
    Số người truy cập
    Hiện đã có 93333067 lượt người đến thăm trang Web của chúng tôi.

    Toán 10- Nâng Cao - Chương 3 - BÀI 5. ĐƯỜNG ELIP

    Ngày gửi bài: 25/10/2011
    Số lượt đọc: 24238

    BÀI 5. ĐƯỜNG ELIP

    Đường elip là một đường quen thuộc với chúng ta và thường gặp trong thực tế, chẳng hạn:

    - Bóng của một đường tròn in trên mặt đất bằng phẳng dưới áng sáng mặt trời thường là một đường elip.



    Tải trực tiếp tệp hình học động ( Nhấn phải chuột vào liên kết rồi chọn Save Target As ): L10_nc_ch3_h77.cg3

    Xem trực tiếp hình học động trên màn hình. ( Nếu không xem được hình ảnh hiển thị xin vui lòng cài đặt Cabri 3D Plugin: Cabri3D_Plugin_212c_Win.exe )



    Tải trực tiếp tệp hình học động ( Nhấn phải chuột vào liên kết rồi chọn Save Target As ): L10_nc_ch3_h77.cg3

    Xem trực tiếp hình học động trên màn hình. ( Nếu không xem được hình ảnh hiển thị xin vui lòng cài đặt Cabri 3D Plugin: Cabri3D_Plugin_212c_Win.exe )

    - Ta đổ một ít nước màu vào một cốc thủy tinh hình trụ. Nết đặt đứng cốc nước trên mặt bàn nằm ngang thì mặt thoáng của nước trong cốc là một hình tròn, giới hạn bởi một đường tròn. Nếu ta nghiêng cốc nước đi thì mặt thoáng của nước được giới hạn bởi một đường elip.

    - Quỹ đạo của Trái Đất khi quay quanh Mặt Trời là một đường elip. Các nhà thiên văn học đã phát hiện ra rằng, trong hệ Mặt Trời, mỗi hành tinh đều chuyển động theo một quỹ đạo là đường elip (h. 79).



    Hình 79

    Tải trực tiếp tệp hình học động: L10_nc_ch3_h79.ggb

    Xem trực tiếp hình vẽ động trên màn hình.

    1. Định nghĩa đường elip

    1. (Vẽ đường elip)

    Em hãy đóng lên mặt một bảng gỗ hai chiếc đinh tại hai điểm F1F2 (h. 80).



    Hình 80

    Tải trực tiếp tệp hình học động: L10_nc_ch3_h80.ggb

    Xem trực tiếp hình vẽ động trên màn hình.

    Lấy một vòng dây kín không đàn hồi, có độ dài lớn hơn hai lần khoảng cách F1F2. Quàng sợi dây vào hai chiếc đinh, đặt đầu bút chì vào trong vòng dây rồi căng ra để vòng dây trở thành một tam giác. Hãy di chuyển đầu bút chì sao cho dây luôn luôn căng và áp sát mặt gỗ. Khi đó đầu bút chì sẽ vạch ra một đường mà ta gọi là đường elip.

    ?1. Trong cách vẽ đường elip ở trên, gọi vị trí đầu bút chì là M. Khi M thay đổi, có nhận xét gì về chi vi tam giác M F1F2, và về tổng MF1 + MF2 ?

    ĐỊNH NGHĨA

    Cho hai điểm cố định F1F2, với F1F2 = 2c (c > 0).
    Đường elip (còn gọi là elip) là tập hợp các điểm M sao cho MF1 + MF2 = 2a, trong đó a là số cho trước lớn hơn c.
    Hai điểm F1F2 gọi là các tiêu điểm của elip. Khoảng cách 2c được gọi là tiêu cự của elip.

    2. Phương trình chính tắc của elip

    Cho elip (E) như trong định nghĩa trên. Ta chọn hệ trục tọa độ Oxy có gốc là trung điểm của đoạn thẳng F1F2. Trục Oy là đường trung trực của F1F22 nằm trên tia Ox (h. 81).



    Hình 81

    Tải trực tiếp tệp hình học động: L10_nc_ch3_h81.ggb

    Xem trực tiếp hình vẽ động trên màn hình.

    ?2. Với cách chọn hệ trục tọa độ như vậy, hãy cho biết tọa độ của hai tiêu điểm F1F2.

    2. Giả sử điểm M(x ; y) nằm trên elip (E). hãy tính rồi sử dụng định nghĩa MF1 + MF2 = 2a để tính MF1MF2. Từ đó suy ra



    Các đoạn thẳng MF1, MF2 được gọi là bán kính qua tiêu của điểm M.

    Bây giờ ta lập phương trình của elip (E) đối với hệ trục tọa độ đã chọn như trên.

    Ta có

    Vì a2 + c2 > 0 nên ta có thể đặt a2 – c2 = b2 (với b > 0) và được

    Ngược lại, có thể chứng minh được rằng : Nếu điểm M có tọa độ (x ; y) thỏa mãn (1) thì , do đó MF1 + MF2 = 2a, tức là M thuộc elip (E).

    Phương trình (1) gọi là phương trình chính tắc của elip đã cho.

    Ví dụ 1. Cho ba điểm và I(0 ; 3).

    a) Hãy viết phương trình chính tắc của elip có tiêu điểm là F1, F2 và đi qua I.

    b) Khi M chạy trên elip đó, khoảng cách MF1 có giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất bằng bao nhiêu?


    Giải.

    a) Elip có phương trình chính tắc . Điểm I(0 ; 3) nằm trên elip đã cho nên , suy ra b2 = 9. Theo giả thiết, tiêu cự của elip đó là . Vậy . Do đó a2 = b2 + c2 = 9 + 5 = 14.
    Vậy elip cần tìm có phương trình chính tắc là .

    b) Theo công thức về độ dài bán kính qua tiêu, ta có . Vì – axa nên hay a – cMF1a + c. Do đó MF1 có giá trị nhỏ nhất là khi x = a.

    Ví dụ 2. Viết phương trình chính tắc của elip đi qua hai điểm M(0 ; 1) và . Xác định tọa độ các tiêu điểm của elip đó.


    Ta có c2 = a2 – b2 = 4 – 1 = 3. Vậy tọa độ các tiêu điểm của elip đó là
    .

    3. Hình dạng của elip

    a) Tính đối xứng của elip

    ?3 Cho elip có phương trình (1) và một điểm M(x0 ; y0) nằm trên elip. Hỏi các điểm sau đây có nằm trên elip không?
    M1 (–x0 ; y0), M2 (x0 ; –y0), M3 (–x0 ; –y0)

    Từ đó suy ra
    Elip có phương trình (1) nhận các trục tọa độ làm các trục đối xứng và gốc tọa độ làm tâm đối xứng.

    b) Hình chữ nhật cơ sở

    Elip với phương trình chính tắc (1), cắt trục Ox tại hai điểm A1 và A2, cắt trục Oy tại hai điểm B1 và B2. Bốn điểm đó gọi là các đỉnh của elip. Trục Ox được gọi là trục lớn, trục Oy được gọi là trục bé (hay trục nhỏ). Người ta cũng gọi đoạn A1A2trục lớn, đoạn B1B2trục bé. Độ dài trục lớn là 2a, độ dài trục bé là 2b.

    Vẽ qua A1A2 hai đường thẳng song song với trục tung, vẽ qua B1B2 hai đường thẳng song song với trục hoành. Bốn đường thẳng đó tạo thành hình chữ nhật PQRS. Ta gọi hình chữ nhật đó là hình chữ nhật cơ sở của elip (h. 82).



    Hình 82

    Tải trực tiếp tệp hình học động: L10_nc_ch3_h82.ggb

    Xem trực tiếp hình vẽ động trên màn hình.

    ?4 Nếu xét điểm M(x ; y) nằm trên elip có phương trình chính tắc (1) thì giá trị nhỏ nhất và lớn nhất của x là bao nhiêu? Giá trị nhỏ nhất và lớn nhất của y là bao nhiêu?

    Từ đó suy ra
    Mọi điểm của elip nếu không phải là đỉnh đều nằm trong hình chữ nhật cơ sở của nó. Bốn đỉnh của elip là trung điểm các cạnh của hình chữ nhật cơ sở.

    c) Tâm sai của elip

    Tỉ số giữa tiêu cự và độ dài trục lớn của elip gọi là tâm sai của elip và được kí hiệu là e, tức là .


    - Nếu tâm sai e càng bé (tức là càng gần 0) thì b càng gần a và hình chữ nhật cơ sở càng gần với hình vuông, do đó đường elip càng “béo”;

    - Nếu tâm sai e càng lớn (tức là càng gần 1) thì tỉ số càng gần tới 0 và hình chữ nhật cơ sở càng “dẹt”, do đó đường elip càng “gầy” (h. 83).



    Hình 83

    Tải trực tiếp tệp hình học động: L10_nc_ch3_h83.ggb

    Xem trực tiếp hình vẽ động trên màn hình.

    Ví dụ 3. Một đường hầm xuyên qua núi có chiều rộng là 20 m, mặt cắt đứng của đường hầm có dạng nửa elip như hình 84. Biết rằng tâm sai của đường elip là e ≈ 0,5. Hãy tìm chiều cao của đường hầm đó.



    Hình 84

    Tải trực tiếp tệp hình học động: L10_nc_ch3_h84.ggb

    Xem trực tiếp hình vẽ động trên màn hình.

    Giải. Gọi chiều cao của đường hầm là b. Nửa trục lớn của elip là a = 10m. Elip có nửa tiêu cự là c = a.e ≈ 5 (m).
    Chiều cao của hầm là
    .

    d) Elip và phép co đường tròn

    Bài toán. Trong mặt phẳng tọa độ, chho đường tròn (C ) có phương trình x2 + y2 = a2 và một số k (0 < k < 1). Với mỗi điểm M(x ; y) trên (C ), lấy điểm M’(x’ ; y’) sao cho x’ = x và y’ = ky. Tìm tập hợp các điểm M’.

    Giải. Từ x’ = x, y’ = ky suy ra x’ = x, . Điểm M thuộc đường tròn (C ) khi và chỉ khi x2 + y2 = a2, tức là

    Đặt b = ka, ta được tập hợp các điểm M’ là elip (E) có phương trình chính tắc
    .
    Người ta nói: Phép co về trục hoành theo hệ số k bến đường tròn (C ) thành elip (E).



    Hình 85

    Tải trực tiếp tệp hình học động: L10_nc_ch3_h85.ggb

    Xem trực tiếp hình vẽ động trên màn hình.

    .

    Em có biết ?
    Nhà thiên văn học người Đức Kê-ple (J. Kepler) đã chứng minh rằng: Mỗi hành tinh trong hệ Mặt Trời đều chuyển động theo quỹ đạo là một đường elip mà tâm Mặt Trời là một tiêu điểm



    Johannes Kepler (1571 - 1630)

    Tâm sai của các quỹ đạo của 8 hành tinh đã quen thuộc trong hệ Mặt Trời như sau:


    Trong các hành tinh trên thì Sao Kim, Trái Đất và Sao Hải Vương có quỹ đạo gần giống đường tròn hơn.

    Ngoài ra, chúng ta cũng biết rằng Mặt Trăng quay quanh Trái Đất theo quỹ đạo là một đường elip mà tâm Trái Đất là một tiêu điểm. Tâm sai của quỹ đạo này là e ≈ 0,0549.

    Câu hỏi và bài tập

    30. Cho elip (E) có phương trình chính tắc . Hỏi trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng ?
    a) Tiêu cự của (E) là 2c, trong đó c2 = a2 – b2.
    b) (E) có độ dài là trục lớn bằng 2a, độ dài trục bé bằng 2b.
    c) (E) có tâm sai .
    d) Tọa độ các tiêu điểm của (E) là F1 = (–c ; 0), F2 = (c ; 0).
    e) Điểm (b ; 0) là một đỉnh của (E).

    31. Tìm tọa độ các tiêu điểm, các đỉnh, độ dài trục lớn, độ dài trục bé của mỗi elip có phương trình sau


    32. Viết phương trình chính tắc của đường elip (E) trong mỗi trường hợp sau
    a) (E) có độ dài trục lớn bằng 8 và tâm sai ;
    b) (E) có độ dài trục bé bằng 8 và tiêu cự bằng 4;
    .
    a) Tính độ dài dây cung của (E) đi qua một tiêu điểm và vuông góc với trục tiêu (đoạn thẳng nối hai điểm của elip gọi là dây cung của elip, trục chứa các tiêu điểm gọi là trục tiêu của elip).
    b) Tìm trên (E) điểm M sao cho MF1 = 2MF2, trong đó F1, F2 lần lượt là các tiêu điểm của (E) nằm bên trái và bên phải trục tung.

    34. Vệ tinh nhân tạo đầu tiên được Liên Xô (cũ) phóng từ Trái Đất năm 1957. Quỹ đạo của vệ tinh đó là một đường elip nhận tâm của Trái Đất là một tiêu điểm. Người ta đo được vệ tinh cách bề mặt Trái Đất gần nhất là 583 dặm và xa nhất là 1342 dặm (1 dặm ≈ 1,609 km). Tìm tâm sai của quỹ đạo đó biết bán kính của Trái Đất xấp xỉ 4000 dặm.

    35. Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho điểm A chạy trên trục Ox, điểm B chạy trên trục Oy nhưng độ dài đoạn AB bằng a không đổi. Tìm tập hợp các điểm M thuộc đoạn AB sao cho MB = 2MA.


    School@net



    Bài viết liên quan:
    Toàn bộ chương trình sách giáo khoa môn Toán, phần Hình học lớp 12 - Nâng cao đã lên mạng với tất cả các hình ảnh động kèm theo (22/11/2011)
    Toán 12 - Chương III - Bài 5. Ôn tập cuối năm (21/11/2011)
    Toán 12- Nâng Cao - Chương III - Bài 4. Ôn Tập Chương III (19/11/2011)
    Toán 12 - Chương III - Bài 3. Phương trình đường thẳng (19/11/2011)
    Toán 12- Nâng Cao - Chương III - Bài 2. PHƯƠNG TRÌNH MẶT PHẲNG (18/11/2011)
    Toán 12 - Chương III - Bài 1. Hệ tọa độ trong không gian. (18/11/2011)
    Toán 12- Nâng Cao - Chương II - Bài 5. ÔN TẬP CHƯƠNG II (17/11/2011)
    Toán 12 - Chương II - Bài 4. Mặt nón, hình nón và khối nón (17/11/2011)
    Toán 12- Nâng Cao - Chương II - Bài 3. MẶT TRỤ, HÌNH TRỤ VÀ KHỐI TRỤ (16/11/2011)
    Toán 12 - Chương II - Bài 2. Khái niệm về mặt tròn xoay (15/11/2011)

    Phần mềm liên quan:

    Bài giảng Hình học 11 - GeoMath 11
    0 VND

    Bài giảng Hình học 7 - GeoMath 7
    0 VND

    Kiểm tra trí tuệ - IQ Test 2.0
    0 VND

     Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


    Những bài viết khác:



    Lên đầu trang

     
    CÔNG TY CÔNG NGHỆ TIN HỌC NHÀ TRƯỜNG
     
    Phòng 804 - Nhà 17T1 - Khu Trung Hoà Nhân Chính - Quận Cầu Giấy - Hà Nội
    Phone: 024.62511017 - 024.62511081
    Email: kinhdoanh@schoolnet.vn


    Bản quyền thông tin trên trang điện tử này thuộc về công ty School@net
    Ghi rõ nguồn www.vnschool.net khi bạn phát hành lại thông tin từ website này
    Site xây dựng trên cơ sở hệ thống NukeViet - phát triển từ PHP-Nuke, lưu hành theo giấy phép của GNU/GPL.